Về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu vai trò của viên ̣ kiểm sát nhân dân cấp huyên ̣ trong viêc ̣giải quyết vụ án hành chính (Trang 70 - 71)

Theo quy đi ̣nh ta ̣i Khoản 1 Điều 160 Luâ ̣t Tố tu ̣ng hành chính năm 2010 thì khi tham gia phiên tòa sơ thẩm , Kiểm sát viên chỉ được quyền phát b iểu ý kiến của Viện kiểm sát trong viê ̣c tuân theo pháp luâ ̣t tố tu ̣ng hành chính trong quá trình giải quyết vu ̣ án hành chính, không phát biểu quan điểm Viê ̣n kiểm sát về viê ̣c giải quyết vu ̣ án. Có nhiều ý kiến cho rằng, viê ̣c không phát biểu quan điểm về viê ̣c giải quyết vu ̣ án hành chính đã giảm đi vai trò của Viện kiểm sát , Kiểm sát viên trong quá trình xét xử. Tuy nhiên, thực tế xét xử ta ̣i huyê ̣n Tháp Mười cho thấy, nếu Kiểm sát viên nghiên cứu sâu , nắm vững các quy đi ̣nh pháp luâ ̣t tố tu ̣ng và pháp luâ ̣t nô ̣i dung, bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm

phản ánh được đầy đủ toàn bộ kết quả hoạt động giám sát của Viện kiểm sát với đối tượng là

toàn bộ các hoạt động tuân theo pháp luật tố tụng của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến

hành tố tụng và người tham gia tố tụng được diễn ra từ khi Tòa án thụ lý cho đến khi Hội

đồng xét xử vào nghị án. Đồng thời trong quá trình xét xử, Kiểm sát viên thực hiê ̣n tốt quyền yêu cầu tòa án xác minh , thu thâ ̣p chứng cứ ta ̣i phiên tòa , những điều này sẽ khẳng đi ̣nh đươ ̣c vai trò của Viê ̣n kiểm sát trong quá trình xét xử. Bởi thực tế sau khi Hội đồng xét xử ra

Bản án, Quyết định thì Viện kiểm sát ti ếp tục thực hiện chức năng giám sát của mình thông

qua việc kháng nghị, kiến nghị nếu phát hiện bản án, quyết định có vi phạm.

Để đảm bảo chất lượng bài phát biểu của Kiểm sát viên , thể hiện đươ ̣c vai trò của Viê ̣n kiểm sát trong quá trình giải quyết vu ̣ án , đề xuất giải pháp về mẫu bài phát biểu phải đảm bảo các nô ̣i dung:

Thứ nhất, phát biểu cần đi từ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn để xác định quan hệ pháp luật, thẩm quyền, thời hiệu, xác định tư cách người tham gia tố tụng và các nội dung khác.

62

Thứ hai, nhận xét đánh giá tất cả các vấn đề tố tụng như thời hạn, thời hiệu, trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ; áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời… để kết luận việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, người tham gia tố tụng có vi phạm hay không.

Thứ ba, nhận xét, đánh giá các tài liệu chứng cứ do đương sự xuất trình và do Tòa án thu thập trong hồ sơ đã đầy đủ chưa, các chứng cứ có hợp pháp không. Tiêu chuẩn để xác định được chứng cứ đã đầy đủ là chứng cứ đó đã xác định được đầy đủ các vấn đề cần phải chứng minh; chứng cứ đó đã đủ cơ sở bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng như thế nào? Các tài liệu chứng cứ đó được thu thập từ nguồn nào, xuất xứ từ đâu,việc thu thập chứng cứ đã đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định chưa; về nội dung, về hình thức các tài liệu chứng cứ đó có còn mâu thuẫn với các tài liệu chứng cứ khác không, đã được làm rõ tại phiên tòa chưa, làm căn cứ yêu cầu Hô ̣i đồng xét xử hoãn phiên tòa để bổ sung.

Thứ tư, nhận xét, đánh giá quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật có tranh chấp, họ có quyền và nghĩa vụ gì, có được pháp luật bảo vệ hay không; các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào trong thực tế; bên nào thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ, bên nào vi phạm nghĩa vụ; nguyên nhân vi phạm là gì; việc vi phạm đó ảnh hưởng như thế nào đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm; nếu bị vi phạm có thiệt hại thì thiệt hại là bao nhiêu; thiệt hại đó có phải do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra không…

Một phần của tài liệu vai trò của viên ̣ kiểm sát nhân dân cấp huyên ̣ trong viêc ̣giải quyết vụ án hành chính (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)