Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT-chi nhánh Tô Hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Tô Hiệu hải Phòng (Trang 43 - 53)

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÔ HIỆU

2.2.1.Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT-chi nhánh Tô Hiệu

Bảng 2.6. Cơ cấu các nhóm nợ của NHCT Tô Hiệu

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Nợ nhóm 1 689,12 91,02 965,52 92,66 1164,00 93,12

Nợ nhóm 2 56,07 7,31 455,50 5,33 49,00 3,92

Nợ nhóm 4 4,30 0,56 7,19 0,69 13,88 1,11

Nợ nhóm 5 0,69 0,09 3,54 0,34 5,00 0,40

Tổng dư nợ 767,00 100 1042,00 100 1250,00 100

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính, NHCT Tô Hiệu) [14]

Số liệu bảng 2.6 cho thấy cơ cấu các nhóm nợ của ngân hàng qua các năm. Ta có thể thấy rằng nợ nhóm 1 luôn chiếm trên 90% trong tổng dư nợ tín dụng và có xu hướng tăng dần. Cụ thể, năm 2010 nợ nhóm 1 là 689,12 tỷ đồng, chiếm 91,02%. Con số này tăng lên 965,52 tỷ đồng, chiếm 92,66% năm 2011 và 1164 tỷ đồng, chiếm 93,12% năm 2012. Tỷ lệ nợ nhóm 1 chiếm đa số trong cơ cấu nợ và tỷ trọng tăng dần qua các năm là tín hiệu tốt cho chi nhánh vì nợ nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn, lành mạnh. Nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ nợ nhóm 1 thì dường như chi nhánh đang kiểm soát một cách có hiệu quả RRTD. Tuy nhiên, việc đánh giá xem liệu RRTD của chi nhánh có đang ở mức an toàn hay không thì chúng ta cần xem xét thêm một số tiêu chí khác được đề cập ở phần tiếp theo.

2.2.1.1. Nợ quá hạn

Bảng 2.7. Tình hình nợ quá hạn của NHCT Tô Hiệu

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Tổng dư nợ 767,00 1042,00 1250,00 275,00 35,85 208,00 19,96

Nợ quá hạn 68,88 76,48 86,00 7,60 11,03 9,52 12,45

Tỷ lệ nợ quá hạn 8,98% 7,34% 6,88% --- --- --- ---

Có TSBĐ 58,54 67,30 78,40 8,76 14,96 11,10 16,49

Không có TSBĐ 2,58 3,14 2,34 0,56 21,71 -0,80 -25,48

TS hình thành từ

vốn vay 7,76 6,04 5,26 -1,72 -22,16 -0,78 -12,91

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính NHCT Tô Hiệu) [14]

Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm đều đặn qua ba năm, từ 8,98% năm 2010 xuống 6,88% năm 2012 trong khi tổng dư nợ vẫn tăng tương đối mạnh, năm 2011 tăng 35,85%, năm 2012 tăng 19,96%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của cả 3 năm vẫn vượt quá mức độ mà NHNN cho phép là 5%. Hơn nữa, nợ quá hạn năm 2012 cao hơn năm 2011 là 9,52 tỷ đồng, tương đương 12,45%, cao hơn mức tăng nợ quá hạn năm 2011 so với năm 2010 là 11,03%. Điều này phản ánh một thực trạng về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Tô Hiệu vẫn chưa quyết liệt và chưa có biện pháp tích cực để thu hồi nợ quá hạn.

Để xem khả năng mất vốn của các khoản nợ quá hạn này, hãy cùng xem Biểu đồ 2.7 để biết cơ cấu nợ quá hạn có TSBĐ và không có TSBĐ.

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nợ quá hạn có TSBĐ và không có TSBĐ

TSBĐ là nguồn thu nợ thứ 2 và nó gắn kết trách nhiệm trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn có TSBĐ thấp rất dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ này ở NHCT Tô Hiệu là khá cao so với các chi nhánh của nhiều ngân hàng khác. Năm 2010, tỷ lệ này ở mức 85%, sau đó tăng lên 88% và 91,16% vào năm 2011 và 2012. Tuy nhiên, nợ quá hạn không có TSBĐ năm 2011 là 3,14 tỷ đồng, tăng 0,56 tỷ đồng, tương đương 21,71% so với năm 2010 là điều cần phải chú ý vì nó tăng nguy cơ không thu hồi được nợ của chi nhánh. Đến năm 2012, điều này đã được cải thiện đáng kể, xuống còn 2,34 tỷ đồng.

