Sử dụng người Hoa làm Tổng trấn Hà Tiên

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802 (Trang 42 - 45)

Theo cổ sử, Hà Tiên thuộc vương quốc Phù Nam, từ thế kỷ thứ I cho đến thế kỷ thứ VII, rồi thuộc Chân Lạp. Sách Địa bạ Hà Tiên cho biết: Trên các bản đồ cổ của Trung Quốc, Hi Lạp và Ả Rập, chưa thấy vẽ phần đất này cùng với tên địa danh một cách rõ ràng. Người Bồ Đào Nha là những nhà hàng hải đầu tiên của phương Tây đã đến đây từ giữa thế kỷ XVI và vẽ địa phận Hà Tiên với tên gọi là Carol. Sau này, tên Carol được thay bằng Cancao[6,tr.75].

Cho đến thế kỷ XVII, trấn Hà Tiên chưa định hình rõ về mặt biên giới và lãnh thổ. Tuy về danh nghĩa, nơi này thuộc Chân Lạp nhưng trong một thời gian dài, Hà Tiên gần như bị bỏ hoang. Vùng đất này có “một khoảng trống về khảo cổ học suốt hàng ngàn năm và đã trở thành mảnh đất của những lưu dân thuộc nhiều tộc người từ nhiều xứ sở khác nhau đến cộng cư” [27, tr. 15]. Người Chân Lạp, người Việt, người Hoa và người Chà Và cũng tìm đến đây để khẩn hoang, lập nghiệp.

40

Mạc Cửu là một thương nhân người huyện Hải Phong, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, năm 1680 ông đã vượt biển đến Chân Lạp khi ông mới 17 tuổi và được giao chức Ốc Nha. Thấy chính sự ở chính quốc rối ren, đất Mặc Khảm có nhiều người Việt, người Hoa, người Chân Lạp, người Chà Và đến làm ăn nên ông đến đó xin mở sòng bạc, đánh thuế hoa chi kiếm lời, lại đào được hũ bạc và trở nên giàu có. Ông xây một toà thành bên bờ biển, mở phố xá, chiêu mộ dân lưu tán người Việt, lập lên bảy xã thôn ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kè, Cần Bột,Vụng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau và Hà Tiên.

Xây dựng Hà Tiên thành một nơi trù phú như vậy, nhưng Mạc Cửu đã đi đến một quyết định rất bất ngờ và táo bạo, đó là tự nguyện dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn. Điều đó thực chất nằm trong sự suy tính rất kỹ lưỡng và là một sách lược của họ Mạc để thích ứng với tình hình lúc bấy giờ.

Đối với Xiêm La, họ Mạc hiểu rất rõ tham vọng và ý đồ thôn tính của vương quốc này đối với Chân Lạp và cả với Hà Tiên, họ Mạc sẽ mất trắng Hà Tiên vào tay vương quốc này mà không có một chút quyền hành nào đối với thành quả mà đã gây dựng được. Còn đối với Chân Lạp, tuy ở đại vị là một viên quan Ốc Nha, nhưng Mạc Cửu cũng nhận thấy rõ sự yếu thế của vương quốc này. Chân Lạp ngày càng suy yếu, nội chiến liên miên, lại khiếp sợ và thường xuyên đứng trước nguy cơ bị quân Xiêm xâm lược. Bản thân nội bộ Chân Lạp cũng chia làm hai phái: một phái nương nhờ Xiêm và một phái nương nhờ Đàng Trong. Trong khi đó, thanh thế của chúa Nguyễn ngày càng lên cao. Lãnh thổ của chúa vào tới miền Đông Nam Bộ và các chúa Nguyễn đã thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với vùng Tây Nam Bộ qua việc khai phá Mỹ Tho. Mặt khác, việc lập phủ Gia Định lại diễn ra một cách hoà bình với sự tự nguyện chấp thuận của Chân Lạp là hoàn toàn trái ngược với những gì mà Xiêm La đã thực hiện.

