Đối với thương nhân phương Tây

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802 (Trang 50 - 55)

Ở Đông Nam Á, nhiều nước đã tiến hành mở cửa giao thương với các nước phương Tây như Siam, Indonesiavà bán đảo Malacca. Đây chính là cơ hội để Đàng Trong tham gia vào hoạt động thươngmại quốc tế. Trong thời gian đầu, khi Đàng Ngoài thực thi chính sách đóng cửa trong quan hệ với các nước phương Tây thì Đàng Trong lại thực thi chính sách ngoại thương cởi mở. Trong lĩnh vực đối nội,các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển và có chính sách bảo hộ đối với một số mặt hàng do chính người Đàng Trong sản xuất. Trong lĩnh vực đối ngoại, các chúa Nguyễn không những khuyến khích thương nhân nước ngoài đến buôn bán mà còn ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với các thương nhân phương Tây. Chính nhờ chính sách ngoại thương thông thoáng của các chúa Nguyễn mà việc buôn bán ở Đàng Trong ngày càng phát triển và hình thành nên những thương cảng nổi tiếng, trong đó tiêu biểu là thương cảng Hội An.

Trong số các nước phương Tây, Bồ Đào Nha là nước đầu tiên có mặt ở Đàng Trong. Theo Birdwood, người Bồ Đào Nha tiến hành các hoạt động giao lưu buôn bán với Đàng Trong vào khoảng năm 1540,thương nhân Bồ Đào Nha từ Macao hoặc Nam Dương (Indonesia) đến Hội An vào tháng Chạp hoặc tháng Giêng để bán, mua hàng như tơ, lụa, hồ tiêu,gỗ quý, thông qua các đại lý Hoa kiều hay Nhật

48

kiều ở Hội An, rồi quay thuyền về các căn cứ trên (Macao,Nam Dương). Điều cần nhận thấy ở đây là để thiết lập quan hệ buôn bán với các nước châu Á, Bồ Đào Nha đã xây dựng nên hệ thống thương điếm trên toàn cõi châu Á nhằm tạo ra một mạng lưới thương mại hùng mạnh vào thế kỷ XVI. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, Bồ Đào Nha không thiết lập hệ thống thương điếm cho nên mọi quan hệ giao lưu buôn bán đều thông qua môi giới trung gian để thu gom hàng hóa hoặc giao dịch. Điều đáng lưu ý là các thương nhân Bồ Đào Nha không để lại người thường trực ở Hội An nhưng lại muốn độc quyền buôn bán với Đàng Trong.

Để làm việc đó, các thương nhân Bồ Đào Nha tìm mọi cách lấy lòng chúa Nguyễn, gửi tặng các đồ vật và thường xuyên cạnh tranh với Hà Lan. Thậm chí,họ còn đề nghị chúa Nguyễn không nên buôn bánvới người Hà Lan. Tuy nhiên, đề nghị này không được chúa Nguyễn đồng ý. Trước tình hình đó, Bồ Đào Nha càng hướng sự quan tâm đến các hoạt động giao lưu buôn bán với Đàng Trong. Từ năm 1640 trở đi, quan hệ buôn bán giữa Bồ Đào Nha với Nhật Bản ngày càng giảm, trong khi đó quan hệ buôn bán với Đàng Trong lại được tăng cường. Những sản vật mà các thương nhân Bồ Đào Nha mua của Đàng Trong là tơ vàng, một số trầm hương, kỳ nam và một ít benzoin.Đổi lại, các thương nhân Bồ Đào Nha mang súng ống, diêm tiêu, kẽm, đồng... có thợ kỹ thuật đi cùng để bán lại cho Đàng Trong. Người Bồ Đào Nha đã dạy cho chúa Nguyễn kỹ thuật đúc súng nên được các chúa Nguyễn sủng ái và nể trọng.

Đây cũng là thời kỳ xảy ra cuộc chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài nên chúa Nguyễn rất cần mua súng đạn từ xưởng đúc súng của Bồ Đào Nha ở Macao. Trong số các thương cảng của Đàng Trong thì Hội An được coi là một trong những thương cảng sầm uất nhất. Hội An trở thành trung tâm tập trung và phân phối hàng hóa, là nơi xuất khẩu một số sản phẩm địa phương như kỳ nam và vàng, trong đó kỳ nam là một thứ dầu quý được các thương nhân Bồ Đào Nha ưa chuộng “Kỳ nam hương màu đen, có dầu và giá 50 cruzados một catty nơi người

49

Bồ Đào Nha, trong khi tại chính nơi sản xuất, nó trị giá ngang với bạc, bao nhiêu kỳ nam hương là bấy nhiêu bạc”[21,tr.119].

