THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÔ HIỆU
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Tô Hiệu
2.2.2.1. Tình hình huy động vốn
Với chức năng “đi vay để cho vay”, nguồn vốn huy động là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng. Và NHCT Tô Hiệu xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, cơ sở tạo động lực tự chủ để mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế và thị phần trên địa bàn. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng chi nhánh đã chủ động xây dựng, triển khai các biện pháp,giải pháp huy động vốn phù hợp với tình hình trên địa bàn như : tiếp cận, khai thác tiền giử, nâng cao chất lượng sản phẩm và các tiện ích đi kèm, tập trung thực hiện các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn, … nhằm thúc đẩy nguồn vốn huy động tại chỗ tăng trưởng cao. Do thực hiện tốt các giải pháp linh hoạt về huy động vốn cùng với triển khai các hình thức huy
động phong phú nên công tác huy động vốn đã duy trì được sự tăng trưởng tốt, giữ ổn định và phát triển tốt thị phần huy động vốn dân cư. Chi nhánh cũng chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch nhằm tạo diều kiện vừa huy động được nguồn vốn lại vừa mở rộng lượng khách hàng giao dịch. Đặc biệt chi nhánh không ngừng quan tâm đến việc rèn luyện tác phong giao dịch, lề lối làm việc, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ nhân viên chi nhánh.
Với các biện pháp trên, nguồn vốn của NHCT Việt Nam-chi nhánh Tô Hiệu luôn tăng trưởng đều và ổn định. Được thể hiện:
Bảng 2.1. Vốn huy động bằng tiền và ngoại tệ quy đổi (phân theo loại tiền)
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn huy
động
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) VND 1256,5 86 2105,8 88 3009,9 94 Ngoại tệ quy đổi 204,5 14 287,2 12 192,1 6 Tổng 1461,0 100 2393,0 100 3202,0 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Tô Hiệu)[13]
Số liệu cho thấy, tổng nguồn vốn huy động tại NHCT Tô Hiệu luôn đạt ở con số tương đối cao qua các năm mặc dù trong thời kỳ kinh tế đầy khó khăn khi mà Việt Nam vừa thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Năm 2011 và năm 2012, nguồn vốn huy động đã tăng so với năm trước đó, tương ứng, về số tuyệt đối là 932 tỷ và 809 tỷ, về số tương đối là 63,8% và 33,8%. Sở dĩ đạt được những con số ấn tượng đó là do NHCT đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư với hàng loạt chương trình khuyến mại như “Lì xì đón lộc xuân”, “Nhận tiền trao tay, cùng bay du
lịch” hay “Cào tay, trúng ngay quà tặng”. Biểu đồ 2.1 (phía dưới) thể hiện rõ ràng hơn sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua ba năm 2010, 2011 và 2012.
Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn huy động của NHCT Tô Hiệu qua 3 năm
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động phân theo loại tiền
Đơn vị: %
Số liệu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ huy động vốn bằng VND và ngoại tệ (chủ yếu là USD) cũng có nhiều thay đổi theo hướng huy động VND tăng dần qua các năm. Cụ thể, nguồn vốn huy động bằng VND tăng từ 86% vào năm 2010 lên đến 94% vào năm 2012. Việc chi nhánh chủ yếu huy động vốn bằng VND và tỷ trọng này tăng dần là do chi nhánh muốn hạn chế rủi ro trong giai đoạn tỷ giá có nhiều biến động như hiện nay.
