Tổ chức và sinh hoạt tôn giáo tại giáo họ Thủy Trạm hiện nay

Một phần của tài liệu Tục thờ cúng tổ tiên của người công giáo tại giáo họ thủy trạm xã sơn thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phúc thọ (Trang 50 - 55)

Về tổ chức

Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu giáo dân ổn định về số lượng, việc chăm sóc mục vụ được giao cho một linh mục. Đây là kiểu đơn vị giáo hội nhỏ nhất trong Giáo hội Công giáo và là đơn vị cơ bản nhất tạo nên một Giáo phận. Mỗi giáo xứ có phân định lãnh thổ rõ ràng và có lượng giáo dân ổn

Nguyễn Thị Hồng Duyên 46 K37 – Lịch sử

định, cơ sở vật chất quan trọng nhất của giáo xứ là nhà thờ xứ. Mỗi giáo xứ do một linh mục (cha xứ) đứng đầu, đóng vai trò chăm sóc, quản lý giáo xứ.

Ở miền Bắc, mỗi xứ đạo được chia ra làm một số họ đạo, phần lớn các họ đạo đều có nhà nguyện. Ở miền Trung và miền Nam, mỗi xứ đạo được chia thành một số giáo khu, dưới giáo khu là phân khu. [35, 173]

Mỗi xứ đạo có một tổ chức tập hợp một số tín đồ có nhiệm vụ trợ giúp linh mục trong hoạt động mục vụ, tài chính và một số công việc khác. Ở mỗi miền có cách gọi khác nhau là Ban Hành Giáo hoặc Hội đồng Giáo xứ. Các xứ đạo, họ đạo đều có các tổ chức hội đoàn: là tổ chức tín đồ được tập hợp theo nghề nghiệp, lứa tuổi, phục vụ cho thánh lễ, giúp nhau trong đời sống đạo, giữ vững đức tin Công giáo.

Ở miền Bắc nói chung và ở giáo họ Thủy Trạm nói riêng có các tổ chức, hội đoàn và các chức danh tương ứng. Các ban ngành này là những cánh tay đắc lực cùng với linh mục quản xứ cai quản giáo xứ, phát triển giáo xứ ngày càng mạnh mẽ hơn. Các tổ chức của giáo họ Thủy Trạm như sau:

- Ban hành giáo: có nhiệm vụ giúp linh mục điều hành mọi hoạt động của giáo họ. Ban này gồm có cả nam và nữ tham gia đảm nhiệm các công việc của giáo họ. Hiện nay chức trưởng Ban hành giáo của giáo họ Thủy Trạm do ông Nguyễn Văn Vận đảm nhiệm, ngoài ra còn có các thành viên khác trong ban này đảm nhiệm các lĩnh vực khác nhau. Trước năm 1989 giáo họ chưa có Ban hành giáo thì các công việc của giáo họ do các ông Chùm đảm nhiệm.

Ngoài ra, tại giáo họ còn có một hệ thống các hội đoàn khác nhau, các hội đoàn này đã đi vào hoạt động có tổ chức:

- Tổ khánh tiết: thành lập từ năm 1958, đảm nhiệm chức năng kiến thiết và khánh tiết, đến năm 1991 kiện toàn lại với nhiệm vụ khánh tiết cộng tác với Ban hành giáo về phụng tự, trang trí nhà thờ trong các ngày lễ lớn và các buổi rước kiệu,…

Nguyễn Thị Hồng Duyên 47 K37 – Lịch sử

- Tổ tư viên tông đồ: thành lập năm 2004 để phục vụ khi cử hành các nghi thức tuần thánh, chầu lễ trong các ngày lễ trọng và cầm thánh giá nến cao trong các cuộc rước.

- Ca đoàn: được thành lập năm 1963, với nhiệm vụ hát phục vụ trong các thánh lễ và các buổi chầu. Thời kỳ đầu chỉ tập hát những bài trong bộ lễ theo từng mùa phụng vụ bằng tiếng Latinh, về sau mới tập hát bằng tiếng Việt.

