Trong các nghi thức tôn giáo khác

Một phần của tài liệu Tục thờ cúng tổ tiên của người công giáo tại giáo họ thủy trạm xã sơn thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phúc thọ (Trang 73 - 76)

Ngày lễ kính nhớ tổ tiên trong đạo

Ngoài những ngày giỗ, niên lịch Công giáo còn những ngày lễ riêng để cầu nguyện cho ông bà tổ tiên như mồng 2 tết nguyên đán, lễ Các linh hồn (2/11 dương lịch hàng năm).

Theo niên lịch Công giáo tháng 11 dương lịch hàng năm là tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời. Ngày mùng 2/11 là ngày lễ các đẳng hay là lễ cầu hồn để cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Đây là dịp con cháu còn sống cầu nguyện cho linh hồn ông bà tổ tiên còn ở luyện ngục. Theo quan niệm của người Công giáo, khi chết linh hồn còn mắc tội nhẹ hay chưa đền hết tội sẽ phải ở luyện ngục, nhờ người thân còn sống làm việc thiện, cầu nguyện cho thì linh hồn mới được lên Thiên đàng. Chính vì vậy để tỏ lòng hiếu thảo, trong thánh linh hồn này những người Công giáo nói chung đều cử hành những nghi thức đặc biệt như: viếng nghĩa địa, đọc kinh chung, dâng thánh lễ tại nghĩa địa hoặc nhà thờ để cầu cho các linh hồn đã qua đời. Trước năm 1990 trở về trước, tại Thủy Trạm việc thờ cúng tổ tiên chỉ tập trung vào việc xin lễ - đọc kinh, chưa có việc tổ chức viếng Vườn thánh.

Vào dịp này, giáo dân Thủy Trạm thường lo tu sửa lại vườn Thánh, tu sửa lại phần mộ của thân nhân. Linh mục dâng thánh lễ tại vườn Thánh vào tối mùng 2/11 để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Riêng trong năm 2014, ở giáo họ Thủy Trạm linh mục dâng 3 lễ tại vườn Thánh vào tối 30/10, sáng mùng 2/11, và tối 8/11. Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 8 tháng 11 này, giáo dân đi viếng nghĩa địa vào các buổi tối, vào những ngày này vườn Thánh được thắp nến sáng rực rỡ, lung linh; hương khói bay nghi ngút khiến đêm đến mà vườn thánh sáng rực cả một góc làng.

Nguyễn Thị Hồng Duyên 69 K37 – Lịch sử

Một buổi tối đọc kinh tại nghĩa địa thì giáo dân thường đọc một kinh Lạy cha, một kinh Tin kính, một kinh Bởi trời, hát Tắt lửa, một kinh Trông cậy.

Vào dịp cuối năm, giáo dân Thủy Trạm thường ra vườn Thánh tảo mộ, tu sửa lại phần mộ và thắp hương, đọc kinh cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Cũng giống các xứ đạo khác, vào ngày mồng 2 tết âm lịch, tại nhà thờ Thủy Trạm, linh mục thường dâng thánh lễ cầu cho ông bà tổ tiên. Tại thánh lễ này, các bài đọc lời Chúa, các bài thánh ca, bài giảng của linh mục, hay lời nguyện giáo dân đều có nội dung kính nhớ, tỏ lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên.

Các bài thánh ca, kinh cầu cho các linh hồn, ông bà tổ tiên

Nội dung tôn kính, tưởng nhớ tổ tiên trong đạo Công giáo không chỉ thể hiện trong điều răn thứ tư mà Thiên Chúa dạy con người phải giữ mà còn được thể hiện trong những lời Chúa Giêsu nói được các tông đồ ghi chép lại.

“Bấy giờ có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng: “Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa?” Người trả lời: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ kính cha mẹ; kẻ nào nguyền

rủa cha mẹ, thì phải xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha mẹ

rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa”. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa.” [Mt 15, 1-6] [34, 103]

“Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc

làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.” [Ep 6, 1-4] [34, 612]

Nguyễn Thị Hồng Duyên 70 K37 – Lịch sử

Qua những đoạn trích trên cho thấy việc tôn kính tổ tiên của người Công giáo xuất phát ngay từ trong giáo lý của đạo Công giáo, chính lời Chúa trong các sách Thánh đã răn dạy con người phải sống sao cho trọn tình nghĩa đối với ông bà, cha mẹ. Điều đó cũng nhắc nhở mỗi người rằng, Chúa ban sự sống và ơn lành qua tổ tiên, ông bà, cha mẹ; vì vậy con cháu hết lòng kính yêu Chúa nhưng cũng phải hiếu thảo với các ngài để khi sống các ngài được hưởng niềm vui hạnh phúc bên con cháu, khi mất cũng an lòng về với Chúa.

