Mở rộng lãnh thổ xuốg phía Nam

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802 (Trang 69 - 75)

Thái tổ Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, sau kiêm lãnh xứ Quảng Nam, mà đất cực Nam của Quảng Nam là huyệnTuy Viễn, thuộc phủ Hoài Nhân,

67

tức là phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định ngày nay. Bên kia đèo Cù Mông là nước chiêm Thành.

Năm Tân hợi (1611), Thái tổ sai chủ sự là Văn Phong đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy đất bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi, đặt làm phủ Phú Yên, gồm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa, cho Văn Phong làm Lưu thủ. Đó là bước Nam tiến đầu tiên của các chúa Nguyễn.

Xem đó ta thấy rằng chúa Thái tổ đã nuôi chí mở rộng lãnh thổ để xây dựng cơ nghiệp, mà mở rộng về ngã nào, nếu không phải là phía Nam, phía mà các triều đại trước như Lý, Trần, Lê đã hướng về, và chính chúa đã tiếp bước năm Tân Hợi.

Năm Quý Tỵ (1653), đời chúa Thái Tông bước một bước nữa trên đường tiến vào đất Chiêm Thành. Vua Chiêm là Bà Tấm xâm lấn Phú Yên, chúa sai Cai cơ Hùng Lộc làm Thống binh, Xá sai Minh Võ làm Tham mưu, đem 3000 quân đi đánh. Quân vượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, đánh thẳng vào thành địch, lại ban đêm phóng hỏa đốt trại địch, đại phá quân Chiêm. Bà Tấm bỏ chạy, quân ta chiếm đất trên sông Phan Rang, Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân đem thư đến xin hàng, Hùng Lộc báo lên Chúa, Chúa y cho, khiến lấy sông Phan Rang làm giới hạn, từ phía tây sông trở vào vẫn để cho Chiêm Thành, Chiêm Thành phải giữ lệ cống, từ phía đông sông đến Phú Yên ta lấy, đặt làm dinh Thái Khương (Khánh Hòa ngày nay), chia làm hai phủ là Thái Khương (Ninh Hòa ngày nay) và Diên Ninh (Diên Khánh ngày nay), sai Hùng Lộc trấn giữ dinh Thái Khương.

Thời chúa Hiển Tông, năm Nhâm thân (1692) Vua Chiêm là Bà Tranh đem quân đắp lũy, cướp giết nhân dân phủ Diên Ninh, dinh Bình Khương báo lên. Tháng 8, Chúa sai Cai cơ Lê Tài hầu Nguyễn Hữu Kính (con Nguyễn Hữu Dật) làm Thống binh, Văn chức Nguyễn Đình Quang làm Tham mưu, đem quân Chánh dinh cùng quân Quảng Nam và Bình Khương đi đánh. Tháng giêng năm sau, (Quý dậu 1693), quân Việt đánh bại Chiêm Thành, Bà Tranh bỏ chạy, đến tháng 3 thì bắt được Bà Tranh cùng một Viên quan là Tả Trà Viên Kế Bá Tử và một người trong

68

hoàng gia Chiêm là Nàng Mi Bà Ân. Chúa Nguyễn bèn sáp nhập nước Chiêm vào bản đồ nước mình, đặt làm một trấn, tên là Thuận Thành. Nhưng người Chăm nổi loạn liên tục, Chúa Nguyễn chưa tiện đặt quan lại người Việt, bèn phong Kế Bá Tử làm Phiên vương trấn Thuận Thành.

Tóm lại, từ năm Quý dậu (1693), chúa Nguyễn đã chiếm hết đất Chiêm Thành, chỉ để lại cho họ một khoảnh đất Thuận Thành và một tước Phiên vương, cũng do quân ta kiểm soát, để an ủi họ mà thôi. Nhưng rồi sau đó chẳng bao lâu, biến cố dồn dập, Thuận Thành cũng xóa bỏ và Chiêm Thành bị xóa hẳn tên trên bản đồ.

Từ thế kỉ XVII đã có nhiều người Việt Nam đến hai xứ Đồng Nai và Mỗi Xuy của Chân Lạp, tức Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay để vỡ đất làm ruộng. Vua Chân Lạp Chey Chette 11 muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Xiêm hùng mạnh nguy hiểm kia, đã xin cưới một công chúa Nguyễn làm hoàng hậu, trông mong được sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa và chúa Hi tông, có mưu đồ xa xôi, năm 1620, đã gả cho vua Chân Lạp một công chúa. Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng Chân Lạp sau này. Bà hoàng hậu này đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và nhiều nhà buôn bán gần kinh đô.