- Giảng viên giáo lý: được thành lập năm 1992, với nhiệm vụ dạy giáo lý Công giáo cho các em đến tuổi học giáo lý, chia sẻ lời Chúa trong các buổi lễ Chúa nhật.

- Hội lễ sinh: thành lập năm 1995, có nhiệm vụ làm các công việc giúp lễ, dọn bàn thờ, lo phần âm thanh ánh sáng. Mục đích chính là vun trồng ơn gọi tận hiến.

- Đội trống trắc ra đời năm 1917, ban đầu nằm trong cơ cấu của Hội Chết, nhưng sau này Hội Chết dần bị mai một thì đội trống phát triển độc lập. Đội kèn đồng ra đời năm 2007. Hai đội này có nhiệm vụ tham gia trong các buổi rước, buổi chầu, buổi lễ quan trọng của giáo họ. Tổ bát âm ra đời năm 1901, lúc đầu là bộ phận của đội hát chèo của làng, về sau việc hát chèo không được duy trì nữa đội bát âm vẫn còn giữ để phục vụ rước sách và tang lễ.

- Ngoài các hội đoàn trên thì giáo họ còn nhiều hội đoàn khác như: tổ kiệu, hội tình thương bác ái, hội truyền giáo, hội mân côi, hội thánh Giuse,… các hội đoàn này đều có những quy định rõ ràng, có những nhiệm vụ và các hoạt động nhất định góp phần làm cho giáo xứ phát triển vững mạnh hơn.

Như vậy việc tham gia các hội đoàn Công giáo vừa đáp ứng được nhu cầu sống đạo của mỗi tín đồ, vừa thể hiện được sự liên kết gắn bó cao trong sinh hoạt tôn giáo.

Về sinh hoạt tôn giáo tại giáo họ

- Dạy và học giáo lý: Việc tổ chức dạy và học giáo lý được quan tâm từ khi mới thành lập làng, hiện nay, công việc này càng được quan tâm và sâu

Nguyễn Thị Hồng Duyên 48 K37 – Lịch sử

sát hơn. Việc dạy và học kinh bổn được tổ chức chặt chẽ, các em đến tuổi đi học đều động viên gia đình cho các em đi học đầy đủ, đúng độ tuổi. Công tác bồi dưỡng các giáo lý viên cũng được quan tâm, hàng năm giáo họ mở đầy đủ các lớp từ các lớp Ấu đến lớp Hôn nhân nhằm đáp ứng nhu cầu học giáo lý của giáo dân trong họ đạo. Năm 2014, các em đến độ tuổi học giáo lý thường xuyên đạt 85%, các em học trong dịp nghỉ hè là 15%. Các giáo dân tham gia thi kinh bổn trong dịp đại lễ Phục sinh đạt 25%, trong các gia đình giáo dân có sách Kinh thánh đạt 85%. Việc học hỏi các văn kiện của Công đồng Vatican II được thực hiện nhưng chưa thường xuyên, rộng rãi.

- Việc truyền giáo: cũng được quan tâm và tiến hành thường xuyên. Những năm trước đây có nhiều người lương giáo khi về già họ xin được rửa tội theo đạo. Hiện nay đa phần những người trong giáo họ kết hôn với người ngoài đạo thì họ đều được vận động, tuyên truyền đi theo và làm trọn các nghi thức của đạo.

- Việc phụng tự: Hát lễ cộng đồng được quan tâm và thực hiện tốt, chầu thánh thể được thực hiện mỗi tuần một lần tại nhà thờ. Việc cung nghinh thánh thể và rước hoa kính Đức Mẹ được duy trì hàng năm và được tổ chức trang nghiêm, long trọng. Nhiều Giới mới được ra đời: Giới Hiền mẫu, Giới Gia trưởng, Giới Phụ lão,… Mùa chay thực hiện các buổi ngắm đứng, ngắm quỳ cho các nhóm, các hội đoàn.

