Hệ thống bài tập xác định cấu trúc lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ tập làm văn (Trang 73 - 82)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Hệ thống bài tập xác định cấu trúc lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn

3.2.1. Hệ thống bài tập xác định cấu trúc lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn 4 qua giờ Tập làm văn

Trong quá trình rèn luyện kĩ năng lập luận, muốn HS nói, viết chặt chẽ, thuyết phục, phù hợp với ngữ cảnh thì không thể không rèn luyện cho các em

kĩ năng xây dựng cấu trúc lập luận. Vì vậy, cần có hệ thống bài tập xây dựng cấu trúc lập luận cho các em để các em có những định hướng đúng về cấu trúc bài nói, bài viết của mình, nâng cao hiệu quả lập luận.

Nhóm bài tập xây dựng cấu trúc lập luận cho HS lớp 4 thường được sử dụng trong các tiết thực hành về năm kể chuyện, miêu tả. Nhóm bài tập này gồm có ba dạng:

Dạng 1: Bài tập rèn kĩ năng lập luận trong việc phân tích đề Dạng 2: Bài tập rèn kĩ nănng lập luận trong việc quan sát, tìm ý Dạng 3: Bài tập rèn kĩ năng lập luận trong việc lập dàn ý, viết bài Cụ thể:

3.2.1.1. Dạng 1: Bài tập rèn kĩ năng lập luận trong việc phân tích đề

Dạng bài này giúp học sinh thể hiện quan điểm của mình qua các phương tiện ngôn ngữ khác nhau (các yếu tố chỉ dẫn quan hệ lập luận) và vận dụng các lí lẽ (luận cứ) cần thiết để thuyết phục người nghe, người đọc. Nhờ vậy, kĩ năng lập luận của học sinh được hình thành và phát triển một cách tự nhiên.

Chẳng hạn, cùng một đề tài là tả quyển vở, giáo viên có thể xây dựng hai đề bài có mục đích giao tiếp khác nhau:

- Trong buổi lễ tổng kết năm học, em vinh dự được tặng giấy khen và phần thưởng về thành tích học sinh giỏi cấp huyện. Một trong những phần thưởng mà cô hiệu trưởng trao tặng em là quyển vở in hình con thú mà em rất thích. Hãy tả lại quyển vở đó cho bố mẹ em để bố mẹ biết rằng đó là món quà mà em thích nhất.

- Trong lễ tổng kết năm học, em vinh dự được tặng giấy khen và phần thưởng về thành tích học sinh giỏi cấp huyện. Một trong những phần thưởng mà cô hiệu trưởng tặng em là quyển vở in hình con thú ngộ nghĩnh. Hãy tả lại quyển vở ấy để mọi người thấy rằng nó hấp dần hơn những quyển vở trước kia của em.

Để giúp HS thực hiên tốt giai đoạn này, giáo viên ngoài việc đưa ra những bài tập nhỏ thì còn cần phải đưa ra những đề bài thể hiện mục đích giao tiếp rõ ràng. GV có thể mở ra nhiều hướng lựa chọn cụ thể khác nhau ở mỗi đề bài, tạo được tình huống giao tiếp giả định. Những tình huống càng thật, càng gần gũi với đời sống càng có tác dụng làm cho đề bài trở nên có ý nghĩa đối với từng học sinh. Điều này sẽ kích thích học sinh tìm tòi vấn đề, khơi gợi liên tưởng, hồi tưởng lại. Nhờ vậy sẽ nảy sinh được ý nghĩ, thể hiện dễ dàng hơn trong bài làm của mình.

Với dạng bài tập này, giáo viên có thể xây dựng theo quy trình sau:

Bước 1: Yêu cầu học sinh xác định đề bài viết theo thể loại gì? Viết để làm gì? Viết cho ai? Viết cái gì? Và viết như thế nào?

Bước 2: Yêu cầu HS có thái độ cần phải bộc lộ qua bài viết như thế nào? Khi hướng dẫn HS phân tích đề, ngoài việc hướng dẫn cho các em trả lời được câu hỏi thông thường: viết cái gì? Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Đó chính là yếu tố tư tưởng, tình cảm xuyên suốt cả bài làm của mình. Nếu không trả lời được câu hỏi trên thì các em sẽ rơi vào tình trạng viết lan man, không có mục đích giao tiếp cụ thể dẫn đến bài làm không có sự chặt chẽ, nhất quán.