Có thể khẳng định rằng Đàng Trong đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thương nhân Bồ Đào Nha đến giao lưu buôn bán, trong đó có cả việc cho phép các thương nhân Bồ Đào Nha xây dựng những cơ sở kinh doanh ở Hội An, cho phép lập phố, xây kho như các thương nhân Nhật Bản và Trung Quốc. Song do phương thức buôn bán của Bồ Đào Nha chủ yếu thông qua môi giới trung gian hoặc giao dịch nên Bồ Đào Nha không có cơ sở vững chắc tại Đàng Trong.Với tư cách là những người phương Tây đầu tiên đếnViệt Nam, “người Bồ Đào Nha đã cậy có một nền hànghải khỏe vào bậc nhất và hung hăng đến chiếm đất đaiđể buôn bán”[40,tr.70]. Mặc dù các thương nhân Bồ Đào Nha mua được nhiều hàng hóa giá rẻ của Đàng Trong nhưng họ đến Đàng Trong không đại diện cho bất kỳ công ty nào và không cư ngụ tại đó nên vị thế của BồĐào Nha ở Đàng Trong về sau bị suy giảm.

Những mặt hàng mà người Hà Lan thường mang đến buôn bán là những mặt hàng Đàng Trong cần như “đại bác, diêm tiêu, lưu huỳnh; dạ châu Âu loại mịn, màu đỏ và màu sẫm; đồng bạc rénaux như tiền đồng, bạc nén và bạc đúc; hạt tiêu để xuất khẩu sangTrung Quốc; vải bông Ấn Độ,gỗ đàn hương… Đổi lại, người Hà Lan mua tơ lụa và các mặt hàng thổ sản như kỳ nam hương, gỗ quý, tơ lụa, xạ hương, vàng… mang về châu Âu”[21,tr.119]. Trong thời gian đầu các thương nhân Hà Lan cũng được các chúa Nguyễn đón tiếp nồng hậu, thậm chí còn được triều đình ban tặng một số đặc quyền để buôn bán. Năm 1633, theo thư mời của chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563 - 1635), Công ty Đông Ấn Hà Lan đã có ý định đến buôn bán ở Quảng Nam và đến năm 1636, thương điếm của Hà Lan đã được thiết lập ở Hội An phố. Tuy nhiên, quá trình buôn bán giữa Đàng Trong với Hà Lan chỉ diễn ra trong 4 thập niên đầu của thế kỷ XVII, về sau do mâu thuẫn với dân bản địa các thương nhân Hà Lan buộc phải rời khỏi Hội An. Sau nhiều cố gắng của

50

Batavia, nhưng Công ty Đông Ấn Hà Lan vẫn không duy trì được mối quan hệ thương mại với Đàng Trong.

Rõ ràng là, trong hơn một thế kỷ thiết lập quan hệ buôn bán với Bồ Đào Nha và Hà Lan, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã thực thi chính sách ngoại thương rộng mở và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thương nhân Bồ Đào Nha và Hà Lan đến giao lưu buôn bán. Trong quá trình diễn ra các hoạt động giao lưu buôn bán, Bồ Đào Nha và Hà Lan thường xảy ra cạnh tranh, thậm chí dẫn đến xung đột, nhưng các chúa Nguyễn ở Đàng Trong vẫn thực hiện chính sách cân bằng lực lượng, không dành bất cứ sự ưu tiên nào cho Bồ Đào Nha hoặc cho Hà Lan. Nhờ vậy,quan hệ giữa Đàng Trong với Bồ Đào Nha và Hà Lan vẫn giữ được sự hòa hiếu dẫu rằng có những thời điểm xảy ra bất đồng. Ngoài ra, trong quan hệ với các nước phương Tây, chính quyền Đàng Trong đã biết sử dụng lợi thế của từng nước để phục vụ cho sự phát triển đất nước. Trong thời kỳ đầu, khi Bồ ĐàoNha đang có ưu thế, chính quyền Đàng Trong đã dựa vào Bồ Đào Nha để buôn bán, đến giai đoạn sau khi Bồ Đào Nha suy yếu thì Đàng Trong lại hướng sự chú ý của mình về Hà Lan.

