- Nguyên tắc tiền tố tụng hành chính : Đây là nguyên tắc đă ̣c thù nhất của Lu ật Tố tụng hành chính . Theo nguyên tắc này , trước khi khởi kiê ̣n vu ̣ án hành chính ra Tòa án có thẩm quyền, đương sự phải khiếu na ̣i với người có thẩm quyền giả i quyết khiếu na ̣i lần đầu theo quy đi ̣nh của Luâ ̣t Khiếu na ̣i, Luâ ̣t Tố cáo.
Theo Pháp lê ̣nh thu ̣ tu ̣c giải quyết vu ̣ án hành chính trước đây thì tất cả các loa ̣i khiếu kiê ̣n hành chính thuô ̣c thẩm quyền giải quyết của Tòa án đều phải trải qua giai đoa ̣n tiền tố tụng. Hiê ̣n nay theo quy đ ịnh của Luật Tố tụng hành chính 2010 thì chỉ có 2 loại khiếu kiện hành chính: Khiếu kiê ̣n về danh sách cử tri bầu cử đa ̣i biểu Quốc hô ̣i, danh sách cử tri bầu cử đa ̣i biểu Hô ̣i đồng nhân dân và Khiếu kiê ̣n quyết đi ̣nh giải quyết khiếu na ̣i về quyết đi ̣nh xử
34 lý vụ việc cạnh tranh là bắt buộc trải qua giai đoạn tiền tố tụng hành chính .
- Nguyên tắc nghĩa vu ̣ cung cấp, thu thâ ̣p chứng cứ
Đương sự có quyền và nghĩa cu ̣ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ, hợp pháp.
Người khởi kiê ̣n có nghĩa vu ̣ cung cấp bản sao quyết đi ̣nh hành chính hoă ̣c quyết đi ̣nh kỷ luật buộc thôi việc , quyết đi ̣nh giải quyết khiếu na ̣i về quyết đi ̣nh xử lý vụ việc cạnh tranh, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có ), cung cấp các chứng cứ khác để bảo vê ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ; trường hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do.
Người bi ̣ khởi k iê ̣n có nghĩa vu ̣ cung cấp cho Tòa án hồ sơ giải quyết khiếu na ̣i (nếu có) và bản sao các văn bản , tài liệu mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính , quyết đi ̣nh kỷ luâ ̣t buô ̣c thôi viê ̣c , quyết đi ̣nh giải quyết khiếu na ̣i về quyết đi ̣nh xử lý vu ̣ viê ̣c ca ̣nh tranh hoă ̣c có hành vi hành chính.
Người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền, lơ ̣i ích hợp pháp của mình.
- Tòa án tiến hành xác minh , thu thập chứng cứ trong trườn g hợp do luâ ̣t đi ̣nh : Cá nhân, cơ quan, tổ chứ c trong pha ̣m vi nhiê ̣m vu ̣ , quyền ha ̣n của mình có trách nhiê ̣m cung cấp đầy đủ và đúng thời ha ̣n cho đương sự, Tòa án, Viê ̣n kiểm sát tài liê ̣u, chứng cứ mà mình đang lưu trữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự , Tòa án, Viê ̣n kiểm sát; trường hợp không cung cấp đươ ̣c thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự , Tòa án, Viê ̣n kiểm sát biết và nêu rõ lý do của viê ̣c không cung cấp được tài liê ̣u, chứng cứ.
- Nguyên tắc đối thoại trong tố tu ̣ng hành chính : Điều 12 Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính năm 2010 quy đi ̣nh trong quá trình giải quyết vu ̣ án hành chính , Tòa án tạo điều kiện để các đương sự đối tho ại về việc giải quyết vụ án . Quy đi ̣nh này thay thế cho quy đi ̣nh ta ̣i Điều 3 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính : Tòa án tạo điều kiện để các bên có thể thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án.
