Khảo sát phân đoạn E7

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học của loài địa y dirinaria applanata (fée) d. d. awasthi (Trang 49 - 52)

Tiến hành SKC phân đoạn E7 (9,1653 g), pha tĩnh silica gel Himedia (0,0610 – 0,0381 mm), m = 55 g, Φ = 3 cm, l = 28 cm. Dung môi giải ly ban đầu là chloroform (100%) và tăng dần độ phân cực của dung môi. Dung dịch ra khỏi cột được hứng lại bằng các bình chứa có thể tích bằng nhau. Theo dõi quá trình SKC bằng SKLM và gom các bình có SKLM giống nhau. Tổng cộng thu được 3 phân đoạn.

Kết quả SKC phân đoạn E7 được trình bày ở Bảng 3.3. Bảng 3.3: Kết quả SKC phân đoạn E7

STT Ký hiệu phân đoạn Dung môi giải ly cột SKLM Khối lượng (g)

1 – 7 E7.1 Chloroform SKLM cho 1 vệt nâu nhạt kéo dài. Không khảo sát. 2,54 8 – 38 E7.2 // SKLM cho 1 vết vàng, 1 vết hồng nhạt. Không khảo sát. 4,06 39 – 47 E7.3 // SKLM cho 1 vết chính màu hồng, phía dưới 1 vệt kéo dài. Tiến hành khảo sát. 1,02 48 – 68 Xả cột MeOH 100% Không khảo sát 0,70

35

Nhận xét: SKC phân đoạn E7 thu được các phân đoạn là E7.1, E7.2 và

E7.3. Trong đó, phân đoạn E7.3 cho vết chính tròn, có vệt kéo dài được chọn khảo sát tiếp.

3.5.3.1 SKC phân đoạn E7.3

Tiến hành SKC phân đoạn E7.3 (1,0223g), pha tĩnh silica gel Himedia (0,0610 – 0,0381 mm), m = 25 g, Φ = 2 cm, l = 18 cm. Dung môi giải ly ban đầu là PE:Chloroform (80:20) và tăng dần độ phân cực của dung môi. Dung dịch ra khỏi cột được hứng lại bằng các hũ bi 10mL. Theo dõi quá trình SKC bằng SKLM và gom các hũ bi có SKLM giống nhau. Kết quả thu được 2 phân đoạn.

Kết quả SKC phân đoạn E7.3 được trình bài ở Bảng 3.4. Bảng 3.4: Kết quả SKC phân đoạn E7.3

STT Ký hiệu phân đoạn

Dung môi giải ly cột SKLM Khối lượng (g) 1 – 16 E7.3.1 PE:Chloroform (80:20) SKLM cho 1 vết chính, tròn, màu hồng. Tiến hành khảo sát. 0,41 17 – 74 E7.3.2 PE:Chloroform (70:30) SKLM cho 1 vết hồng, 1 vết tím. Có tạp bẩn. Không khảo sát. 0,25

74 – 84 Xả cột MeOH 100% Không khảo sát 0,17 Tổng khối lượng thu được của các phân đoạn 0,83

Nhận xét: SKC phân đoạn E7.3 thu được các phân đoạn là E7.3.1 và E7.3.2. Trong đó, phân đoạn E7.3.1 cho một vết chính tròn được chọn để khảo sát tiếp.

3.5.3.2 SKC phân đoạn E7.3.1

Tiến hành SKC phân đoạn E7.3.1 (0,41g), pha tĩnh silica gel Himedia (0,0610 – 0,0381 mm), m = 20 g, Φ = 2 cm, l = 16 cm. Dung môi giải ly ban đầu là PE:Chloroform (50:50) và tăng dần độ phân cực của dung môi. Dung dịch ra khỏi cột được hứng lại bằng các hũ bi 10mL. Theo dõi quá trình SKC bằng SKLM và gom các hũ bi có SKLM giống nhau. Kết quả thu được 2 phân đoạn.

36 Bảng 3.5: Kết quả SKC phân đoạn E7.3.1

STT Ký hiệu phân đoạn

Dung môi giải ly cột SKLM Khối lượng (g) 1–5 E7.3.1.1 PE:Chloroform (50:50) SKLM cho vết hồng nhạt kéo vệt. Không khảo sát 0,1053 6–22 E7.3.1.2 PE:Chloroform (50:50) SKLM cho 1 vết chính tròn, màu hồng. Tiến hành khảo sát. 0,12

23–40 Xả cột MeOH SKLM cho vết kéo dài.

Không khảo sát.

0,10

Tổng khối lượng thu được của các phân đoạn 0,3253

Nhận xét: SKC phân đoạn E7.3.1 thu được các phân đoạn là E7.3.1.1 và

E7.3.1.2. Trong đó, phân đoạn E7.3.1.2 cho một vết chính tròn được chọn để khảo sát tiếp.

Phân đoạn E7.3.1.2 có dạng dầu, màu vàng nâu, khối lượng 0,1079 g. SKLM phân đoạn E7.3.1.2 cho thấy một vết chính tròn, loang, màu hồng. Tạm gọi hợp chất thu được là HP7.

SKLM hợp chất thu được với các hệ dung môi giải ly: Chloroform:MeOH (95:5); chloroform:MeOH (90:10); EA:AcOH (99:1) để khảo sát mức độ tinh khiết. Kết quả SKLM được trình bày ở Hình 3.7.

37

Dung môi giải ly bản 10, 11 và 12 lần lượt là: Chloroform:MeOH (95:5); chloroform:MeOH (90:10); EA:AcOH (99:1).

Giải ly với chloroform:MeOH (95:5) có Rf = 0,25 Giải ly với chloroform:MeOH (90:10) có Rf = 0,61 Giải ly với EA:AcOH (99:1) có Rf = 0,84

Nhận xét: Với 3 hệ dung môi giải ly có độ phân cực khác nhau. SKLM

hợp chất thu được từ phân đoạn E7.3.1.2 chỉ cho một vết tròn, màu hồng. Vậy hợp chất thu được từ phân đoạn E7.3.1.2 là một hợp chất tinh khiết.

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học của loài địa y dirinaria applanata (fée) d. d. awasthi (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)