+ Xây dựng bộ phận chuyên môn thực hiện các nghiệp vụ phái sinh tín dụng bộ phận này khong chỉ thực hiện mua bảo hiểm mà cón có thể thực hiện bán bảo hiểm, giúp ngân
3.3. Một số kiến nghị 1 Đối với Chính phủ
3.3.1. Đối với Chính phủ
Thứ nhất, sự thay đổi chính sách của Chính phủ cần được công bố rõ ràng và có thời gian chuyển đổi.
Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế, xã hội nhất định. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến các hoạt động của các tổ chức kinh tế, cá nhân và kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi chính sách của Nhà nước không được thông báo trước có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thời thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách mới. Do đó bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước cũng cần được công bố công khai, thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên qua chuyển đổi hoạt động sao cho phù hợp hoặc Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ những thiệt hại do chính sách gây ra.
Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý nói chung.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm trong nước. Hiện nay việc xây dựng các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng (như tình hình kinh doanh tài chính, tài sản, uy tín…) vẫn còn nhiều hạn chế. Hơn nữa các NHTM chưa thể tham khảo kết quả xếp hạng doanh nghiệp do các công ty xếp hạng
tín nhiệm trong nước thực hiện để phân tích, đánh giá. Vì vậy Chính phủ cần sớm ban hành các nghị quyết tạo điều kiện pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
- Chính phủ cần hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng thuận lợi hơn khi thực hiện các biện pháp để xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của các ngân hàng.
- Hệ thống văn bản pháp quy về thị trường mua bán nợ cũng cần được hoàn thiện. Chính phủ cũng cần theo dõi sự tuân thủ công tác mua bán nợ theo Thông tư số 32/2010/TT-BTC cũng như Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về việc bán đấu giá tài sản và ban hàng quy định cụ thể về việc bảo hiểm tín dụng.
- Ngoài ra việc hoàn chỉnh các quy định pháp luật liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cũng như quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh có ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD. Chính phủ cần điều phối, kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế RRTD.
Thứ ba, các chỉ tiêu trung bình ngành cần được xây dựng.
Một trong những yếu tố quan trọng trong phân tích tín dụng đó là đánh giá môi trường, ngành kinh doanh của khách hàng. Chính vì vậy, để hỗ trợ cho công tác này, Chính phủ cần giao cho Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành kinh tế. Việc này giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc so sánh giữa các ngành kinh doanh khi phân tích tín dụng.