35
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Pháp luật về tố tụng hành chính của nước ta còn tương đối mới so với các chế định tố tụng khác như tố tụng hình sự, tố tu ̣ng dân sự. Tuy nhiên nhâ ̣n thức được tầm quan tro ̣ng của tố tụng hành chính trong vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật , Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về tố tu ̣ng hành chính bằng việc ban hành Pháp lê ̣nh Thủ tu ̣c giải quyết các vu ̣ án hành chính năm 1996 và liên tục ban hành văn bản bổ sung , hoàn thiện. Cụ thể, năm 1998, Nhà nước ban hành Pháp lệnh số 10/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25/12/1998, năm 2006 tiếp tu ̣c ban hành Pháp l ệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 ngày 05/4/2006 để sửa đổi, bổ sung mô ̣t số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết giải quyết các vụ án hành chính . Đặc biệt, ngày 24/11/2010, Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính được Quốc hô ̣i ban hành . Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính năm 2010 ra đời đã khắc phu ̣c những ha ̣n chế bất câ ̣p của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vu ̣ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, năm 2006) góp phần rất lớn trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, bảo đảm yêu cầu của nhà nước pháp quyền, đáp ứng mu ̣c tiêu “dân giàu, nước ma ̣nh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ sáu , Quốc hô ̣i khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013. Theo đó Điều 107 Hiến pháp tiếp tu ̣c khẳng đi ̣nh Viê ̣n kiểm sát nhân dân thực hiê ̣n chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoa ̣t đô ̣ng tư pháp . Viê ̣c Quốc hô ̣i quyết đi ̣nh giao cho Viê ̣n kiểm sát nhân dân tiếp tu ̣c đảm n hâ ̣n hai chức năng hiến đi ̣nh này là sự khẳng đi ̣nh và ghi nhâ ̣n những thành tựu quan tro ̣ng mà ngành kiểm sát nhân dân đa ̣t được trong hơn 50 năm qua; phù hợp với đặc điểm hệ thống chính trị , nguyên tắc tổ chức bô ̣ máy Nhà nước ta và xu hướng vận động phát triển của thiết chế Kiểm sát , Công tố trên thế giới ; đă ̣c biê ̣t là đáp ứng yêu cầu sự nghiê ̣p đổi mới và cải cách tư pháp hiện nay.
Đối với vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng hành chính , Điều 23 Luật Tố tu ̣ng hành chính năm 2010 quy đi ̣nh rõ : “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên toà, phiên họp của Toà án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Toà án; thực hiện các
36 quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật”.
2.1 Vai trò của Viê ̣n kiểm sát nhân dân cấp huyê ̣n trong kiểm sát viê ̣c thu ̣ lý vu ̣ án, trả lại đơn khởi kiê ̣n của Tòa án
2.1.1 Vai trò của Viê ̣n kiểm sát nhân dân cấp huyê ̣n trong kiểm sát viê ̣c thu ̣ lý vu ̣ án của Tòa án
Theo quy đi ̣nh ta ̣i Khoản 1, Điều 114 Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính năm 2010 thì Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án , Toà án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án . Quy đi ̣nh này kế thừa quy đi ̣nh ta ̣i Điều 37 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, năm 2006). Quy đi ̣nh này nhằm đảm bảo sự tham gia của Viê ̣n kiểm sát từ khi Tòa án thu ̣ lý giải quyết vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia việc giải quyết vụ án và thông báo cho Toà
án (Khoản 4, Điều 115 Luật Tố tu ̣ng hành chính năm 2010)
2.1.2 Vai trò của Viê ̣n kiểm sát nhân dân cấp huyê ̣n trong kiểm sát viê ̣c trả la ̣i đơn khởi kiê ̣n của Tòa án
Viê ̣c trả la ̣i đơn khởi kiê ̣n của Tòa án được quy đi ̣nh ta ̣i Điều 109 Luâ ̣t tố tu ̣ng hành chính năm 2010. Điều 109 Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính năm 2010 quy đi ̣nh:
“Điều 109. Trả lại đơn khởi kiện
1. Toà án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây: a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính; c) Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng;
d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính;
đ) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
37
g) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này;
h) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 108 của Luật này;
i) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà án, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
2. Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện, Toà án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.”