Bên cạnh đó còn một nguyên nhân khác mang tính chất riêng tư nhưng cũng có ý nghĩa khá quan trọng trong việc định hướng tìm đến chúa Nguyễn của Mạc

41

Cửu, đó là “cuộc hôn nhân giữa ông và bà Bùi Thị Lẫm - một người phụ nữ gốc Việt Đồng Môn , Biên Hoà. phải chăng yếu tố tình cảm gia đình từ sự ảnh hưởng của người vợ Việt đã góp phần tạo nên sợi dây gắn kết, gần gũi giữa Mạc Cửu với Đàng Trong để ông hướng về chúa Nguyễn?” [24,tr.95].

Đặc biệt, với phương thức mở đất mà chúa Nguyễn đang theo đuổi thì việc nương nhờ Đàng Trong sẽ khiến Mạc Cửu không bị mất đi những đặc quyền của mình. Điều này phù hợp với sự điều chỉnh nguyện vọng ban đầu để thích ứng với thời cuộc của họ Mạc nên Mạc Cửu đã tìm đến chúa Nguyễn – nơi hội tụ những điều kiện cần thiết mà họ Mạc đang mong muốn.

“Năm 1708, Mạc Cửu cùng thuộc hạ là bọn Trương Cầu, Lý Xã đem lụa ngọc tới của khuyết dâng biểu xưng thần, xin làm Hà Tiên trưởng”[31,tr.240-241]. Cuộc gặp gỡ tạo nên bước ngoặt đối với cả Hà Tiên lẫn Đàng Trong, chúa Nam triều thấy cụ tướng mạo khôi ngô, cử chỉ khoan thai, kính cẩn, khen là bậc trung thành, liền ra sắc chỉ cho làm thuộc quốc, gọi xứ ấy là trấn Hà Tiên, trao phẩm tước cho cụ làm Tổng binh, ban cấp ấn thụ, lại sai nội thần tiễn chân đến tận cửa ải, dành cho sự vinh dự, ưu đãi đặc biệt.

Tuy nhiên, theo sách Đại Nam thực lục tiền biênGia Định thành thông chí

thì “Mạc Cửu không trực tiếp đi phú Xuân mà uỷ nhiệm cho thuộc hạ của mình là Trương Cầu và Lý Xã đến dang thư lên chúa Nguyễn. Đến năm 1711 Mạc Cửu mới đế cửa khuyết tạ ơn và được chúa Nguyễn hậu thưởng. Sự kiện năm 1708 đã tạo điều kiện cho vùng đất rộng lớn từ Kiên Giang cho đến tận Cà Mau thuộc về Đàng Trong. Chính uy thế lớn mạnh của chúa Nguyễn trên khắp bờ cõi Chân Lạp đã biến thành một sức mạnh diệu kỳ để lãnh thổ Đàng Trong ngày càng được mở rộng ra”[24,tr.97].

Như vậy, nhờ có Hà Tiên và Mạc Thiên Tứ mà chúa Nguyễn đã có điều kiện thuận lợi để hoàn tất công cuộc mở đất về phía nam. Trấn Hà Tiên dưới thời các chúa Nguyễn gồm các tỉnh thành hiện nay: Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Cần

42

Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng và một số phần đất thuộc Campuchia. Nhờ nối tiếp nghiệp cha, Mạc Thiên Tứ đã tận trung với chúa Nguyễn, tích cực xây dựng và mở rộng trấn Hà Tiên, đem lại cho chúa Nguyễn một phần lãnh thổ rộng lớn.

Qua đó ta có thể thấy rằng, chúa Nguyễn có được trấn Hà Tiên rộng lớn như vậy không chỉ nhờ vào thanh thế lớn mạnh mà còn nhờ vào khả năng dùng người của mình. Chính sự tin tưởng, cởi mở, vỗ về cùng nhiều chính sách ưu đãi, hợp tình hợp lý, trọng dụng người tài của chúa Nguyễn đã khiến cho người Hoa trên đất Nam Bộ có điều kiện phát huy hết lòng trung thành và tài năng của mình để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển Đàng Trong.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)