Phần tử dầm EB-EB có xét hiện tượng phân tách đứng

Một phần của tài liệu phần tử dầm liên hợp mô hình timoshenko có xét đến phi tuyến vật liệu (Trang 29 - 30)

5 Áp dụng phân tích số

2.7Phần tử dầm EB-EB có xét hiện tượng phân tách đứng

• Năm 2009, Nghi và Thành [24] đã phân tích phi tuyến dầm thép-bêtông liên hợp có xét đến tương tác bán phần. Phần tử dầm liên hợp có 8DOF 2.6 được thiết lập dựa trên mô hình động học của Newmark để xét đến ứng xử phi tuyến của vật liệu. Sau đó năm 2011, hai tác giả Nghi và Thành đã phát triển nghiên cứu trên khung phẳng liên hợp [25]. Một phần tử dầm 6DOFs có liên kết nửa cứng (semi - rigid) giữa dầm và cột trong hệ khung phẳng được xây dựng. Kết quả được phân tích trên dầm hai nhịp, khung đơn giản và hệ khung 6 tầng hai nhịp.

2.2.3.2 Phương pháp phân tử hữu hạn dựa trên lực (force based)

• Năm 1998, Salari và cộng sự [26] đã phân tích phi tuyến dầm liên hợp có xét đến biến dạng của liên kết chịu cắt. Hai ví dụ áp dụng số được giải quyết bằng FEM dựa trên chuyển vị mô hình 8DOF và FEM dựa trên lực, để so sánh tính hiệu quả của phương pháp dựa trên lực.

• Năm 2005, tác giả Ayoub [27] đã xét một phần tử dầm-cột dựa trên phương pháp lực để phân tích phi tuyến dầm liên hợp có xét tương tác không bán phần. Mô hình được cấu tạo từ ba thành phần tương ứng cho dầm thép, sàn bê tông và liên kết chịu cắt. Ảnh hưởng do lực ma sát và sự phân tách lớp được bỏ qua.

2.2.3.3 Phương pháp phần tử hữa hạn hỗn hợp (mixed)

• Năm 2000, Ayoub và cộng sự [28] dẫn xuất các công thức kết hợp giữa hai trường nội lực và chuyển vị cho dầm liên hợp. Phần tử dầm có 10 bậc tự

do chuyển vị và 6 bậc tự do lực. Tác giả đã phân tích dầm trong gia đoạn phi đàn hồi dưới tác dụng của các tải trọng đơn điệu và có tính chu kỳ.

• Năm 2004, Dall’Asta và Zona [2] đã phát triển hướng phân tích phi tuyến mới cho dầm liên hợp. Việc xấp xỉ được tiến hành trên cả ba trường: trường chuyển vị, trường biến dạng và trường ứng suất của phần tử bằng các đa thức hàm dạng (hình 2.8). Tác giả đã so sánh với FEM dựa trên chuyển vị để đánh giá ưu điểm của phương pháp.

Trường chuyển vị Trường biến dạng Trường ứng suất

Một phần của tài liệu phần tử dầm liên hợp mô hình timoshenko có xét đến phi tuyến vật liệu (Trang 29 - 30)