Về căn cứ để trả la ̣i đơn khởi kiê ̣n , Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính 2010 quy đi ̣nh thêm mô ̣t số trường hợp trả la ̣i đơ n mà Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, năm 2006) không có như : Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính; Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải
quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật Tố tụng hành chính 2010;
Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật Tố tu ̣ng hành chính 2010 mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 108 của Luật này; Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật Tố tu ̣ng hành chính 2010 mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Toà án, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trườ ng hơ ̣p Tòa án trả lại đơn khởi kiện thì Viện kiểm sát thực hiện hoạt động kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện có đúng theo Khoản 1 Điều 109 Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính 2010 hay không. Nếu xét thấy viê ̣c trả la ̣i đơn của Tòa án là không c ó căn cứ , Viê ̣n kiểm sát có quyền kiến nghi ̣ về viê ̣c trả la ̣i đơn của Tòa án theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 110 Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính 2010.
“Điều 110. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện.
38
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp biết;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
3. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Toà án thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp phải giải quyết. Quyết định của Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định giải quyết cuối cùng.”
So với Pháp lệnh Thủ tu ̣c giải quyết vu ̣ án hành chính năm 1996 (sử a đổi, bổ sung năm 1998, năm 2006), Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính năm 2010 có điểm mới là quy định vai trò của Viện kiểm sát trong kiểm sát v iê ̣c trả la ̣i đơn của Tòa án , đồng thời quy đi ̣nh Viê ̣n kiểm sát có quyền kiến nghị việc trả lại đơn của Tòa án . Quy đi ̣nh này khắc phu ̣c những ha ̣n chế thiếu sót của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, năm 2006), tránh trường hợp Tòa án áp dụng các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh Pháp lệnh thụ tục giải quyết vụ án hành chính để trả đơn kiện cho người khởi kiện không chính xác, mà pháp luật lại không quy định cơ chế bảo đảm để Viện kiểm sát thực hiện được quyền kiểm sát đối với việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.
2.1.3 Vai trò của Viê ̣n kiểm sát nhân dân cấp huyê ̣n trong viê ̣c bảo vê ̣ quyền, lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lƣ̣c hành vi dân sƣ̣ khi ho ̣ không có ngƣời khởi kiê ̣n
Theo quy đi ̣nh ta ̣i Khoản 3 Điều 23 Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính năm 2010, Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
39
So với Pháp lệnh Thủ tu ̣c giải quyết vu ̣ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, năm 2006) thì Luật tố tụng hành chính năm 2010 không quy định quyền khởi tố
vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát chỉ có quyền kiến nghị Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó. Việc không quy định quyền khởi tố vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân trong Luật Tố tụng hành chính xuất phát từ những lý do như: theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và của pháp luật tố tụng hành chính thì Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân là người tiến hành tố tụng tại phiên toà; do đó, nếu quy định Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố vụ án với vai trò của người tham gia tố tụng là
không phù hợp với chức năng của Viện kiểm sát. Mặt khác, mặc dù Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính đã quy định thẩm quyền này cho Viện kiểm sát, nhưng thực tiễn 14 năm qua, số vu ̣ Viện kiểm sát khởi tố vụ án hành chính là rất ít.
2.2 Vai trò của Viê ̣n kiểm sát nhân dân cấp huyện trong quá trình giải quyết vụ án 2.2.1 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong kiểm sát việc chuyển hồ sơ vụ án của Tòa án
Viê ̣c Tòa án chuyển hồ sơ cho Viê ̣n kiểm sát để Viê ̣n kiểm sát tham gia phiên t òa,
phiên ho ̣p:
Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 124 Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính năm 2010 thì: “Toà án phải gửi hồ sơ vụ án cùng với việc gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án.”
Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư Liên ti ̣ch số 03/2012 cũng quy định về việc chuyển hồ sơ như sau : “Toà án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Toà án theo quy định tại Điều 124 Luật Tố tụng hành chính để mở phiên toà theo quy