Bảng 2.2. Vốn huy động bằng tiền và ngoại tệ quy đổi (phân theo đối tượng và kỳ hạn)
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn huy động
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Cơ cấu huy động phân loại theo đối tượng Tiền gửi dân
cư 993,5 68 1794,8 75 2465,5 77
Tiền gửi DN 365,2 25 502,5 21 640,4 20
Tiền gửi khác 102,3 7 95,7 4 96,1 3
Tổng 1461,0 100 2393,0 100 3202,0 100
Cơ cấu huy động phân loại theo kỳ hạn
Có kỳ hạn 1168,8 80 2010,1 84 2721,7 85
Không kỳ hạn 292,2 20 382,9 16 480,3 15
Tổng 1461,0 100 2393,0 100 3202,0 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Tô Hiệu) [13]
Bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động của NHCT Tô Hiệu đến chủ yếu từ tiền gửi của dân cư. Nguồn vốn này tăng cả về tỷ lệ tuyệt đối lẫn tương đối, cụ thể: năm 2010 con số này là 993,5 tỷ đồng (chiếm 68%), tăng lên 2465,5 tỷ đồng (chiếm 77%) vào năm 2012. Điều này có được nhờ chính sách điều hành lãi suất theo hướng linh hoạt, phù hợp với các diễn biến của thị trường. Mặc dù trong những năm gần đây có sự cạnh tranh khá gay gắt giữa các ngân hàng nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư của NHCT Tô Hiệu tiếp tục có bước tăng trưởng khả quan. Biểu đồ 2.3 (phía dưới) sẽ cho cái nhìn dễ dàng hơn về cơ cấu nguồn vốn huy động theo từng đối tượng tại NHCT Tô Hiệu
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng
Đơn vị: tỷ đồng
Bảng số liệu cũng chỉ ra nguồn vốn huy động có kỳ hạn cũng tăng lên qua các năm, đây là tín hiệu khả quan, cho thấy mức độ tín nhiệm của cá nhân và tổ chức kinh tế dành cho NHCT Tô Hiệu. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần xem xét, đánh giá và giữ tỷ lệ giữa nguồn vốn huy động có kỳ hạn và không kỳ hạn ở mức hợp lí, tránh rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập, tăng chi phí từ lãi khi có biến động giảm lãi suất trên thị trường. Biểu đồ 2.4 (phía dưới) cho biết cơ cấu nguồn vốn huy động phân loại theo kỳ hạn của NHCT Tô Hiệu qua ba năm.
2.1.2.2. Tình hình dư nợ tín dụng
Bảng 2.3. Dư nợ cho vay của NHCT Tô Hiệu (phân theo đối tượng)
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ cho
vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Cá nhân 122,6 16 187,3 18 247,5 20
Doanh nghiệp 644,4 84 854,7 82 1002,5 80
Tổng 767,0 100 1042,0 100 1250,0 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Tô Hiệu) [13]
Ta có thể thấy rằng, dư nợ tín dụng của NHCT Tô Hiệu tăng dần qua các năm. Đặc biệt là năm 2011 dư nợ tín dụng tăng 275 tỷ đồng, tương đương mức tăng 35,85% so với năm 2010, điều đó có được nhờ chính sách tiền tệ của Chính phủ được duy trì ổn định, cùng với việc triển khai gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của VietinBank đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định kinh doanh lâu dài. Năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của NHCT Tô Hiệu là 208 tỷ đồng, tương đương mức tăng 19,96% phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% theo quy định của NHNN.
Biểu đồ 2.5 (phía dưới) đưa ra một cái nhìn đơn giản hơn về cơ cấu cho vay theo đối tượng cá nhân và doanh nghiệp tại NHCT Tô Hiệu.
Biểu đồ cho thấy, khách hàng vay vốn của NHCT Tô Hiệu chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp, tỷ lệ này tăng dần qua các năm, chiếm lần lượt là 84%, 82% và 80% trong các năm 2010, 2011 và 2012. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức dư nợ tối đa là 10 tỷ đồng, đa số là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, công ty khai khoáng, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán… và chỉ có 10% trong số các khoản vay của các doanh nghiệp này là mua sắm trang thiết bị phục vụ đi lại của Giám đốc doanh nghiệp.
Nhìn nhận dư nợ cho vay của chi nhánh Tô Hiệu từ góc độ kỳ hạn các khoản vay: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong ba năm qua sẽ được tổng hợp trong bảng 2.4 (phía dưới).