Trong các bài hát thánh ca cũng có mang nội dung cầu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ: “Sông có nguồn, cây có cội, con người có tổ có tông có bà có ông

làm con phải nhớ tổ tiên làm con thảo hiếu trọn niềm”. [25, 10]

“Xin ơn trên gội xuống muôn nhà, giúp Mẹ Cha ngày tháng an hòa.

Bao nhọc nhằn sinh trái đơm hoa. Xin cho con ở giữa gia đình sống làm sao đền đáp ân tình, ơn biển trời ghi khắc trong tim.” [25, 17]

Trong các kinh cầu của người Công giáo không chỉ có các kinh ca ngợi, Thiên Chúa mà cón có các kinh có nội dung cầu cho các linh hồn đã qua đời, với mong muốn cho các linh hồn này sớm được lên Thiên đàng với Chúa.

“Lạy ơn Đức Chúa Giêsu! Chúa con đã phán dạy rằng: Bay hãy xin thì

bay sẽ được, vậy con xin Chúa con lòng lành vô cùng thương đến các linh hồn ở luyện ngục. Xin Chúa nghe lời con cầu xin kêu van cho linh hồn ông bà, cha mẹ, anh em bạn hữu con, xin Chúa con mở cửa thiên đàng cho các linh hồn ấy vào xin cho các linh hồn ấy được sự sáng vô cùng hằng soi cho liên. Amen.” [23, 128]

“Xin Cha cực lành tha tội cho linh hồn con mọn ra khỏi thế gian này,

hoặc còn cầm nơi luyện ngục cho được khỏi cùng xin mở của tù rạc cho ra mà đem đến chốn mọi sự phúc thật, được xem thấy Đức Chúa Cha đời đời, cầu cho linh hồn…. được khỏi mà lên thiên đàng vì công nghiệp Đức Chúa Giê-su.” [23, 128]

Nguyễn Thị Hồng Duyên 71 K37 – Lịch sử

Như vậy, trong hệ thống giáo lý, sách thánh của đạo Công giáo có một số lượng không ít mang nội dung cầu cho các linh hồn đã qua đời, cầu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Điều đó dạy cho mỗi giáo dân không chỉ tuân theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt mà hơn hết là phải theo giáo lý của đạo, nghe theo lời Chúa dạy và sống “trọn tình vẹn nghĩa” đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đồng thời cũng nhắc nhở các bậc làm cha mẹ phải biết dạy dỗ con cháu hướng về nguồn cội, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Việc tôn kính tổ tiên của ngƣời Công giáo còn đƣợc thể hiện trong các dịp khác trong năm khi gia đình có các công việc quan trọng nhƣ cƣới xin, làm nhà,…

Giáo dân Thủy Trạm luôn có ý thức sâu sắc về việc tôn kính ông bà tổ tiên và sự tôn kính này được thể hiện khi gia đình có các công việc trọng đại.

Trong nghi thức hôn phối, ngoài những nghi thức làm ở nhà thờ thì khi làm lễ ăn hỏi hay khi đón dâu ở nhà gái, nhà trai đều làm lễ thắp hương cho ông bà tổ tiên để tưởng nhớ công giáo dục, nhớ về nguồn cội.

Trong gia đình có việc trọng đại như làm nhà, đi làm ăn xa,… người ta đều thắp hương báo cáo với tổ tiên, đồng thời cầu mong tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu.

Như vậy truyền thống tôn kính tổ tiên của người Công giáo nói chung và người Công giáo Thủy Trạm nói riêng không chỉ dừng lại ở ý thức, giáo dục đạo đức mà dần trở thành tập tục, nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai, giữ quan hệ tốt đẹp giữa anh em, họ hàng và xã hội.

Một phần của tài liệu Tục thờ cúng tổ tiên của người công giáo tại giáo họ thủy trạm xã sơn thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phúc thọ (Trang 73 - 76)