Ngoài trong nghi thức tang ma thì việc tôn kính tổ tiên của người Việt cả Công giáo và lương giáo còn được thể hiện ở việc lập bàn thờ, thờ cúng ông bà tổ tiên. Điều đó không chỉ thể hiện lòng tôn kính với ông bà tổ tiên mà còn là điều kiện để dạy bảo, làm gương cho con cháu biết về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Bàn thờ tổ tiên của người Công giáo tại giáo họ
Tục thờ cúng tổ tiên trở thành một truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, không phải quốc gia nào cũng có được. Tiếp nhận nét văn hóa
Nguyễn Thị Hồng Duyên 56 K37 – Lịch sử
đặc sắc đó, người Công giáo Việt Nam thờ cúng tổ tiên phù hợp với đức tin Kitô giáo, góp phần làm đặc sắc và phong phú thêm cho tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt. Dù là người Việt Công giáo hay không Công giáo thì việc thờ cúng tổ tiên đều xuất phát từ lòng thành kính biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên đã qua đời.
Bàn thờ tổ tiên là một biểu hiện của việc tôn kính ông bà tổ tiên đã qua đời, do vậy bất kỳ gia đình người Việt nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Khi tôi nói rằng là người Công giáo rất nhiều người lương giáo đều hỏi rằng người Công giáo có bàn thờ tổ tiên hay không? Họ luôn nghĩ rằng người Công giáo chỉ thờ Thiên Chúa, không thờ ông bà tổ tiên vì vậy trong gia đình người Công giáo sẽ không có bàn thờ tổ tiên. Sự thật thì không phải vậy. Trước đây khi người Công giáo không được thờ cúng tổ tiên nhiều người Công giáo cũng đã lén đặt bàn thờ tổ tiên ở những nơi như trong thùng gạo, trong chum,…
Từ năm 1990 trở về trước tại Thủy Trạm chưa có gia đình nào lập bàn thờ tổ tiên trong nhà.
Sau Công đồng Vatican II, nhất là sau Thư chung 1980 của Hội đồng
Giám mục Việt Nam, người Công giáo được phép thờ cúng tổ tiên, thì việc tôn kính tổ tiên, lập bàn thờ tổ tiên ngày càng phổ biến hơn. Nhiều nhà lập bàn thờ tổ tiên bằng di ảnh thay cho bài vị thần chủ ngày xưa.
Hiện nay, sau khi an táng người qua đời thì người thân người quá cố ở Thủy Trạm lập bàn thờ tôn kính. Theo khảo sát ở giáo họ Thủy Trạm trong số những gia đình đến hỏi thì hầu như tất cả các gia đình này đều có bàn thờ Thiên Chúa và bàn thờ tổ tiên. Hầu hết các gia đình là con trưởng chịu trách nhiệm cho hương hỏa cho ông bà tổ tiên nhưng những người con thứ hay con út cũng có lập bàn thờ cho ông bà cha mẹ đã mất.
Nguyễn Thị Hồng Duyên 57 K37 – Lịch sử
Ngôi nhà truyền thống của người Việt ở miền Bắc thường có ba gian hoặc năm gian, trong đó gian chính giữa được coi là trung tâm, là trang trọng nhất trong ngôi nhà. Bàn thờ tổ tiên thể hiện lòng thành kính biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên cho nên thường được đặt ở gian chính giữa của ngôi nhà.
Đối với người Công giáo cùng với bàn thờ Chúa thì bàn thờ tổ tiên cũng là nơi linh thiêng. Đối với mỗi người dân Thủy Trạm cũng vậy, việc lập bàn thờ tổ tiên trở thành một việc hết sức quan trọng nhất là hiện nay kinh tế phát triển cuộc sống của con người sung túc đầy đủ hơn thì người ta càng muốn làm bàn thờ tổ tiên được đẹp đẽ và khang trang hơn. Gia đình có điều kiện xây nhà mới thì việc quan trọng đầu tiên sau khi xây xong là việc lựa chọn nơi lập bàn thờ Chúa và bàn thờ tổ tiên, trang trí bàn thờ sao cho phù hợp.
