Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản có một ví trí đáng kể từ lâu đời. Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) đã có những biện pháp phát triển thương nghiệp ở Đàng Trong. Đồng thời, ông cùng các vị chúa kế tiếp cũng đã từng bước tạo mọi điều kiện thuận lợ cho sự buôn bán của thương nhân Nhật Bản ở Đàng Trong.
Tiền biên ghi lại rằng: “Tướng giặc nước Tây Dương hiệu là Hiển Quý đi năm chiếc thuyền lớn đến đậu ở Cửa Việt để cướp bóc ven biển. Chúa Nguyễn Hoàng sai hoàng tử thứ sáu lĩnh hơn 1o chiến thuyền, tiến thẳng đến cửa biển đánh tan hai chiếc thuyền giặc. Hiển Quý sợ chạy. Chúa cả mừng nói rằng: Con ta thật anh kiệt…Từ đó, giặc biển im hơi”[30, tr. 24].
45
Lạ lùng thay, 16 năm sau, cái tên Hiển Quý lại xuất hiện trong một bức thư Nguyễn Hoàng gửi cho vị tướng quân Tokugawa thứ nhất, Ieyasu, vào năm 1601. Vào năm 1599, thuyền của Hiển Quý bị đắm ở cảng Thuận An: “Không biết Hiển Quý là một thương nhân hợp pháp”, bức thư giải thích, viên quan của chúng tôi ở Thuận Hoá đánh nhau với thuỷ thủ đoàn và đã bỏ mạng do sơ suất và hậu quả là các tướng sĩ đã triệu tập binh lính tính giết Hiển Quý để trả thù. Nhưng khi Nguyễn Hoàng từ phía Bắc trở về vào năm 1600, ông gặp Hiển Quý đang còn bị giam giữ tại đây, vì năm đó không có tàu thuyền đi Nhật. Hiển Quý ở lại Đàng Trong cho đến năm 1601”[ 21,tr.98].
Nguyễn Hoàng có thể đã làm tưởng Hiển Quý là một thương gia do chính quyền Tokugawa phái tới, hoặc ông đã coi sự hiện diện của anh ta như là một cơ hội thuận lợi để ông thiết lập mối giao hảo với Nhật Bản theo chiều hướng là “muốn tiếp tục các mối quan hệ theo tiền lệ” [21,tr.99]
Thư trả lời của Tokugawa nói rõ là “Hiển Quý không phải là phái viên chính thức. Những con người độc ác ấy đã phạm tội giết người đáng bị dân tộc quý ngài trừng phạt lòng quảng đại của quý ngài đối với các thuỷ thủ ấy đáng được chúng tôi ghi lòng tạc dạ một cách sâu sắc. Bức thư cũng còn thông báo với chúa Nguyễn về các châu ấn thuyền. Trong tương lai, các tàu thuyền từ xứ chúng tôi tới thăm xứ của ngài phải được chứng nhận bởi con mộc đóng trên bức thư này và tàu thuyền nào không có con mộc sẽ bị coi là bất hợp pháp”[ 21,tr.99].
Và hai bên đã buôn bán với nhau một cách đều đặn từ thời điểm đó. Từ năm 1601 đến 1606, hằng năm, Nguyễn Hoàng và Tokugawa đều có trao đổi thư từ với nhau. Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng là người tỏ ra là người bạn hàng hăm hở hơn và thường đóng vai trò chủ động. Thái độ của ông chắc chắn đã khuyến khích người Nhật tới Đàng Trong. Trong khi đó, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài không có quan hệ chính thức với chính quyền Nhật Bản cho tới lần tiếp xúc váo năm 1624, nhưng lần
46
này cũng chỉ với một cách miễn cưỡng mà thôi. Nền thương mại với châu ấn thuyền thật là quan trọng đối với Đàng Trong.
Người Nhật đến Đàng Trong thoạt tiên là vì tơ lụa. Họ có thể mua tơ lụa ở đây dễ dàng hơn các nơi khác vì tại cảng chính là cảng Hội An có một số người Nhật sinh sống và những người Nhật này có thể thu gom tơ sống trước khi tàu của họ tới. Hoạt động này tại thị trường địa phương đã trở nên quan trọng đến nỗi giá tơ lụa ở Đàng Trong vào thời này lên xuống tuỳ theo nhịp độ châu ấn thuyền tới cảng[21,tr.103]. Các nhà sản xuất tơ lụa địa phương ở Đàng Trong chia thu hoạch của họ thành hai loại, theo thời điểm tàu người Nhật đến: “tơ mới” được thu hoạch từ tháng tư đến tháng sáu vào thời người Nhật thu mua. “tơ cũ” được thu hoạch từ tháng mười đến tháng mười hai. Vì các thuyền của người Nhật thương rời Đàng Trong trước ngày 20- 7, nên vụ tơ này quá muộn đối với họ, do đó phải chờ họ trở lại vào tháng tư năm sau. Do tình hình này mà loại “tơ cũ” chỉ bán được với giá từ 100 đến 110 lạng một picul (khoảng 60 kg), trong khi “tơ mới” có thể bán với giá từ 140 đến 160 lạng một picul. Giá có thể cao hơn, chẳng hạn, báo cáo của VOC ghi nhận là giá tơ lên tới 180- 200 lạng một picul khi hai tàu của công ty này đến Đàng Trong năm 1633, vì có hai chuyến tàu của Nhật vừa mua 400.000 read tơ lụa[ 21,tr.104].
Nguyễn Hoàng rất coi trọng việc duy trì các mối quan hệ đối với Nhật Bản và đóng vai trò chủ động, trong một hành động khác đó là vào năm 1604 ông nhận Hunamoto Yabeije, một thương gia và cũng là phái viên đầu tiên của chính quyền Tokugawa tới Đàng Trong làm con nuôi. Ông tiếp tục củng cố quan hệ này bằng hai lá thư gửi cho chính phủ Nhật Bản báo tin ông đã nhận Hunamoto làm con nuôi và yêu cầu chính phủ Nhật Bản gửi ông này tới Đàng Trong một lần nữa cùng với tàu của ông.
Ngoài tơ lụa thì việc buôn bán tiền đúc ở Đàng Trong cũng có sức hấp dẫn lớn đối với người Nhật. Ngoài ra, chúng ta phải thừa nhận rằng Hội An, cảng chính
47
của Đàng Trong, cũng có vai trò của nó trong việc lôi cuốn các thương gia Nhật tới Đàng Trong. Đây là trung tâm phân phối hàng được tổ chức khá tốt. Người Nhật có thể tới đây mua hàng của người Hoa và các nước Đông Nam Á một cách khá thuận lợi với mức thuế không cao lắm. Về phương diện này, “Hội An cũng giống một số cảng khác ở Đông Nam Á như Malacca, Patani và Banten. Các cảng này hoạt động tấp nập nhưng lượng hàng được sản xuất tại chỗ trong vùng kế cận lại rất hạn chế” [40,tr.111]. Người Nhật trong thời gian này là một bạn hàng quan trọng đối với Đàng Trong, cùng với thương nhân Nhật Bản là sự có mặt của người Hoa.