Dùng sức mạnh tạo tình phiên thuộc

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802 (Trang 37 - 38)

Sau cái chết của vua Chey Chetta II vào năm 1628, nội bộ giới cầm quyền Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc. Những cuộc chiến tranh ngôi, đoạt vị càng làm cho Chân Lạp suy yếu, khách quan tạo điều kiện cho chúa Nguyễn thiết lập ảnh hưởng ở Chân Lạp. Năm 1658, cuộc chiến tranh giữa hai nước diễn ra. Theo sử Chân Lạp, năm 1658, hai hoàng thân của vương triều Chân Lạp là Sô và Ang Tan - con của Prah Outey nổi loạn đánh lại vua Nặc Ông Chân. Bị phản công mạnh liệt, hai hoàng thân này chạy trốn trong cung Hoàng thái hậu Ngọc Vạn. Vốn bất bình với việc Nặc Ông Chân lấy vợ người Mã Lai và theo Hồi Giáo, hay sâu xa hơn là muốn tạo điều kiện để chúa Nguyễn can thiệp vào việc Chân Lạp, bành trướng thế lực trên dãi đất mà ông cha đã lưu ý, bà khuyên So và Ang Tan xin chúa Nguyễn giúp đỡ [14,tr.311].

35

Chúa Nguyễn bấy giờ là Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) tuy còn phải lo đối phó với họTrịnh ở phía Bắc, nhưng vì quyền lợi của dân Việt ở miền Nam và muốn gia tăng ảnh hưởng ở Chân Lạp nên khi nhận được sự thỉnh cầu giúp đỡ của hai vị hoàng thân này đã nhanh chóng phái một đạo quân viễn chinh sang đánh xứ Mỗi- Xuy vào tháng 10 năm 1658. Kết quả vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân bị bắt, nhốt vào cũi sắt giải về Đại Việt (Quảng Bình). Nặc Ông Chân chết ở đó. Chúa Nguyễn đưa hoàng thân Sô lên ngôi vua Chân Lạp, tước hiệu là Batom Reachea (1660-1672). Nhờ sự giúp đỡ của chúa Nguyễn mới đánh bại Ông Chân và được lên ngôi trị vì, quốc vương Batom Reachea trả ơn bằng cách ký hòa ước nhận triều cống chúa Nguyễn hàng năm và cho những người Việt định cư trong lãnh thổ Chân Lạp được làm chủ phần đất khai hoang và hưởng quyền lợi ngang hàng với người Miên [28,tr.156].

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802 (Trang 37 - 38)