Thời kỳ mới thành lập, điền thổ dân Thủy Trạm thuộc về xã Bách Thắng, châu Thanh Sơn. Điền địa hoang vắng lâu đời, năm 1880 đời Tự Đức tam thập tam niên, có hai người dân Hoàng Xá là ông Vũ Thanh và ông
Nguyễn Thị Hồng Duyên 42 K37 – Lịch sử
Nguyễn Duyên xin nhà nước để chiêu người khai khẩn đất hoang của dân Bách Thắng. Được quan trên y cho và phái bộ địa chính lên chiểu nguyên bạ Bách Thắng làm họa đồ giao cho hai ông được chiêu người khai khẩn đất hoang.
Đến năm Thành Thái thứ 8 - 1896 có tiếp hai người Hoàng Xá là ông Tố và ông Kỷ, anh em Thúc Bá cũng là họ với hai ông Vũ Thanh và ông Nguyễn Duyên nối nghiệp hai người trước mà chiêu người đến khai khẩn làm ăn. Sau đó ông Tố bỏ, ông Kỷ được làm chủ dân này, có công khó nhọc lo liệu cho dân làm ăn bởi vậy số người đến ngày càng đông hơn. Đến năm Thành Thái thập tam niên 1901 ông Kỷ trình lên quan huyện, quan tỉnh xin lập làng riêng, không để chung với làng Hoàng Xá, để cho dân chúng yên ổn làm ăn. Được quan trên chuẩn y năm 1901 làng Thủy Trạm được thành lập.
Khi làng được thành lập có 12 xuất đinh, ruộng 37 mẫu, đất 38 mẫu. Lúc đầu mới lập làng, ông Kỷ cùng dân làng ngoài việc khai hoang, làm nương rẫy còn nấu rượu gạo bán để lấy tiền sinh sống và nuôi thầy đồ dạy trẻ học chữ. Ở làng có tổ chức đội hát chèo hát trong làng và đi hát các nơi để tăng thêm thu nhập, mở quán bán hàng tạp hóa quà bánh để cho dân đỡ phải mất công đi chợ, lấy tiền hồ khoán thưởng cho người vỡ được nhiều ruộng, ghép đôi cho các thanh niên trai gái đến làng có gia đình sống hạnh phúc. Cả làng thống nhất tôn thờ một Đức Chúa Trời, ai ở đều theo đạo, tổ chức học kinh bổn làm cho nông thôn được vui vẻ, náo nức. Những năm sau đó không bị âm mưu phá làng của những kẻ ghen ghét nên dân làng được yên ổn làm ăn, dân làng khá giả, làng có trường học chữ, lớp học kinh bổn. Làng đã có một nhà thờ lợp tranh, làm điếm canh phòng, có quản phiên và 8 người phiên – lấy trai đinh khỏe mạnh, luân phiên hàng năm phải đi phiên một năm.
Trải qua những khó khăn, năm Khải Định thứ 2 là 1917 và những năm sau đó, làng Thủy Trạm đã có hơn trăm nóc nhà, số ruộng đất đã vỡ gần hết,
Nguyễn Thị Hồng Duyên 43 K37 – Lịch sử
dân làng được ổn định làm ăn. Đến 1922 làng được chia ra làm 7 giáp để tiện cho việc sinh hoạt tôn giáo (ở đây được gọi là họ): Họ nhất Cương Thường, họ hai Hương Lợi, họ ba Tâm Linh, họ tư Hạ Thuận, họ năm Thu Thịnh, họ sáu Đông Vượng, họ bảy Xuân Hòa. Mỗi họ có hai lá cờ to, nền vàng, có vòng nép trắng, đỏ, diềm đen thêu chữ của họ vào (thêu bằng chữ nho). Các họ phải cử 2 lớp đại, 2 lớp tiểu mỗi lớp 5 người học kinh bổn, hàng tháng thi vào tối 15. Người coi thi là 7 ông tộc biểu, ông chùm, ông quản giáo ăn mặc chỉnh tề, áo the khăn xếp. Bảy người phiên và chánh quản giữ trật tự thị oai uy. Kinh thi chủ yếu là kinh hàng ngày, bổn phần thứ nhất, thứ hai là lớp tiểu; còn phần thứ ba, thứ tư là lớp đại. Việc này được duy trì mãi đến những năm 60 - 70 của thế kỷ XX.
Ở làng, nhà ai có con cái từ 8 tuổi là phải vào hội học trò, góp 10 đấu lúa vào hội (mỗi đấu 3 bát rưỡi gọi là đấu bẩy). Con trai, con gái đều bắt buộc phải đi thi (trừ bận con mọn), nếu ai không đi thi thì bị phạt 1 hào. Làng có một lớp lão ông, phải học và thi; lão bà thì thu xếp phần thưởng. Mỗi họ phải làm phần thưởng 1 lượt, lĩnh lúa công 3 thùng về làm (1 thùng = 15kg) đồ xôi, nặn oản, giã bánh giầy để rước từ nhà tộc biểu ra nhà thờ. Họ nào làm phần thưởng không lịch sự thì bị phạt.
Để mở mang dân trí thì làng quy định bắt trẻ em từ 8 tuổi trở lên phải đi học, nhà nghèo quá thì học trưa, học tối – trưa học từ 11 giờ đến 1 giờ 30, tối từ 7 giờ đến 9 giờ. Người lớn ai chưa biết chữ quốc ngữ cũng phải đi học.