Trong quá trình dạy học, người giáo viên thường xem nhẹ quá trình này, không chú trọng rèn luyện cho học sinh. Hầu hết, GV tiểu học cho rằng đề bài làm văn ở cấp học này đơn giản, đọc lên là biết yêu cầu gì. Vì suy nghĩ đó của giáo viên nên bài làm của HS thường mắc một lỗi giống nhau đó là chỉ tập trung tả, kể theo kiểu liệt kê khô khan, không bộc lộ được tình cảm, thái độ đánh giá của mình khi viết. Chẳng hạn với đề bài “Tả chiếc bút mà em thích”, nếu để các em tả không có định hướng thì có em tả như sau:

“Em có rất nhiều chiếc bút mực, nhưng em thích nhất là chiếc bút được cô giáo tặng cuối năm lớp 3. chiếc bút được làm bằng nhựa, màu xanh.

Dưới chỗ tay cầm có đệm lớp cao su đen, phía trên nắp bút có in hình chữ Thiên Long rất đẹp. Bên trong chiếc bút có ruột bút dài vừa vặn và có chiếc lò xo dùng để tắt, bật.”

Bài viết trên của HS, câu “em thích nhất là chiếc bút được cô giáo tặng cuối năm lớp 3” là câu kết được đặt lên đầu đoạn văn. Tuy nhiên, ở những câu tiếp theo HS chưa đưa ra được một luận cứ nào để chứng minh cho kết luận “rất thích” của mình và những đặc điểm về chiếc bút mà HS đã miêu tả nó cũng giống như bao chiếc bút bình thường khác. Vì thế, xét về sự mạch lac, chặt chẽ và tính xúc cảm, thuyết phục các dạng bài văn này đều không đạt.

Vì vậy, giáo viên có thể thiết kế ra các dạng bài tập nhỏ để HS xác định đứng và viết bài không lệch lạc. Chẳng hạn, khi có đề bài yêu cầu: “Mùa xuân mát mẻ với chồi biếc và hoa thơm, mùa hè rực rỡ, nắng vàng chói chang, mùa thu dịu dàng, trong trẻo, mùa đông bập bùng ánh lửa, ấp ủ mầm xanh. Mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng.

Hãy tả cảnh một mùa mà em thích”.

Giáo viên có thể sáng tạo thêm câu hỏi như sau:

Em hãy cho biết:

- Đề bài yêu cầu viết theo thể loại gì? - Đề bài yêu cầu viết với mục đích gì?

- Em thích nhất là mùa nào? Vì sao em lại thích mùa đó?

Từ những câu hỏi này giúp HS có thể viết theo đúng hướng và có cảm xúc hơn.

3.2.1.2. Dạng 2: Bài tập rèn kĩ năng lập luận trong việc quan sát, tìm ý

Trong lí thuyết lập luận, việc xác định luận cứ cho lập luận có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhờ có luận cứ mà người đọc, người nghe có thể nắm được kết luận mà người viết, người nói muốn hướng tới. Theo nghiên cứu của

các nhà Ngữ dụng học, có nhiều yếu tố mang ý nghĩa giá trị học: sử dụng các thực từ, các từ trường nghĩa trong lập luận.

Để nâng cao tính lập luận, GV có thể vận dụng cách sử dụng các thực từ và các từ cùng trường nghĩa để hướng dẫn HS trong giai đoạn quan sát, tìm ý.

Dạng bài tập này giúp bài làm của học sinh không sa vào việc kể lể, liệt kê một cách tràn lan không có trọng điểm và không hướng tới một kết luận cụ thể nào. Việc quan sát của các em có thể theo trình tự không gian, thời gian hay trình tự tâm lí. Giáo viên có thể sử dụng dạng bài tập này trong các tiết luyện tập hoặc trong các tiết học ngoại khóa để giúp HS nâng cao hơn kĩ năng quan sát, tìm ý.

Với dạng bài tập này,giáo viên có thể xây dựng theo các bước sau:

Bước 1: GV đưa ra đề bài hoặc một đoạn văn, bài văn phù hợp với nội dung, yêu cầu HS quan sát, tìm hoặc chỉ ra các ý phù hợp với yêu cầu.

Bước 2: Yêu cầu HS thực hiện lệnh của bài tập bằng việc hướng dẫn các em có định hướng trong việc lựa chọn trình tự quan sát.

