Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu Tục thờ cúng tổ tiên của người công giáo tại giáo họ thủy trạm xã sơn thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phúc thọ (Trang 42 - 46)

Nguyễn Thị Hồng Duyên 38 K37 – Lịch sử

Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên mà từ buổi đầu dân cư sinh sống ở đây chủ yếu là nghề nông và nghề chài lưới. Sơn Thủy là một xã được thành lập muộn hơn các xã khác trong vùng, vì vậy để có ruộng đất canh tác nhân dân đã tiến hành khai khẩn đất hoang tại các vùng đầm lầy, các vùng cây cối rậm rạp. Với bàn tay chịu thương chịu khó của người dân nhiều khu ruộng mới được khai khẩn như: Tư Điền, khu Chằm, suối Hai,… Ngoài việc trồng lúa, ngay từ khi mới thành lập làng, nhân dân đã biết trồng sơn thu nhựa, trồng cọ, trồng chè luôn phiên nhau để tăng thêm thu nhập, các khu đồi này đều được chăm sóc phát triển xanh tốt.

Trải qua thời gian người dân nơi đây vẫn gắn bó với ruộng đồng và nghề nông giữ vị trí quan trọng. Vì thế, đời sống kinh tế của bà con trong xã chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông. Nhân dân trong xã vẫn chủ yếu quen với việc gắn bó với thửa ruộng, mảnh vườn nhưng do diện tích đất canh tác của xã chủ yếu là vùng trũng nên mỗi năm chỉ cấy được một vụ chính, vụ chiêm bị ngập úng vụ mùa thiếu nước nên thu nhập thấp, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Hiện nay cùng với việc phát triển nông nghiệp, thâm canh cây lúa nhân dân trong xã cũng đã phát triển một số ngành dịch vụ, làm ăn buôn bán, chuyển đổi cơ cấu sang trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Vì vậy mà thu nhập của nhân dân trong xã được cải thiện, đời sống nhân dân được sung túc hơn. Bình quân thu nhập đầu người năm 2014 là 19.600.000đ/người. Bình quân lương thực đầu người đạt 364 kg/người/năm.

Nhân dân được khuyến khích trồng rừng, việc khai thác được quản lý tốt, tích cực phát triển kinh tế trang trại, cải tạo vườn tạp, phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá, có nhiều mô hình cây lâm nghiệp, cây ăn quả đã đạt kết quả tốt cho hiệu quả kinh tế cao. Khuyến khích nhân dân chăn nuôi các loại giống mang lại hiệu quả kinh tế cao: Baba, cá Trắm, lợn rừng,…

Nguyễn Thị Hồng Duyên 39 K37 – Lịch sử

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có mặt tăng trưởng khá. Các cơ sở sản xuất từng bước được mở rộng như sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện toàn xã có 42 cơ sở chế biến gỗ, sản lượng chế biến năm 2014 ước đạt 7.400m3 phục vụ cho công tác xây dựng. Bên cạnh đó trong xã cũng phát triển một số ngành nghề xây dựng, say sát, may mặc, cơ khí, sản xuất nhôm kính, khai thác cát, vật liệu xây dựng không nung, sản xuất chậu hoa cây cảnh.

Công tác xây dựng cơ bản tập trung vào quản lý các công trình xây dựng, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định của nhà nước về xây dựng. Năm 2014 được nhà nước đầu tư 2,2km đường bê tông nông thôn đã đưa vào sử dụng.

Trong năm 2014 các hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ có nhiều tiến bộ đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và phục vụ nâng cao đời sống của nhân dân.

Công tác văn hóa – xã hội

Sơn Thủy là một xã mới bề dày lịch sử trên một trăm năm. Xã có sự sinh sống xen kẽ giữa người Công giáo và lương giáo, tuy nhiên đa số là người Công giáo (>90% dân số). Vì vậy, truyền thống văn hóa của xã mang đậm dấu ấn của “Văn hóa Công giáo”. Trong xã có 3 nhà thờ, 1 đình, 1 chùa. Đồng bào Lương - Giáo sống đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Xã tiếp tục thực hiện chủ chương của Đảng, Nhà nước về giáo dục đào tạo, trong đó có đề án phát triển giáo dục - đào tạo của huyện uỷ. Các cấp học tiếp tục được củng cố và phát triển chất lượng giáo dục được nâng lên. Chất lượng giáo dục đại trà ngày càng được chú trọng chất lượng mũi nhọn ngày càng có nhiều khởi sắc. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh.

Trong năm 2014 chương trình giáo dục cộng đồng được đẩy mạnh phối hợp với các trường dạy nghề mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng chè, luật

Nguyễn Thị Hồng Duyên 40 K37 – Lịch sử

giao thông, chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản, trồng nấm, mộc nhĩ, lớp tuyển quặng, học cắt may cho 275 lượt người.

Công tác thể dục thể thao được duy trì thường xuyên, câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh của Hội người cao tuổi, CLB bóng chuyền hơi được duy trì. Hoạt động thể thao quần chúng nhân dân luôn được phát triển như chạy thể dục buổi sáng, đi bộ buổi tối và buổi sáng.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng gia đình văn hoá, bài trừ các tục lệ lạc hậu trong ma chay, cưới xin. Toàn dân tích cực thực hiện quy ước nếp sống văn hoá mới. Luôn bám sát vào các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nghị quyết của cấp trên và định hướng tuyên truyền của đài truyền thanh huyện vào các ngày kỷ niệm lớn, các gương người tốt việc tốt

Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ - HĐND - UBND, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể và cơ quan cấp trên cộng với sự phấn đấu nỗ lực của lực lượng công an từ đó nhân dân tin tưởng vào chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững.

Trong xã có 89 người dân tộc. Trong đó dân tộc Mường có 76 người; dân tộc Tày có 8 người; dân tộc Thái có 5 người. Mọi thành phần dân tộc trên địa bàn xã đều được bình đẳng, đoàn kết tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Xã đã chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần xoá đói, giảm nghèo nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh xã hội ở miền núi. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.

Trong xã có 2 tôn giáo và đã được nhà nước công nhận đó là Thiên Chúa giáo và Phật Giáo. Dân số chiếm 90,8% theo đạo Thiên Chúa; 5,2% theo đạo Phật, 4 % không theo tôn giáo nào. Có 99,9% là người Kinh.

Nguyễn Thị Hồng Duyên 41 K37 – Lịch sử

Số lượng tín đồ của từng tôn giáo :

- Đạo Phật : có 145 tín đồ, trong đó ban hộ tự chùa Đại Bi có 5 thành viên, có 01 nam, 04 nữ. Ban quản lý Đình có 11 thành viên.

- Đạo Thiên Chúa: có 6.842 tín đồ trong đó có 02 Linh Mục được đào tạo ở trong nước. Có 42 chức việc tham gia vào Ban hành giáo các giáo họ.

Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn đều hoạt động theo khuôn khổ pháp luật cho phép. Đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo thực hiện nhất quán chính sách, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật.

Nhìn chung, tình hình kinh tế của xã tiếp tục phát triển nhiều mặt khá và tăng trưởng bền vững nhiều chỉ tiêu cơ bản đã hoàn thành. Văn hoá xã hội thu được nhiều kết quả trong giáo dục và đào tạo, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. An ninh chính trị và trật tự an toàn được giữ vững, công tác xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính được quan tâm. Đời sống nhân dân được nâng cao, cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu Tục thờ cúng tổ tiên của người công giáo tại giáo họ thủy trạm xã sơn thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phúc thọ (Trang 42 - 46)