Khảo sát phân đoạn E3

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học của loài địa y dirinaria applanata (fée) d. d. awasthi (Trang 45 - 49)

Phân đoạn E3 thu được từ lọ 5 – 7 sau khi SKC cao ethyl acetate, có khối lượng là 5,4442 g. SKLM phân đoạn E3 với dung môi giải ly PE:Chloroform (50:50) nhận thấy có các vết chính như sau: 1 vết màu tím, 1 vết màu đỏ và 2 vết màu hồng.

3.5.2.1 Xử lý chất rắn màu trắng vô định hình

Quan sát thấy trong phân đoạn E3 sau khi để bay hơi tự nhiên có xuất hiện chất rắn màu trắng, tan kém trong các loại dung môi có độ phân cực thấp, trung bình và cao.

Tiến hành lọc nóng hợp chất này 3 lần với chloroform để loại bỏ tạp chất. Nhận thấy hợp chất màu trắng này tan rất kém trong các loại dung môi. Vì vậy, dùng methanol để loại bỏ những hợp chất có độ phân cực từ thấp đến cao thu được chất rắn vô định hình màu trắng có khối lượng là 1,0215 g. Tạm gọi hợp chất thu được là HP9.

Sắc ký lớp mỏng hợp chất HP9 với các hệ dung môi giải ly là PE:Chloroform:MeOH (50:50:5); chloroform:MeOH (95:5); chloroform:MeOH (90:10) để khảo sát mức độ tinh khiết. Kết quả SKLM được trình bày ở Hình 3.3.

Hình 3.3: SKLM khảo sát hợp chất HP9

Dung môi giải ly bản 1, 2 và 3 lần lượt là PE:Chloroform:MeOH (50:50:5), chloroform:MeOH (95:5), chloroform:MeOH (90:10).

Giải ly với PE:Chloroform:MeOH (50:50:5) có Rf = 0,21 Giải ly với chloroform:MeOH (95:5) có Rf = 0,51

31

Nhận xét: Với 3 hệ dung môi giải ly có độ phân cực khác nhau, SKLM

hợp chất HP9 thu được từ phân đoạn E3 chỉ cho một vết tròn màu tím. Vậy hợp chất HP9 là một hợp chất tinh khiết.

3.5.2.2 SKC phân đoạn E3 còn lại

Sau khi phân lập được hợp chất HP9, phần còn lại của phân đoạn E3 được để bay hơi tự nhiên.

Tiến hành SKC phân đoạn E3 còn lại (4,41 g), pha tĩnh silica gel Himedia (0,0610 – 0,0381 mm), m = 52 g, Φ = 3 cm, l = 27 cm. Dung môi giải ly ban đầu là PE:Chloroform (70:30) và tăng dần độ phân cực của dung môi. Dung dịch ra khỏi cột được hứng lại bằng các bình chứa có thể tích bằng nhau. Theo dõi quá trình SKC bằng SKLM và gom các bình có SKLM giống nhau. Tổng cộng thu được 3 phân đoạn.

Kết quả SKC phân đoạn E3 được trình bày ở Bảng 3.2. Bảng 3.2: Kết quả SKC phân đoạn E3

STT Ký hiệu phân đoạn

Dung môi giải ly cột SKLM Khối lượng (g) 1–10 E3.1 PE:Chloroform (70:30) SKLM cho 1 vết chính chỉ hấp thu UV 254 nm. Tiến hành khảo sát. 0,89 11–24 E3.2 PE:Chloroform (70:30) SKLM cho 2 vết chính, màu hồng. Tiến hành khảo sát. 1,27

25–37 E3.3 // SKLM cho vết kéo

dài.

Không khảo sát

1,02

38–50 Xả cột MeOH 100% Không khảo sát 1,14 Tổng khối lượng thu được của các phân đoạn 4,32

Nhận xét: SKC phân đoạn E3 thu được các phân đoạn: E3.1, E3.2, E3.3.

Trong đó, phân đoạn E3.1 và E3.2 cho vết chính tròn, đẹp nên được lựa chọn tiến hành khảo sát tiếp.

32

3.5.2.3 Kết tinh lại phân đoạn E3.1

Phân đoạn E3.1 sau khi để bay hơi tự nhiên thấy xuất hiện chất rắn, màu trắng vàng. Tiến hành lọc và rửa chất rắn này nhiều lần với dung PE:chloroform (70:30) và kết tinh sản phẩm lại trong dung môi chloroform thu được một chất rắn, màu trắng với khối lượng là 0,0234 g. Tạm gọi hợp chất thu được là HP11.

SKLM hợp chất HP11 với các hệ dung môi giải ly PE:Chloroform (50:50), chloroform (100%), chloroform:MeOH (90:10) để khảo sát mức độ tinh khiết. Kết quả SKLM được trình bày ở Hình 3.4.

Hình 3.4: SKLM khảo sát hợp chất HP11

Dung môi giải ly bản 4, 5 và 6 lần lượt là PE:Chloroform (50:50); chloroform (100%); chloroform:MeOH (90:10).

Giải ly với PE:Chloroform (50:50) có Rf = 0,21 Giải ly với chloroform (100%) có Rf = 0,50

Giải ly với chloroform:MeOH (90:10) có Rf = 0,75

Nhận xét: Với 3 hệ dung môi giải ly có độ phân cực khác nhau, SKLM

hợp chất HP11 thu được từ phân đoạn E3 chỉ cho một vết tròn. Hiện hình dưới đèn UV ở bước sóng 254 nm. Vậy hợp chất HP11 là một hợp chất tinh khiết.

33

3.5.2.4 SKLM điều chế phân đoạn E3.2

Phân đoạn E3.2 sau khi để bay hơi tự nhiên quan sát thấy trong phân đoạn xuất hiện tinh thể hình kim, màu vàng. Tiến hành SKLM với hệ dung môi PE:EA (70:30) nhận thấy 3 vết chính có Rf cách xa nhau rõ rệt. Kết quả SKLM được trình bày ở Hình 3.5.

Hình 3.5: SKLM phân đoạn E3.2

Thực hiện SKLM điều chế phân đoạn E3.2, cạo lấy vết ở giữa thu được tinh thể hình kim màu vàng với khối lượng 0,0417 g. Tạm gọi hợp chất thu được là HP10.

SKLM hợp chất HP10 với các hệ dung môi giải ly chloroform (100%), PE:EA (70:30), chloroform:MeOH (90:10) để khảo sát mức độ tinh khiết. Kết quả SKLM được trình bày ở Hình 3.6.

v

34

Dung môi giải ly bản 7, 8 và 9 lần lượt là chloroform (100%); PE:EA (70:30); chloroform:MeOH (90:10).

Giải ly với chloroform (100%) có Rf = 0,29 Giải ly với PE:EA (70:30) có Rf = 0,48

Giải ly với chloroform:MeOH (90:10) có Rf = 0,70

Nhận xét: Với 3 hệ dung môi giải ly có độ phân cực khác nhau, SKLM

hợp chất HP10 thu được từ phân đoạn E3 chỉ cho một vết tròn, màu đỏ. Vậy hợp chất HP10 là một hợp chất tinh khiết.

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần hóa học của loài địa y dirinaria applanata (fée) d. d. awasthi (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)