Bảng 2.4. Dư nợ cho vay của NHCT Tô Hiệu (phân theo kỳ hạn)
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ cho vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Ngắn hạn 442,5 57,7 709,3 68,1 875,1 70,0
Trung hạn 170,2 22,2 189,6 18,2 214,4 17,2
Dài hạn 154,3 20,1 143,1 13,7 160,5 12,8
Tổng 767,0 100 1042,0 100 1250,0 100
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của NHCT Tô Hiệu) [13]
Từ bảng trên ta thấy, cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ lệ lớn và tăng dần qua các năm, chiếm 57,7% (442,5 tỷ đồng) năm 2010 và tăng lên 70% (875,1 tỷ đồng) năm 2012. Cho vay trung hạn giữ một tỷ lệ tương đối ổn định khi chỉ dao động quanh mức 20%. Điều này xuất phát từ chính cơ cấu cho vay theo đối tượng của NHCT Tô Hiệu. Đối với các khách hàng cá nhân, chi nhánh chủ yếu cho vay tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu xây sửa nhà, một số là mua mới. Đây là các khoản vay ngắn hạn và trung hạn. Trong các khoản vay cá nhân, chỉ có 5% (khoảng 12 tỷ năm 2012) là cho vay mua sắm ô tô. Các khoản cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động, đó cũng là các khoản cho vay ngắn hạn của chi nhánh.
Tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn qua các năm được minh họa ở biểu đồ 2.6 (phía dưới).
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu cho vay phân theo kỳ hạn
2.1.2.3. Kết quả kinh doanh
Bên cạnh các hoạt động truyền thống, trong chiến lược phát triển của mình, ngân hàng luôn chú trọng đến hoạt động dịch vụ. Hoạt động này không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng với chi phí thấp mà còn liên quan chặt chẽ, hỗ trợ cho các hoạt động khác như huy động vốn, phát triển tín dụng.
Bảng 2.5 phía dưới cho biết kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đông Đô trong hai năm 2011 và 2012.
Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh của NHCT Tô Hiệu
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Tô Hiệu) [13]
Năm 2012 đánh dấu một sự thành công khá lớn của NHCT Tô Hiệu, thu nhập lãi thuần tăng 3,2 tỷ đồng (tương đương 21,22%), góp phần vào mức tăng 18,84 tỷ đồng của tổng thu nhập (tương đương 30,69%) so với năm 2011. Hoạt động dịch vụ và kinh doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu nhập của chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh lưu tâm đến khoản thu nhập từ chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Tăng/giảm Tuyệt đối %
1 Thu nhập lãi và các khoản tương tự 227,54 189,68 37,86 19,96
2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 209,26 174,60 34,66 19,85
I Thu nhập lãi thuần 18,28 15,08 3,20 21,22
II Lãi (lỗ) từ HĐ dịch vụ 29,84 23,75 6,09 25,64
III Lãi (lỗ) từ HĐKD ngoại hối 2,12 (1,01) 3,13 --- IV Lãi (lỗ) từ HĐKD chứng khoán 25,82 21,22 4,60 21,68
V Lãi (lỗ) từ HĐ khác 1,23 0,45 0,78 173,3
VI Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 2,93 1,89 1,04 55,03
VII Tổng thu nhập 80,22 61,38 18,84 30,69
VIII Chi phí hoạt động 30,21 27,12 3,09 11,39
IX Lợi nhuận từ HĐKD trước dự phòng 50,01 34,26 15,75 45,91
X Chi phí dự phòng 9,88 8,39 1,49 17,76
XI Tổng lợi nhuận trước thuế 40,13 25,87 14,26 55,12
XII Thuế TNDN hiện hành 10,03 6,47 3,56 55,02
trong thời kỳ TTCK yếu kém như hiện nay. Thành công này có được cũng nhờ các điều kiện về cơ sở hạ tầng như mạng lưới thanh toán, hệ thống tài khoản Nostro, mạng lưới ngân hàng đại lý của toàn hệ thống không ngừng được mở rộng với nhiều loại ngoại tê như USD, EUR, JPY, GBP…
Hiện nay Vietinbank đã thiết lập quan hệ đại lý với hàng trăm ngân hàng và các chi nhánh của họ tại khắp các quốc gia trên thế giới. Tính đến nay, VietinBank đã có quan hệ đại lý thông qua trao đổi SWIFT với khoảng 1600 ngân hàng cả trong và ngoài nước (bao gồm các chi nhánh trực thuộc). Nhằm từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, hoạt động thẻ được ngân hàng chú trọng phát triển.
Chi phí hoạt động của chi nhánh năm 2012 tăng 3,09 tỷ đồng (tương đương 11,39%) so với năm 2011 trong khi số Phòng giao dịch tăng từ 7 lên 10 và số cán bộ