Thông thường thì bàn thờ Thiên Chúa của giáo dân Thủy Trạm được đặt tại nơi trang trọng, trang nghiêm nhất của ngôi nhà đó là gian chính giữa đối với nhà cấp ba, cấp bốn hoặc gian chính đối diện với cửa chính đối với nhà ống. Bàn thờ Thiên Chúa thường được để trên cao. Một số gia đình có điều kiện thì bàn thờ Chúa được trang trí rất đẹp, chia làm ba gian nhỏ. Gian giữa để tượng Chúa Giêsu có thể để tượng Chúa Giêsu mở trái tim, Chúa Giêsu lên trời,… Hai bên thường là để ảnh tượng Đức Mẹ, thánh Giuse hoặc một thánh nào đó tùy vào gia đình.
Bàn thờ tổ tiên của người Công giáo Thủy Trạm thường có hai loại là bàn thờ cố định và bàn thờ tạm. Bàn thờ cố định là bàn thờ tổ tiên đặt dưới bàn thờ Chúa, bàn thờ tạm là bàn thờ tổ tiên đặt ở nơi khác chứ không phải dưới bàn thờ Chúa. Bàn thờ tạm thường thì người ta lập phía bên gian trái so với bàn thờ Chúa. Có một số gia đình thì người ta tận dụng nóc tủ trưng bày ở gian giữa nhà để làm bàn thờ Tổ tiên. Dù là bàn thờ tạm hay bàn thờ cố định thì cũng được lập theo nguyên tắc nhất định, đó là bàn thờ tổ tiên không được
Nguyễn Thị Hồng Duyên 58 K37 – Lịch sử
đặt ngang bằng hay cao hơn so với bàn thờ Chúa. Khảo sát ngẫu nhiên 30 gia đình ở Thủy Trạm cho thấy 100% bàn thờ tổ tiên của các gia đình giữ nguyên tắc này.
Như vậy, bàn thờ tổ tiên dù được đặt ở vị trí nào thì cũng đều đặt thấp hơn bàn thờ Chúa. Cách sắp xếp này không theo quy tắc nào mà đa phần mọi người nhìn nhau mà làm theo. Bàn thờ tổ tiên thường có treo ảnh của người quá cố, có đặt bát hương, hương, nến, đèn, lọ hoa và đĩa đặt đồ cúng.
Cách bày, bài trí bàn thờ
Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà cách bày trí bàn thờ cũng khác nhau. Những gia đình bình thường thì treo tấm gỗ lên tường rồi đặt di ảnh của người quá cố lên, cùng với đó là lọ hoa, nến và bát hương. Những gia đình có điều kiện hơn thì làm bàn thờ có ban thờ riêng được trang trí cầu kỳ hơn. Tuy nhiên dù bàn thờ có được trang trí, bày biện ra sao thì cũng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
Khác với bàn thờ của người lương giáo bàn thờ được chia thành các lớp, có y môn, có long khám,… thì bàn thờ của người Công giáo chỉ để di ảnh của người qua đời thêm đó là một số vật dụng đơn giản như bát hương, bình hoa, chân nến hoặc nến điện thắp sáng, đèn. Một số gia đình có thể treo thêm hai câu đối kinh trích từ trong Kinh thánh. Bàn thờ là nơi linh thiêng vì vậy không được để bất cứ vật gì thể hiện sự không tôn kính, phải giữ bàn thờ được sạch sẽ. Vào những ngày lễ giỗ, lễ kính tổ tiên thì bàn thờ của các gia đình được trang trí đẹp đẽ, bày thêm hoa, quả, nến, thắp hương trên bàn thờ.
Đối tƣợng đƣợc thờ kính trong gia đình
Theo Giáo lý Công giáo, điều răn thứ nhất nêu rằng phải “thờ phụng và
kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự”. Theo quan niệm này, các tín đồ phải
coi Chúa trời là thiêng liêng nhất, bởi lẽ Thiên Chúa là đấng sáng tạo ra mọi sự, sáng tạo ra con người, người đã phái Chúa Giêsu con một người xuống
Nguyễn Thị Hồng Duyên 59 K37 – Lịch sử
cứu chuộc cho tội lỗi của con người. Nói như vậy không có nghĩa là những người Công giáo không được thể hiện lòng thành kính của mình đối với ông bà tổ tiên.
Qua quá trình tìm hiểu một số gia đình tại giáo họ ngoài việc thờ Thiên Chúa là bổn phận của các Kitô hữu thì tại các gia đình Công giáo còn treo nhiều ảnh tượng của các thánh khác như Đức Mẹ Maria, thánh Giuse, thánh Lê tùy,… Tại các gia đình cũng lập bàn thờ hoặc có ảnh để thờ kính tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn ông bà tổ tiên đã mất. Một số người độc thân không có con cái khi mất thì anh em ruột hoặc con đỡ đầu nhận ảnh về thờ, kính nhớ những ngày giỗ, tết.
