MỞ CỬA GIAO THƯƠNG VỚI NƯỚC NGOÀI 1 Đối với thương nhân người Hoa

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802 (Trang 45 - 47)

2.6.1. Đối với thương nhân người Hoa

Việc buôn bán của người Hoa với Đàng Trong chỉ trở thành chính thức khi Minh Mục Tông bãi bỏ lệnh cấm buôn bán với các nước Đông Nam Á vào năm 1567. Và Hội An là thương cảng hấp dẫn đối với người Hoa. Thuyền của người Hoa từ các nước Đông Nam Á đến Nhật vào các năm từ 1647 đến 1720 cho thấy là khoảng 30% số thuyền này đến từ Quảng Nam. Như vậy có thể thấy rằng tầm quan trọng của Đàng Trong trong nền thương mại giữa Trung Hoa - Nhật Bản vào thế kỷ XVII. Các sản phẩm trao đổi và vai trò nơi trao đổi hàng hoá đã làm cho nền kinh tế của Đàng Trong có thể phồn thịnh trong ít nhất là 150 năm, nghĩa là cho tới giữa thế kỷ XVIII .

Việc buôn bán này đem lại nhiều lợi nhuận đến độ, theo một số nguồn tư liệu của Hà Lan, các viên chức cao cấp Nhật Bản cũng tìm ra cách đầu tư vào nền thương mại của Đàng Trong qua trung gian các thương gia người Hoa, sau khi chính sách “đóng cửa” của nhà nước Nhật được thi hành. Các nguồn tư liệu này nói là vào năm 1637, người Nhật được lời không dưới 15.000 lạng bạc qua trung gian

43

các thương gia người Hoa trong cuộc. Điều này càng làm cho người Nhật thêm hăm hở đối với việc buôn bán theo kiểu này.

Tuy nhiên, đến năm 1689 chính phủ Nhật Bản đã giới hạn số thuyền của người Hoa được phép vào Nhật xuống 70 chiếc mỗi năm. Đàng Trong tương đối chiếm ưu thế khi chính phủ Nhật giao Quota cho các thuyền từ các nước Đông Nam Á, Đàng Trong được ba, trong khi Jakarta, Cao Miên, Xiêm mỗi nước chỉ được hai và Đàng Ngoài được một.

Năm 1715, chính quyền Nhật Bản nhận thấy con số 70 còn quá cao nên đã giảm xuống còn 30 mỗi năm và chỉ cho phép một thuyền mỗi năm từ mỗi nước Đông Nam Á, với trọng lượng hàng khác nhau tuỳ theo mỗi nước từ Đàng trong và từ Cao Miên, xiêm và Jakarta, trọng lượng được ấn định là 300 kan.

Theo tư liệu của người Hà Lan thì vào năm 1665, nhà cầm quyền Đài Loan, Coxinga (Trịnh Thành Công), cử 24 thương thuyền tới Đông Nam Á, bốn trong số thuyền này đã đến Quảng Nam.

Việc buôn bán ở Đàng Trong gặp thuận lớn nhờ vị trí của xứ này: “Lý do khiến nhiều thương gia như vậy hằng năm từ Trung Hoa đến là vì có thể tìm thấy ở đây từ Palembang, Pahang và các vùng lân cận; long não từ Borneo, gỗ vang, ngà voi, serong bouarang, gumrac và lenkien… đồ sứ thô và các hàng hoá khác. Với những gì còn lại, họ có thể mua thêm hồ tiêu, ngà voi, bột gia vị, bạch đậu khấu của Quinam, v.v…Do đó, thuyền của họ trở về Trung Hoa thường là đầy hàng”[21,tr.115-116].

Vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, các thương gia người Hoa đã gặp nhiều thuận lợi hơn khiến họ có thể tạo một số cơ sở cho phép họ chế ngự nền thương mại của phía Nam Việt Nam trong hai thế kỷ kế tiếp.Hàng hoá phong phú của xứ Quảng Nam chắc chắn đã cuốn hút các thương gia người Hoa. Theo một người Quảng Đông họ Trần sống vào thế kỷ XVIII thì “Từ phủ Quảng Châu đi đường biển đến trấn Thuận Hoá, được gió thuận thì chỉ ba ngày ba đêm, vào cửa

44

Eo, đến phố Thanh Hà ở Phú Xuân, vào cửa Đại Chiêm, đến phố Hội An ở Quảng Nam cũng thế. Từ Quảng Châu đến trấn Sơn Nam (Cảng chính của xứ Đàng Ngoài) lại gần hơn, chỉ một ngày hai đêm nhưng thuyền từ Sơn Nam về thì chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận Hoá về cũng chỉ có một thứ hồ tiêu, còn từ Quảng Nam về thì các hàng không món gì không có, các nước phiên không kịp được. Hàng hoá vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thuỷ, đường bộ, đi thuyền, đi ngựa, đều hội tập ở phố Hội An, vì thế, người khách phương Bắc đều đến tụ tập ở đấy để mua về nước. Trước đây, hàng hoá nhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to trở cùng một lúc cũng không hết được”[9,tr.34].

Có sự khác biệt trong buôn bán giữa các thương gia châu Âu và các con buôn người Hoa ở Đàng Trong. “Hàng hoá phương Tây thường là quá đắt đối với người dân thường, do đó lợi chính họ thu được là do mua vào hơn bán ra. Trong khi đó, theo thương gia họ Trần, hàng Trung Hoa “được tiêu dùng rất nhanh, hết sạch”. Tình hình này hẳn đã lôi cuốn nhiều con buôn người Hoa đến Đàng Trong hơn nữa”[ 21,tr.118].

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của các chúa nguyễn thời kỳ 1558 1802 (Trang 45 - 47)