2.2.1.2. Nợ xấu

Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu của NHCT Tô Hiệu

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng dư nợ 767,00 1042,00 1250,00 275,00 35,85 208,00 19,96

Nợ nhóm 3 7,82 10,21 18,12 2,39 30,56 7,91 77,47

Nợ nhóm 4 4,30 7,19 13,88 2,89 67,21 6,69 93,05

Nợ nhóm 5 0,69 3,54 5,00 2,85 413 1,46 41,24

Tỷ lệ nợ xấu 1,67% 2,01% 2,96% --- --- --- ---

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chínhNHCT Tô Hiệu) [14]

Năm 2010 chi nhánh hoạt động với dư nợ tín dụng là 767 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 12,81 tỷ đồng, chiếm 1.67% tổng dư nợ. Tuy nhiên, hai năm tiếp theo, nợ xấu đã tăng rất mạnh, luôn tăng với mức 2 con số và năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Năm 2011, nợ xấu tăng 63,47% lên 20,94 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 tăng 413%, một con số đáng báo động vì nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn. Năm 2012 tình hình tiếp tục không được cải thiện, nợ xấu tăng thêm 76,69%, lên đến 37 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 4-nợ nghi ngờ tăng mạnh nhất, tăng gần gấp đôi so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh một phần đến từ việc tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng không kèm theo việc đánh giá khách hàng một cách chính xác và đến từ những bất lợi trong môi trường kinh doanh mà các khách hàng gặp phải.

Biểu đồ 2.8. Nợ xấu của chi nhánh qua các năm

Bảng 2.9. Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng vay vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cá nhân 5,84 45,6 8,54 40,8 15,50 41,9 Doanh nghiệp 6,97 54,4 12,40 59,2 21,50 58,1 Nợ xấu 12,81 100 20,94 100 37,00 100

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính, NHCT Tô Hiệu) [14]

Từ bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy, tỷ trọng nợ xấu từ khách hàng doanh nghiệp trong ba năm luôn cao hơn tỷ trọng nợ xấu từ khách hàng cá nhân. Đặc biệt năm 2011 và 2012, tỷ trọng nợ xấu từ doanh nghiệp xấp xỉ 60%. Điều này có thể giải thích vì khách hàng doanh nghiệp là các DN kinh doanh BĐS nhỏ, công ty chứng khoán của chi nhánh Tô Hiệu là khá cao trong khi đó hai năm qua là hai năm đầy khó khăn của thị trường chứng khoán và BĐS. Nợ xấu đến từ khách hàng cá nhân cũng tăng dần qua các

năm, điều này chứng tỏ công tác phòng ngừa RRTD và thẩm định khách hàng của chi nhánh chưa tốt. 2.2.1.3. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro Bảng 2.10. Tình hình trích lập dự phòng RRTD Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Tổng dư nợ 767,00 1042,00 1250,00 275,00 35,85 208,00 19,96

Trích DPRR 5,87 8,39 9,88 2,52 42,93 1,49 17,76

Tỷ lệ trích

DPRR 0,77% 0,81% 0,79% --- --- --- ---

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình trích lập dự phòng NHCT Tô Hiệu) [15]

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh tăng dần qua các năm và chiếm khoảng 0,8% tổng dư nợ. Nguyên nhân của sự gia tăng về khoản trích lập qua các năm là do trong thời gian gần đây nền kinh tế liên tục gặp khó khăn, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên vô cùng khốc liệt, nhất là “sự tăng trưởng tín dụng quá nóng” của nền kinh tế khiến cho ngân hàng luôn tăng số lượng tín dụng mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng tín dụng. Môi trường kinh doanh khó khăn cũng dẫn đến sự thua lỗ, phá sản của các doanh nghiệp, khiến khả năng thu hồi nợ của chi nhánh gặp rủi ro. Do đó, bên cạnh công tác tổ chức thu hồi, đôn đốc các khoản nợ thì việc trích lập DPRR là điều cần thiết, theo quy định của Vietin Bank và NHNN.