Như vậy đối tượng được thờ ở giáo họ Thủy Trạm rất đa dạng, dù là đối tượng nào cũng thể hiện lòng thành kính của giáo dân đối với Thiên Chúa, của con cháu đối với ông bà tổ tiên, thể hiện nét đẹp trong văn hóa của người Công giáo.
Hình thức cúng lễ
Tại giáo họ Thủy Trạm khi có tang lễ bà con giáo dân đến đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố. Với người Công giáo Thủy Trạm vẫn giữ một số các tập tục tang lễ truyền thống như 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường hàng năm. Trước đây, do hệ lụy của việc cấm “nghi lễ Trung Hoa” nên đến những năm 1970 ở họ đạo vẫn còn tục cấm ăn cơm cúng, cấm góp giỗ.
Hiện nay, tại giáo họ khi có người qua đời, sau khi hoàn tất công việc an táng người quá cố thì buổi tối giáo dân trong họ đạo sau khi đọc kinh trong nhà thờ sẽ ra nhà tang đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố. Việc đọc kinh này duy trì đến hết 3 ngày, sau 3 ngày tang chủ sẽ làm cơm mời họ hàng thân thích và hàng xóm đến để cảm ơn họ đã giúp đỡ khi gia đình có tang. Gần đây, việc làm cơm 3 ngày sau khi người thân qua đời được làm sau khi đưa
Nguyễn Thị Hồng Duyên 60 K37 – Lịch sử
tang người quá cố, gia đình sẽ mời anh em họ hàng, làng xóm ở lại dùng cơm với gia đình để cảm ơn. Các buổi tối thì dân làng vẫn đến đọc kinh cầu nguyện cho người qua đời như thông lệ của giáo họ.
Đến 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu và giỗ hết của người qua đời, gia đình sẽ làm cỗ, mời anh em họ hàng và hàng xóm, và nhờ họ cùng tổ Bác ái buổi tối sẽ đọc kinh cầu nguyện cho người qua đời. Tổ Bác ái trong khu xóm có trách nhiệm chuẩn bị các bài đọc, các bài hát trong các buổi đọc kinh, cầu nguyện cho người quá cố.
Hằng năm đến ngày mất của người thân, các gia đình Công giáo thường có hai hình thức tưởng niệm chính là: xin lễ bàn thờ hoặc xin lễ mồ. Ở Thủy Trạm chủ yếu là xin lễ bàn thờ. Vào ngày giỗ hàng năm, người giáo dân Thủy Trạm xin lễ, đọc kinh và làm bữa cơm gia đình. Vào ngày giỗ của người qua đời, gia đình cử người đại diện lên nhà thờ gặp linh mục để xin lễ. Trước khi bắt đầu thánh lễ linh mục sẽ thông báo tên thánh của người được xin lễ giỗ để giáo dân hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn đó. Nếu gia đình không xin lễ mà chỉ xin đọc kinh trong nhà thờ thì trước giờ cử hành thánh lễ giáo dân sẽ đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn đó. Trước đây tên thánh của người được xin đọc kinh được viết lên bảng để trên gần gian cung thánh, hiện nay thì được người xướng kinh thông báo trên loa của nhà thờ để mọi người biết và cầu nguyện cho linh hồn đó.
Ngoài hai hình thức tưởng niệm trên ở nhà thờ thân chủ người qua đời còn tổ chức tưởng niệm tại gia. Trong ngày giỗ của người qua đời, gia đình mời giáo dân đến gia đình đọc kinh, cầu nguyện cho linh hồn người qua đời. Kinh bắt buộc phải đọc là Kinh cầu cho các linh hồn. Ở Thủy Trạm có tục
cúng hậu dưới hình thức công đức. Đó là trường hợp của vợ chồng ông Chủ Kỷ - bà Chủ Đán người có công lập ra làng Thủy Trạm. Bà Chủ Đán đã cung tiến cho nhà thờ Thủy Trạm một quả chuông, hiện nay quả chuông này vẫn
Nguyễn Thị Hồng Duyên 61 K37 – Lịch sử
được sử dụng tại nhà thờ Thủy Trạm, hàng năm đến ngày giỗ của họ linh mục vẫn làm lễ. Ngoài ra, mỗi năm, linh mục vẫn dành ra một buổi làm lễ để tưởng nhớ, biết ơn đến những người đã góp công sức, góp tiền của giúp đỡ cho nhà thờ.
