5 Áp dụng phân tích số
2.15 So sánh kết quả độ cong giữa các phần tử dầm
phi tuyến dầm liên hợp, vì ứng xử phi tuyến của liên kết chịu cắt được đặc trưng bởi quy luật cấu tạo: độ cứng thay đổi từ giá trị rất cao khi biến dạng trượt bằng không đến một giá trị rất thấp khi liên kết bị phá hoại.
2.5 Kết luận.
Chương 2 đã trình bày tóm tắt các ứng xử liên hợp và các giai đoạn làm việc của dầm khi chịu tác dụng của tải trọng. Từ việc hệ thống lại các phương pháp phân tích dầm liên hợp trong lịch sử nghiên cứu sẽ giúp nắm bắt được tổng quan cách thức phân tích và lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp cho nghiên cứu. Các trường hợp không tương thích đã được trình bày đầy đủ nguyên nhân và cách hạn chế các hiện tượng đó xuất hiện. Điều này giúp dự báo được các trường hợp bị "khóa" và lựa chọn mô hình, các hàm xấp xỉ và số lượng phần tử phân tích một cách thích hợp để đạt kết quả chính xác.
Chương 3
Mô hình ứng xử của dầm liên hợp chịu uốn
3.1 Các giả thiết của mô hình
Xét một dầm liên hợp thép - bêtông điển hình có dạng lăng trụ được cấu tạo từ một bản sàn bêtông cốt thép và một dầm thép hình, được thể hiện như hình 3.1. Ở trạng thái không biến dạng, dầm liên hợp chiếm một vùng thể tích V được tạo ra bằng cách dịch chuyển tịnh tiến tiết diện A dọc theo trục thẳng vuông góc với tiết diện và song song với trục Z của hệ trục tọa độ tổng thể O;X, Y, Z. Các véctơ i, j, k lần lượt là các véctơ đơn vị tương ứng của các trục X, Y, Z. Tiết diện dầm liên hợp có diện tích A bao gồm diện tích tiết diện bản bêtông Ac và diện tích tiết diện dầm thép As.
Tác dụng liên hợp giữa hai tiết diện được tạo ra bởi một mặt tiếp xúc liên tục có khả năng biến dạng dọc theo một đường thẳng trên bề mặt tiếp xúc giữa hai thành phần liên hợp, bao gồm tập hợp các điểm nằm trong mặt phẳng Y Z có tọa độ y=ysc và z ∈[0, L] (với yscđược xác định như hình 3.1).
Các giả thiết tính toán được dùng cho phân tích mô hình dầm liên hợp thép - bêtông như sau:
L Z X Y k i j yc ys ysc Y O X