Tóm lại, hoạt động thương mại giữa Bồ Đào Nha và Hà Lan với Đàng Trong thế kỷ XVI - XVII được coi là đỉnh cao trong quan hệ giữa Đàng Trong với các nước phương Tây. Nhờ thiết lập được trạm trung chuyển Hội An mà Bồ Đào Nha và Hà Lan duy trì được mạng lưới buôn bán thương mại nội Á trong suốt hơn một thế kỷ từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII. Đây là một trong những đóng góp hết sức quan trọng của chính quyền Đàng Trong trong quan hệ với các nước phương Tây thời Trung đại. Trên một phương diện khác, hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha và Hà Lan đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp của Đàng Trong, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa của Đàng Trong phát triển mạnh mẽ cũng như tạo điều kiện để Đàng Trong tham gia vào quá trình hội nhập thương mại quốc tế.

51

Tiểu kết chương 2

Từ hai bàn tay trắng, đặt chân lên một vùng đất mới, tiếp xúc với một nền văn hóa xa lạ lại canh cánh nỗi lo về sự tồn vong của bản thân và dòng họ. Chỉ trong thời gian ngắn, các chúa Nguyễn, đặc biệt là chúa Tiên - Nguyễn Hoàng đã thực sự biến Đàng Trong thành một vương quốc mới đủ sức chống lại một sức mạnh về kinh tế - quân sự có nền tảng lâu đời. Để đạt được những kết quả huy hoàng nói trên, chính sách giao thương của các chúa Nguyễn thực sự đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Như hầu hết nhận xét về vấn đề này của giới nghiên cứu trong và ngoài nước: với nước khác, thương mại là để làm giàu nhưng với các chúa Nguyễn thương mại nhất là thương mại quốc tế không chỉ giúp họ làm giàu mà cao hơn là mục đích tồn tại của bản thân (chúa Nguyễn Hoàng) và của cả dòng họ. Năm 1600 là cái mốc quan trọng trong việc hình thành và phát triển Đàng trong của Tổng trấn tướng quân Nguyễn Hoàng. Và kể từ đây, chính sách giao thương năng động, “mở cửa” cả với trong nước lẫn với thương nhân nước ngoài đã được hình thành và tổ chức thực thi với những biện pháp rất mới so với ý thức hệ phong kiến lúc bấy giờ.

Như vậy, trong bối cảnh thế giới bước vào “thời đại thương mại”, các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản cũng không nằm ngoài guồng quay chung của lịch sử nhân loại. Quan hệ buôn bán giữaĐàng Trong và các nước trong khu vực cũng như các nước phương Tây đã có từ khi chúa Nguyễn có tư duy hướng biển. Đó là khác với triềuđình Lê - TrịnhởĐàng Ngoài chúa Nguyễnđã mở của giao thương với tất cả các nước trong khu vực như Trung Quốc và Nhật Bản, ngoài ra các nước từ phương Tây đến cũng được chúa Nguyễn tiếpđón nhiệt tình.

Thời kỳ này, lãnh thổĐàng Trong hình thành và ngày càng được mở rộng bằng các cuộc Nam tiến của chúa Nguyễn,ngay sau khi cùng gia nhân và tuỳ tùng vào mở đất phương Nam, nhận thấy những ưu thế trong phát triển kinh tế thương mại, chúa Nguyễn đã sớm có sự lựa chọn và tập trung phát triển ngành kinh tế này. Sự hưng thịnh của kinh tế ngoại thương đã đem lại một diện mạo mới cho nền kinh

52

tế dân tộc. Sức mạnh của kinh tế ngoại thương không chỉ đã tạo nên thế đứng vững chắc cho Đàng Trong trước những thách thức chính trị gay gắt mà còn khẳng định được chủ quyền và vị thế của mình trong các mối quan hệ quốc tế.

Song song với quá trình khai phá đất đai, chúa Nguyễn cũng phải ứng phó với nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ với các quốc gia khu vực đặc biệt là Xiêm La và Chân Lạp. Nhờ việc giải quyết thành công mối quan hệ với các quốc gia khu vực, xử lý hài hoà vấn đề lợi ích giai cấp và quyền lợi dân tộc, các chúa Nguyễn không chỉ đã mở rộng được ảnh hưởng của mình ở phương Nam mà còn xác lập được quyền quản lý thực tế trên các vùng đất mới.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802 (Trang 50 - 55)