- Các hoạt động văn hóa xã hội:

+ Hàng năm giáo họ thường tổ chức các buổi dạ hội, giao lưu vào dịp Giáng sinh và đêm Giao thừa nhằm tạo không khí vui vẻ trong các dịp lễ trọng này đồng thời cũng có các tiết mục với nội dung truyền giáo. Các buổi dạ hội, giao lưu này thu hút không chỉ các giáo dân mà cả lương dân ở các vùng lân cận cũng đến tham dự.

Nguyễn Thị Hồng Duyên 49 K37 – Lịch sử

+ Giáo họ tổ chức dâng lễ kỉ niệm hôn phối cho các cặp gia đình trong toàn giáo họ. Cóp phần củng cố sự bền vững hôn nhân của gia đình Công giáo.

+ Dịp Giáng sinh và năm mới giáo họ tổ chức treo băng rôn, cờ trang trí các ngõ xóm. Đặc biệt trong dịp Giáng sinh, cả giáo họ tiến hành làm hang đá tại các khu xóm, trong dịp Noel 2013 trong cả họ đạo có 66 hang đá và cắm 7 trại.

+ Cũng trong dịp năm mới, giáo họ cũng tổ chức các buổi thi đấu thể thao như: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền,… nhằm nâng cao sức khỏe và tinh thần cho giáo dân.

+ Trong năm 2013, 2014 giáo họ đã in mỗi năm 65.000 ảnh phát cho thiếu nhi trong các thánh lễ ngày chủ nhật, góp phần tạo hứng thú, khuyến khích các em tham dự các thánh lễ.

+ Năm 2013 trong dịp tết âm lịch, từ mùng 2 đến mùng 4 giáo họ tổ chức vui chơi cho giới trẻ và thiếu nhi tại nhà thờ thu hút được nhiều người đến tham dự. Qua đó cũng đã giảm thiểu được các tai tệ nạn xã hội tại giáo họ trong dịp này, đồng thời hướng các em đến các trò chơi lành mạnh.

+ Hàng năm vào mùng 5 tết âm lịch, giáo họ tổ chức các buổi gặp mặt, giao lưu cho các tu sinh nam nữ, lễ sinh, giáo lý viên, học sinh sinh viên và những người làm ăn xa quê.

+ Công tác bác ái giúp đỡ những người khó khăn bệnh tật được thực hiện đều đặn. Trong dịp tết nguyên đán năm 2013, giáo họ tặng 70 phần quà cho những gia đình khó khăn trong giáo họ và các giáo họ lân cận; tặng xe lăn cho những người bị bệnh liệt trong giáo họ. Năm 2014, giáo họ tặng 40 phần quà mỗi phần quà giá trị trên 500.000đ cho giáo dân trong giáo họ và các giáo họ lân cận, cho một số hộ nghèo của xã Sơn Thủy, xã Cự Đồng (huyện Thanh Sơn), xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn). Tại giáo họ thành lập được các tổ từ

Nguyễn Thị Hồng Duyên 50 K37 – Lịch sử

thiện bác ái mọi người giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, giải quyết các tranh chấp trong khu xóm. Giáo dân tiến hành quyên góp và thăm hỏi các bệnh nhân trong các khu xóm của mình.

+ Công tác khuyến học cũng được giáo họ thực hiện khá tốt. Hàng năm những học sinh có thành tích học tập tốt đạt giải trong các cuộc thi huyện, tỉnh hay các em đỗ vào các trường đại học đều được tuyên dương, tặng quà. Việc làm đó mang ý nghĩa động viên, khuyến khích các em trong giáo họ đến trường học. Vào những dịp nghỉ hè, giáo họ vận động các giáo dân là giáo viên tại các trường mở các lớp học thêm miễn phí cho con em giáo dân trong giáo họ.

Như vậy, với ý thức trách nhiệm của mình người Công giáo Thủy Trạm đã luôn chu toàn bổn phận con chiên của mình, đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội góp phần vào việc xây dựng và phát triển quê hương đất nước.

Một phần của tài liệu Tục thờ cúng tổ tiên của người công giáo tại giáo họ thủy trạm xã sơn thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phúc thọ (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)