Ví dụ, khi muốn học sinh luyện tập quan sát, tìm ý trong bài văn tả cây ăn quả, GV có thể cho học sinh thực hành trước bài tập sau:

Có bạn nhỏ miêu tả về cây mít nhà mình như sau:

Cây mít vườn nhà tôi cành lá sum suê, tạo thành một vòm cây hình tháp. Gốc mít lớn, thân to như cột nhà, vỏ nham nhám màu nâu đen điểm thêm nhiều đốm trắng. Lá to và dày. Mặt trên màu xanh đậm và bóng, mặt dưới màu xanh nhạt và nổi đầy gân to nhỏ. Trong vòm lá, mấy chú chim khuyên ríu rít bay chuyền. Thỉnh thoảng, đôi chim chích chòe lại hót lên từng hồi thánh thót.

Quanh thân mít, từ gốc trở lên rải rác những trái mít to bự. Trái mít có màu xanh pha vàng, xù xì những chiếc gai dày và nhọn. Lúc sắp chín, trái mít

ngả sang màu vàng đậm, gai dãn thưa ra. Mít chín bổ ra thơm lừng, cả múi và xơ đều vàng óng, vị ngọt ngào dễ chịu trên đầu lưỡi.

Hãy đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:

1) Sự vật được miêu tả trong đoạn văn trên là gì? 2) Bạn nhỏ quan sát bằng những giác quan nào?

3) Điền vào bảng sau về những điều em hình dung được về sự vật trên theo lời bạn nhỏ miêu tả:

Sự vật Hình dáng Màu sắc Tiếng động

Hoặc khi HS đã có thao tác thành thạo, giáo viên có thể có yêu cầu cao hơn cho đề bài. Như với đề bài “kể lại một kỉ niệm gắn với đồ vật mà em rất gần gũi, yêu thích”. GV có thể đưa ra bài tập sau để giúp HS tìm ý cho bải văn:

Đọc kĩ đề bài và trả lời câu hỏi:

a) Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị cho bắt đầu câu chuyện là gì?

b) - Sự việc mở đầu câu chuyện là gì?

- Những sự việc tiếp theo diễn ra lần lượt ra sao? - Sự việc kết thúc như thế nào?

c) Kỉ niệm diễn ra đã để lại cho em ấn tượng gì sâu sắc?

Từ đề bài giáo viên có thể hướng dẫn cho các em để các em có thể tái hiện lại và nhớ về một đồ vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc như đồ dùng học tập, quần áo, món đồ chơi...mà em thích. Sau đó hướng dẫn các em có định hướng lập luận của riêng mình bằng cách trả lời các câu hỏi, kể theo một trình tự nào.

Việc quan sát phải luôn gắn với việc tìm ý và tìm những từ ngữ miêu tả. Muốn quan sát và tìm ý đúng hướng thì người giáo viên cần phải cho HS suy nghĩ định hướng lựa chọn một trình tự quan sát thích hợp. Có thể định hướng cho HS lựa chọn trình tự kkhoong gian hoặc trình tự thời gian nhưng cũng có thể theo trình tự tâm lí.

Sau khi hướng cho các em có trình tự quan sát thích hợp, giáo viên muốn hiệu quả lập luận được nâng cao, bài viết thuyết phục người đọc thì cần hướng dẫn các em cần quan sát bằng nhiều giác quan. Khi các em khai thác nhiều giác quan trong quá trình quan sát sẽ có thể thu nhận được các nét độc đáo. Qua đó, làm nảy sinh cảm xúc, các liên tưởng, so sánh...từ những định hướng lập luận phát sinh, HS sẽ tìm được các lí lẽ thuyết phục, lựa chọn được các luận cứ thích hợp để diễn đạt được các điều thu nhận trên.

3.2.1.3. Dạng 3: BT rèn kĩ năng lập luận trong việc lập dàn ý, viết bài

Sau khi đã quan sát, tìm ý cần phải luyện kĩ năng lập dàn ý, sắp xếp ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi lập dàn ý, HS phải xác định được ý chủ đạo và sắp xếp theo một trình tự nhất định. Đó có thể là trình tự không gian, trình tự thời gian, trình tự tâm lí. Khi đọc bài viết, trình tự sắp xếp cũng là yếu tố thể hiện ý đồ của người viết.

Đây là dạng bài tập quan trọng nhất thể hiện mục đích cuối cùng của dạy học Tập làm văn, là sản phẩm cuối cùng hướng các em tới việc viết bài, thể hiện tính lập luận của từng em. Để giúp các em có thể rèn kĩ năng lập luận trong một bài văn hoàn chỉnh cần hướng các em tới việc sắp xếp các luận cứ theo một trong các mô hình như:

Kết luận - luận cứ (r - p) (1) Luận cứ - kết luận (p - r) (2)

Từ những mô hình này mà giáo viên có thể sáng tạo ra nhiều dạng bài tập khác nhau để rèn luyện cho HS có những cách lập luận khác nhau nhưng sẽ hướng đến một đích đặt ra đó.