Biểu đồ 2.9. Trích lập dự phòng RRTD tại chi nhánh qua các năm

Tính đến ngày 31/12/2012, chi nhánh vẫn đang áp dụng quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Theo đó, khoản dự phòng rủi ro được trích lập theo tỷ lệ phần trăm của phần chênh lệch giữa dư nợ thực tế với giá trị TSBĐ quy đổi. Trong đó: - Nợ nhóm 1: trích lập 0% - Nợ nhóm 2: trích lập 5% - Nợ nhóm 3: trích lập 20% - Nợ nhóm 4: trích lập 50% - Nợ nhóm 5: trích lập 100% 2.2.1.4. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Bảng 2.11. Nguy cơ RRTD và khả năng bù đắp RRTD

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản 2305,00 3861,00 4853,00

Hệ số nguy cơ RRTD 0,33 0,27 0,26 Nợ có khả năng mất vốn 0,69 3,54 5,00 Nợ xấu 12,81 20,94 37,00 Dự phòng RRTD đã trích 5,87 8,39 9,88 Hệ số khả năng bù đắp nợ mất vốn 8,51 2,37 1,98 Hệ số khả năng bù đắp RRTD 0,46 0,40 0,27

(Nguồn: Tổng kết hoạt động kinh doanh 2010-2012) [16] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung dự phòng rủi ro mà chi nhánh đã trích phù hợp với quy định của NHNN và đảm bảo bù đắp rủi ro tín dụng do nợ có khả năng mất vốn gây ra (hệ số khả năng bù đắp nợ mất vốn lớn hơn 1). Mặc dù hệ số khả năng bù đắp RRTD cà ba năm đều nhỏ hơn 1 nhưng điều đó có thể chấp nhận được vì trên 90% khoản vay của chi nhánh đều có TSBĐ. Hệ số nguy cơ RRTD của chi nhánh cũng giảm dần qua các năm nhờ tổng tài sản tăng nhanh.

2.2.2. Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT- chi nhánh Tô Hiệu Hiệu

Để thực hiện các mục tiêu đề ra trong công tác tín dụng, nâng cao chất lượng đi đôi vối mở rộng tín dụng, đặc biệt là ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.Ngân hàng công thương chi nhánh Tô Hiệu đã tiến hành những biện pháp sau:

- Tăng cường mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,hộ gia đình, tư nhân, cá nhân hoạt động kinh doanh thực sự có hiệu quả và uy tín. Đồng thời giữ vững dư nợ của những khách hàng lớn có quan hệ tín dụng tốt, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế để việc đầu tư tín dụng của chi nhánh đúng trọng tâm, đúng hướng và an toàn.

- Kiên quyết rút dư nợ của các khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ kém hiệu quả. Thực hiện các biện pháp hữu ích nhằm thu hồi các khoản nợ tồn đọng. Kiểm soát đặc biệt đối với những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh kém.

- Tiếp tục mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn. Mở rộng tiếp thị mở thẻ tín dụng quốc tế

Các cán bộ tín dụng thường xuyên thực hiện việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp theo giác độ ngân hàng và trình hội đồng ngân hàng để quyết định chính xác múc dư nợ cho vay cao nhất đối với tùng doanh nghiệp.

- Tiếp tục sắp sếp cán bộ có năng lực, trính độ và tinh thần trách nhiệm làm công tác tín dụng. Thường xuyên tổ chức học tập nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tín dụng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn. Và có khả năng thẩm định được những dự án lớn đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới.

- Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động ngân hàng, tập trung sửa chữa những tồn tại qua kiểm tra thanh tra và báo cáo thường xuyên của chi nhánh để chỉ đạo kịp thời.

- Hàng tháng hàng quý chỉ đạo tốt việc phân lọai nợ trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, thực hiện tốt công tác xử lý nợ tồn đọng, xây dựng phương án thu hồi đối với từng trường hợp cụ thể.

- Nâng cao chất lượng kiểm tra trước và sau khi cho vay, thường xuyên phân tích tình hình doanh nghiệp để đầu tư vốn có hiệu quả và an toàn. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình xử lý và thu hồi nợ. CBTD thường xuyên theo dõi các khoản vay của khách hàng và thông báo nhắc nhở những khoản nợ đến hạn để khách hàng có kế hoạch trả nợ NH.

- Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay. Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định hiện hành của chính phủ, hướng dẫn của NHNN, NHCT Việt Nam về hướng dẫn bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Tô Hiệu hải Phòng (Trang 43 - 53)