Đến năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đến Oudong yêu cầu được lập cơ sở ở Prey Kor (Sài Gòn ngày nay), và được đặt ở đấy một sở thu thuế hàng hóa. Vua Chey Chetta chấp thuận và triều đình Thuận Hóa khuyến khích người Việt di cư đến đất ấy làm ăn, rồi lấy cớ để giúp chính quyền Miên gìn giữ trật tự, còn phái một tướng lãnh đến đóng ở Prey Kor nữa. Khi Chey Chetta mất, vùng đất từ Prey Kor trở ra Bắc đến biên giới Chiêm Thành, tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa ngày nay đã có nhiều người Việt đến ở và khai thác đất đai.

Năm Kỉ mùi (1679), một tập đoàn di dân lớn người Trung Quốc đến khai thác đất Thủy Chân Lạp để rồi sau trao cho chúa Nguyễn. Tháng giêng năm ấy, dư

69

đảng của họ Trịnh ở Đài Loan là Tổng binh Long Môn Ngọ Ngạn Địch Phó Tướng Hoàng Tiến và Tổng binh Cao Lôi Liêm là Trần Thượng Xuyên, Phó tướng Trần An Bình, đem binh lính và quyến thuộc hơn 3000 người và hơn 50 chiếc thuyền, chạy vào đậu dọc theo bờ biển từ cửa Eo đến cửa Đà Nẵng.

Năm Mậu dần (1698) Chúa sai thống suất Nguyễn Hữu Kính vào kinh lược, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai đặt huyện Phước Long lập dinh Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Côn đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (Gia Định ngày nay). Đặt phủ Gia Định để thống thuộc hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn.Với phủ Gia Định, bấy giờ chúa Nguyễn đã có đất nghìn dặm, 4 vạn hộ dân. Chúa sai chiêu mộ thêm lưu dân từ Bố Chính trở vào Nam đến ở, thiết lập xã, thôn, phường, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung, làm bộ đinh, bộ điền. Người Tàu cũng khá đông rồi, bèn lập làng xã cho họ và bắt đầu chính sách đồng hóa.

Đất Mỹ Tho hình như bấy giờ chưa trực tiếp thuộc quyền phủ Gia Định mà do các tướng Long Môn kiểm soát một cách lỏng lẻo. Người dân được tự do làm ăn, muốn ở đâu thì ở, muốn khai khẩn đất chỗ nào tùy ý. Có những người định cư ở những nơi xa xôi như trên núi để khai thác lâm sản, trên bờ biển để đánh cá, hạng người ấy thì không thuộc chính quyền nào cả.

Từ khi Dương Ngạn Địch đến Mỹ Tho, Nguyễn Hữu Kính lập Phủ Gia Định, thì tỉnh Gia Định, tỉnh Biên Hòa ngày nay đã công nhiên thuộc vào bản đồ Nam Hà, còn trên đất Mỹ Tho, Chúa đã cho đặt được một thứ bán chính quyền. Như vậy, uy lực của chúa Nguyễn đã đến sông Tiền Giang, còn bên kia sông Tiền Giang vẫn thuộc đất của Chân Lạp. Một người Trung Hoa khác sẽ đem dâng Chúa một giải đất ở tận trên bờ biển ở vịnh Tiêm La để Chúa dùng làm bàn đạp và từ đấy tiến trở lên phía bắc, nối liền với Tiền Giang.

Từ năm 1698, chúa Nguyễn đã lập phủ Gia Định, địa vị của người Việt trên đật Thủy Chân Lạp đã vững chãi, thế lực đương có cơ phát triển, còn ở Chân Lạp

70

thì nội loạn tiếp tục, người Xiêm luôn luôn can thiệp và chờ cơ hội để xâm lấn. Vì tình hình ấy và muốn duy trì địa vị mình, nên Mạc Cửu theo lời khuyên của mưu sĩ họ Tô, năm Mậu Tí(1708), cùng bộ thuộc là bọn Trương Cầu, Lý Xá, đem ngọc, lụa đến Thuận Hóa dâng biểu xưng thần, xin cho làm Hà Tiên trưởng. Chúa Hiển Tông thấy Mạc Cửu tướng mạo khôi kiệt, tiến thối cung kính, cẩn thận, nên bằng lòng cho làm thuộc quốc, trao cho chức Tổng binh và ấn thu để giữ trấn Hà Tiên, khi Cửu về, chúa sai Nội thần tiễn đưa đến ngoài cửa đô thành. Như vậy, Hà Tiên trở thành gần như đất chư hầu của chúa Nguyễn, Mạc Cửu bèn xây dựng dinh ngũ, nhân dân đến ngày càng thêm đông. Năm Tân Mão(1711) ông lại đến Thuận Hóa yết Chúa để tạ ân.