Ngay từ khi mới thành lập làng thì Thủy Trạm đã là làng Công giáo toàn tòng. Nguyên nhân là do những người đến lập làng đều là người Hoàng Xá, một làng Công giáo giáp ranh với làng Thủy Trạm. Về sau, những người đến làng Thủy Trạm làm ăn sinh sống đều theo đạo. Trước khi thành lập làng Thủy Trạm thì ở đây đã có xóm đạo Công giáo Thủy Trạm (1896). Vì thế, ngay từ khi mới thành lập làng Thủy Trạm đã là làng Công giáo.
Nguyễn Thị Hồng Duyên 44 K37 – Lịch sử
Nguồn gốc người Hoàng Xá có đạo từ trước kia, thuộc dòng ông Thánh Đa Minh. Đời vua Minh Mệnh từ năm 1833 đến 1834 có một số người ở vùng sông Con (Gia Lô) thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh An cũ, làm nghề kiếm cá (thuyền chài) lên trú ngụ ở các dân ven hà như Đoan Hạ, Đoan Thượng để lánh nạn cấm đạo họ thấy khu vực trong Hoàng Xá là đồng bạch thủy nên họ rủ nhau vào ở để đóng bè kiếm cá, làm nhà trên đất Hoàng Xá (có 4 ông là ông Hiên, ông Phèn, ông Nguyên, ông Bẩm). Đến năm 1864, Cha già Lý, người đang coi xứ Nỗ Lực có tìm đến thăm hỏi và làm phúc cho giáo hữu. Người khuyên và truyền cho mọi người nên lên đất làm nhà để vỡ đất làm ăn và thành lập họ đạo. [29]
Năm 1912, họ đạo Thủy Trạm vẫn là một họ đạo mới, có nhà thờ bằng tre lợp tranh do ông cố Thạch cắm hướng. Đến năm 1920, ông Kỷ - chủ làng, cùng với Cha già Lương – chính xứ Hoàng Xá và Cha Đài – phó xứ cắm nền đào móng cho dân Thủy Trạm xây nhà thờ. Nhà thờ xây xong năm 1921 nhưng chưa chát áo thì đã bị đổ vỡ hoàn toàn. Đến năm 1929 Cha già Lượng lại cùng cha Hanh đứng ra cùng họ giáo Thủy Trạm xây lại nhà thờ, cha Hanh làm tổng đốc công và nhà thờ hoàn thành vào năm 1930. Nhà thờ được để mình thánh, họ đạo nhận Bẩy sự thương khó Đức Bà làm quan thầy. Lúc này trong họ mới có 500 nhân danh, bà chủ Đán cúng phụng cho nhà thờ một quả chuông treo ở tháp chuông của nhà thờ, đến nay vẫn còn dùng trong các công việc của nhà thờ. Trong hai cuộc chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở nước ta, nhà thờ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là năm 1952. Pháp bỏ bom dọc làng tổng số hơn 20 quả, một quả rơi ngay cạnh nhà thờ cách chân tháp 7m gây chấn động mạnh, làm nứt dọc tháp và toàn bộ xung quanh nhà thờ. Cùng năm đó lại bị đại bác bắn xuyên vào phía bên trái nhà thờ làm gãy cột số 5 và nhà thờ cũng bị nứt nhiều, đặc biệt là cánh gà bên trái. Vì lý do đó mà nhà thờ bị xuống cấp nghiêm trọng.
Nguyễn Thị Hồng Duyên 45 K37 – Lịch sử
Từ đó, nhà thờ được giáo dân trong họ tu sửa nhiều lần, cụ thể là một lần năm 1958, lần 2 năm 1979, lần 3 năm 1983. Tuy nhiên nhà thờ vẫn bị xuống cấp nghiêm trọng và nguy cơ bị đổ vỡ nên họ giáo đã quyết định xây lại nhà thờ vào năm 1993.
Ngày 20/10/1993 giáo họ chính thức tổ chức lễ khởi công xây dựng lại nhà thờ. Đến năm 1996 thì nhà thờ được xây xong, ngày 7/9/1996 kéo chuông lên tháp, đến ngày 21/10/1996 cha quản xứ và các cha trong giáo phận cắt băng khánh thành nhà thờ và dâng thánh lễ tạ ơn. Năm 2006 nhà thờ được nâng cấp lại: thay mái ngói thành mái tôn để tránh bị dột khi trời mưa, tân trang lại bên trong nhà thờ như làm lại cung thánh, xây thêm gác đàn, sắm bàn thờ mới,… Ngày 21/04/2007 Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương và nhiều cha trong giáo phận dâng thánh lễ cung hiến thánh đường, tước hiệu Đức Mẹ Sầu Bi. Ngoài ra, giáo họ còn cho xây dựng và tu sửa nhiều công trình phục vụ cho các hoạt động của giáo họ như: nhà truyền thống, nhà giáo lý,…
Đến năm 1993, giáo họ Thủy Trạm có 2415 nhân danh, giáo họ thuộc giáo xứ Hoàng Xá. Năm 2007, giáo họ có 2912 nhân danh và đến 2014 thì giáo họ có 3303 nhân danh. Nghề nghiệp chủ yếu của giáo dân là trồng trọt và chăn nuôi, gần đây các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ngày càng phát triển hơn, nhân dân cũng chú trọng làm ăn buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận nhằm nâng cao đời sống. Giáo dân luôn sống tốt đời, đẹp đạo, sống theo ý Chúa, sống đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.