Ngữ liệu bài tập của dạng này GV có thể chọn lọc một số ý chính để viết trong bài hoặc câu mở đầu, câu kết đoạn, sau đó yêu cầu các em sắp xếp ý hoặc viết tiếp đoạn văn phù hợp với yêu cầu đề bài.

Thời điểm sử dụng dạng bài tập này trong các tiết học lập dàn ý, luyện tập hoặc trong các tiết học thêm.

Với dạng này, GV có thể xây dựng theo quy trình sau:

Bước 1: GV đưa ra đề bài khái quát phù hợp

Bước 2: Từ đề bài khái quát, GV đưa ra thêm các ý để HS có thể dịnh hướng được trong cách lập dàn ý và viết bài dễ dàng hơn.

Ví dụ 1:

Khi luyện tập tả cảnh với đề bài “lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây(trên cánh đồng, trên đường phố)”, bạn Hoa đã chuẩn bị tả cảnh một buổi sáng đẹp trời. Bạn đã từng đi học ngang qua những cánh đồng quê mình và có dịp ngắm nó. Bạn đã nghĩ ra được một số ý, chọn một số bộ phận của cảnh vật để tả như sau:

- Giới thiệu bao quát cánh đồng lúa vào một buổi sáng bình minh.(1) - Những hạt sương còn đọng long lanh trên những ngọn lúa (2) - mặt trời từ từ nhô lên sau dãy núi, cố ngoi lên khỏi lũy tre làng (3) - Không khí buổi sớm trong lành, mát mẻ (4)

- Những hàng lúa xanh rì rào trong gió (5)

- Xa xa, lác đác co mấy bác nông dân đi thăm đồng (6) - Thỉnh thoảng, một vài con sẻ vụt bay lên từ đồng lúa (7) - Em thích ngắm đồng lúa vào những buổi sáng bình minh. (8)

Tuy nhiên, bạn lại chưa biết sắp xếp ý như thế nào cho hợp lí. Em hãy giúp bạn sắp xếp lại các ý để có được một dàn ý theo đề bài trên.

Bài tập này đã cho sẵn các ý và chỉ yêu cầu học sinh sắp xếp lại đúng với đề bài. Vì vậy, GV yêu cầu học sinh phải xác định yêu cầu của đề bài là lập dàn ý tả một buổi trong ngày trong vườn cây hay trên cánh đồng, trên đường phố. Sau đó xác định các ý cần sắp xếp theo trình tự nào(không gian, thời gian, tâm lí). Sau đó yêu cầu sắp xếp các ý lại cho phù hợp. Giáo viên có thể hướng dẫn Hs sắp xếp theo trình tụ thời gian các ý như:(1), (4), (5), (2), (3), (6), (7), (8).

Dạng bài tập này giúp học sinh diễn tả nội dung bài viết một cách đầy đủ, mạch lạc, biết triển khai các ý cụ thể một cách logic và sinh động. Khi lập dàn ý phải xác định được ý chủ đạo và sắp xếp theo một trình tự nhất định.

Ví dụ 2: Dựa vào câu mở đầu dưới đây để tạo thành đoạn văn: “Chú chó Milu của tôi quả là thật đẹp”

Bài tập này GV đã cho sẵn câu mở đầu đó chính là phần kết luận, yêu cầu học sinh triển khai các ý sau đó là những luận cứ phù hợp với câu mở đầu GV đã đưa ra. HS có thể triển khai theo mô hình như:

“Chú chó Milu của tôi quả là thật đẹp. Toàn thân chú được phủ một lớp lông dày màu vàng nâu, điểm những khoang đen trắng. Đôi tai nhọn và to luôn dỏng lên nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt to, sáng long lanh. Hai lỗ mũi đen ướt, đánh hơi rất thính. Cái lưỡi màu hồng thè dài để lộ hàm răng trắng bóng với bốn cái răng nanh hơi cong và nhọn hoắt...”

Ngoài ra có thể cho bài tập như yêu cầu học sinh viết một đoạn mới để thay thế đoạn chưa hay. Có thể cho sẵn một bài thơ có cốt truyện, yêu cầu mở rộng chi tiết, sáng tạo để tạo thành câu chuyện bằng văn xuôi.

Những bài tập rèn kĩ năng viết đoạn, bài là dạng bài tập khó, GV cần

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ tập làm văn (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w