Thời chúa Túc tông, năm Tân hợi (1731), có người Ai Lao di cư ở Chân Lạp tên là Sá Tốt, nói mình được số tiền định để đánh đuổi người Việt ở trên đất Chân Lạp, nhiều người Chân Lạp tin theo. Sá Tốt khởi binh cùng nhiều người Chân Lạp giết người Việt ở Cầu Nam (Ba Nam) rồi xuống cướp Gia Định, Chúa Túc tông lấy cớ tái lập an ninh, sai Thống suất Trương Phước Vĩnh điều khiển binh các đạo đi đánh. Bấy giờ các dinh ở Gia Định đều có Thủ tướng, Chúa thấy rằng việc quân ở nơi biên khổn cần phải có một cơ quan thống suất, nên đặt chức Điều khiển, sai Trương Phước Vĩnh giữ chức ấy, quan binh các dinh, trấn đều thuộc về, lại đặt nha như ở phía Nam dinh Phiên Trấn, gọi là dinh Điều Khiển.

Năm Đinh Sửu (1775), Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên mất, người chú họ là Nặc Nhuận quyền coi việc nước, các quan Gia Định xin lập Nặc Nhuận làm vua để tỏ ân nghĩa và giữ nguyên biên cương, chúa Thế Tông buộc phải hiến hai phủ Trà Vinh và Ba Thắc mới lập. Vừa lúc ấy con rể của Nặc Nhuận là Nặc Hinh giết Nặc Nhuận để cướp ngôi, con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên. Thống suất Trương Phước Du thừa diệp tiến đánh, Nặc Hinh chạy đến Tầm Phong Xuy, bị viên quan Ốc Nha Uông giết chết. Bấy giờ Mạc Thiên Tứ cũng bẫm xin hộ cho Nặc Tôn, chúa Nguyễn bèn sắc phong Nặc Tôn làm vua Cao Miên, sai Thiên Tứ

71

cùng quân sĩ 5 dinh hộ tống về nước, Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long (tỉnhg An Giang sau này) và hai quận Tầm Độn, Xuy Lạp (thuộc tỉnh Vĩnh Long sau này).

Những cuộc tranh giành trong cung đình đạt đến một cảnh tượng ghê tởm chưa từng thấy. Cháu nội của Ang Tong, hoàng thân Preah Outey bắt giết Ang Hing và em là Ang Duong đã đi tu, giết luôn người quả phụ và người con đầu của Ang Hing. Còn người Việt thì khấy động trong các miền Nam Cao Miên, ở giữa nhánh tây sông Mekong, Hà Tiên và núi Bắc Lim, gián điệp của họ khích thích các tỉnh Treang, Benteay Meas, Bati, Preykrabas nổi dậy. Vua Ang Tong bị bức bách phỉa nhường đất Phsar Đek ( tức Sa Đéc sau đó), 2 quận của tỉnh Long Hor và tỉnh Meat Chrouk ( tức Châu Đốc sau đó). Nguy hơn nữa, hoàng thân Preah Outey nổi lên chống đối vua phải bỏ Oudong, trốn đến Pursat, vừa đến đây thì buồn mà chết, Outey II lên ngôi (1758- 1775) thần phục chúa Nguyễn và để tạ ơn, cắt nhường hai tỉnh Srok Trang (tức Sóc Trăng sau đó) và Preah Trapeang ( tức Trà Vinh sau đó). Toàn cõi Nam Kì ngày nay thuộc Chúa Nguyễn.

Trương Phước Du, Nguyễn Cư Trinh dời dinh Long Hồ đế xứ Tầm Bao( thuộc thôn Long Hồ, tỉnh lụy Vĩnh Long), lại đặt đạo Đông Khẩu ở Sa Đéc đạo Tân Châu ở Tiền Giang, đạo Châu Đốc ở Hậu Giang, Châu Đốc là địa điểm quan trọng về việc phòng ngự vì ở gần biên giới Chân Lạp, nên lấy thêm quân của dinh Long Hồ đóng giữ. Nặc Tôn lại cắt thêm 5 phủ Cần Bột ( Kampot), Vũng Thơm( Hương Úc, Kompong Som), Chân Rùm( Nam bộ tỉnh Treang), Sài Mạt( Bentey Meas), Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ, Thiên Tứ đem dâng chúa Nguyễn, chúa cho 5 phủ đó thuộc trấn Hà Tiên quản hạt. Thiên Tứ lại xin lập đạo Kiên Giang ở Rạch Giá, đạo Long Xuyên ở Cà Mau, đều đặt quan lại, rội chiêu tập dân đến ở, lập thành thôn, ấp. Từ đó, địa vực từ Hậu giang sông Cửu Long ra đến biển phía đông và phía tây đều thuộc Chúa Nguyễn.

72

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802 (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)