Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Tô Hiệu hải Phòng (Trang 25 - 27)

giới và bài học với Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của CitiBank

Để phòng ngừa và hạn chế RRTD, CitiBank đưa ra các biện pháp như sau:

Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ ràng chức năng các phòng ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng:

+ Ban lãnh đạo: là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của ngân hàng. Ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn chủ yếu, điều hành các hoạt động của cả ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro chung của ngân hàng;

đề ra những chuẩn mực chung cho toàn bộ mục tiêu chiến lược và các quy định chung áp dụng cho ngân hàng.

+ Ban hoạch định chính sách tín dụng: bao gồm các cán bộ cao cấp, đứng đầu là trưởng ban. Ban này phải soạn thảo ra những quy chuẩn tín dụng, giúp cho ngân hàng trong việc duy trì một hình thức quản lý RRTD hoàn chỉnh có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư, giảm thiểu đến mức tối đa và phán đoán các RRTD có thể xảy ra; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với những quy định chung của ngân hàng.

+ Ban đánh giá kinh doanh: nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau trong Ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đưa ra sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng về các chính sách, sự hình thành và các thủ tục trong quản lý tín dụng; phối hợp chặt chẽ các hoạt động với giám sát viên, kiểm toán viên độc lập.

Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay, việc đánh giá độ tin cậy của người đi vay theo tiêu chuẩn “Tín dụng 6 chữ C”.

Thứ ba, Citibank có sự phân quyền giữa cấp tín dụng và phê duyệt, cụ thể:

+ Quyền cấp tín dụng: được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên những năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên chứ không dựa vào các đạo đức chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.

+ Quyền phê duyệt: việc áp dụng cấp tín dụng không do một người quyết định mà được quyết định bởi ba cán bộ. Những người chịu trách nhiệm phân định rõ việc thẩm định, tái thẩm định đối với một khoản vay.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á những năm 1997-1998 khiến hệ thống ngân hàng trao đảo, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt các thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng, cụ thể:

Thứ nhất, chức năng các bộ phận được tách bạch, phân công rõ ràng và tuân thủ nghiêm ngặt các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng và quan tâm nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách; hiệu quả hoạt động kinh doanh; mục đích cho vay; dòng tiền và khả năng trả nợ; khả năng kiểm soát khoản vay; năng lực quản lý và điều hành; thực trạng tài chính…

Thứ ba, tiến hành cho điểm đối với các khách hàng để ra quyết định cho vay. Thứ tư, tuân thủ quyền phán quyết tín dụng, theo đó thì ngân hàng sẽ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị.

Thứ năm, sau khi cho vay thì ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập các thông tin khách hàng. Thường xuyên giám sát, đánh giá và xếp loại khách hàng để có những biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Tô Hiệu hải Phòng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w