Thắp hƣơng, làm cỗ giỗ tại gia đình
Thắp hương cho người qua đời là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Theo quan niệm của người theo đạo Phật thì việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp số lẻ 1, 3, 5,… Người ta quan niệm rằng số lẻ là số âm nên hợp với người đã mất, hợp với cõi âm, việc thắp hương được thể hiện theo triết lý âm dương. Nén hương đốt lên có cả ba yếu tố: hỏa (phần đang cháy), mộc (phần thân hương), thổ (phần chân hương); mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ sự chuyển hóa thể hiện ước vọng sinh sôi, phát triển. Người Việt thường cúng tổ tiên vào các ngày Sóc, ngày Vọng, lễ tết, ngày giỗ hay khi gia đình có chuyện quan trọng như làm nhà, cưới hỏi,… Đây là tư tưởng “uống nước nhớ nguồn”, mong muốn ông bà tổ tiên phù hộ.
Đối với người Công giáo việc thắp hương cho ông bà tổ tiên cũng là một việc làm cần thiết, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Người Công giáo cũng giống như người lương giáo thường thắp hương số lẻ, khi châm hương không được thổi mà phải vẩy cho tắt lửa. Người Công giáo Thủy Trạm khi thắp hương không có tục vái lạy trước bàn thờ tổ tiên, không cầu xin tổ tiên phù hộ như những người lương giáo. Họ thắp hương chỉ để tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn đến tổ tiên mà thôi, trong nhà có chuyện vui hay chuyện buồn họ đều thắp hương cho tổ tiên với ý niệm thông báo cho tổ tiên biết và mong muốn tổ tiên cầu bầu cùng Chúa phù hộ cho gia đình, con cháu. Khác với gia đình lương giáo, người Công giáo Thủy Trạm không có thói quen thắp hương cho tổ tiên vào ngày sóc, ngày vọng. Họ thắp hương bất cứ
Nguyễn Thị Hồng Duyên 62 K37 – Lịch sử
khi nào họ nhớ đến tổ tiên, đặc biệt trong các dịp lễ tết, ngày giỗ, gia đình có việc trọng đại họ cũng thường thắp hương cho tổ tiên.
Trong nghi thức của người Công giáo, việc dùng hương trong phụng vụ và thắp hương trên bàn thờ tổ tiên cũng phần nào chịu ảnh hưởng bởi tín ngưỡng dân gian của người Việt. Việc xông hương trong thánh lễ, việc xông hương, thắp hương trong đám tang cũng diễn tả lòng tôn kính và tưởng nhớ đến Thiên Chúa cũng như ông bà tổ tiên.
Trong ngày giỗ đầu và giỗ hết của người Công giáo Thủy Trạm thường làm cơm mời anh em, họ hàng và hàng xóm đến tham dự. Đối với giáo dân Thủy Trạm ngày giỗ là dịp để con cháu xum họp với nhau, là dịp để tưởng nhớ công ơn của ông bà tổ tiên; đồng thời cũng là dịp để nhắc nhở, dạy dỗ con cháu nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà tổ tiên. Việc làm cỗ giỗ to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Thông thường người ta quan niệm là con trưởng sẽ làm lễ giỗ cho ông bà tổ tiên nhưng đối với người dân Thủy Trạm thì khi cha mẹ còn sống ở với con nào thì khi mất con ấy sẽ có trách nhiệm làm giỗ cho cha mẹ, ngoài con trưởng thì cũng có thể là con út hoặc con thứ. Mâm cơm trong ngày giỗ của người Công giáo Thủy Trạm không phải có ý nghĩa là mong muốn ông bà tổ tiên về hiến hưởng mà nó chỉ có ý nghĩa là bữa cơm để gia đình xum họp, gắn kết gia đình với nhau cùng cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Người Công giáo nói chung và người Công giáo Thủy Trạm nói riêng không có tục lệ đốt vàng mã hay cúng mâm cỗ cho ông bà tổ tiên, bởi người Công giáo tin vào thế giới mai sau nhưng lại quan niệm ông bà tổ tiên qua đời không thể hưởng dùng những thứ đó được.
Như vậy việc thắp hương, làm cỗ giỗ của người Công giáo Thủy Trạm không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên mà còn thể hiện sự