Tình hình nghiên cứu, sản xuất hoala nở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của cây lan đai châu (rhynchostylis) tại gia lâm, hà nội (Trang 29 - 34)

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm rất thuận lợi cho việc trồng hoa, cây cảnh. Theo thống kê, trong các thảm rừng khác nhau có tới khoảng 152 chi, 897 loài đã được tìm thấy. Vậy ta có thể nói rằng Việt Nam có tiềm năng để trở thành một nước sản xuất hoa lan lớn trong khu vực. Tuy nhiên hiện nay chưa được đầu tư thích đáng nên ngành trồng hoa nói chung và ngành trồng lan nói riêng vẫn chưa thực sự phát triển, sản xuất lan ở

Việt Nam mới chỉ phát triển mạnh mẽở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu ấm áp quanh năm là trung tâm văn hóa kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật của miền Nam có một tiềm năng lớn về

nuôi trồng và kinh doanh hoa lan.

Năm 1980 Việt Nam đã xuất khẩu lan sang Liên Xô, Tiệp Khắc. Từ năm 1980, năm nào thành phố cũng tổ chức Hội Hoa Xuân; hội Hoa Xuân là nơi hội tụ những tác phẩm đặc sắc và độc đáo nhất của các vườn lan. Năm 1987 ở thành phố Hồ Chí Minh đã có các vườn lan quốc doanh và tư nhân cùng với sự ra đời của nhiều hội lan, cây cảnh và có nhiều cơ sở nghiên cứu ra đời; các vườn quốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 doanh tư nhân phải kể đến là vườn lan T78, vườn lan Hàng Không dân dụng. Mới đây thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đầu tư 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20 ha trồng cây kiểng (Dự án đầu tư, cây và cá kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh, T7/2005), đặc biệt là phải kể đến trang trại Risun tại Gia Hiệp – Di Linh – Lâm

Đồng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại có thể tự tạo ra nguồn cây giống để sản xuất, sản phẩm đặc biệt ởđây là lan HồĐiệp với 16 – 17 màu khác nhau. Theo số liệu điều tra tính đến năm 2010 thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 100 gia

đình với diện tích vài trăm đến vài nghìn m2.

Ngành sản xuất hoa lan ở các tỉnh, thành phố phía Nam phát triển mạnh hơn miền Bắc. Nói chung vấn đề sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu hoa lan ở Việt Nam từ trước đến nay vẫn còn ở mức tiềm tàng, trong khi đó sức cạnh tranh thị

trường trên thế giới là rất lớn, những hoạt động, kinh doanh và xuất khẩu trong thời gian qua chỉ có ý nghĩa khởi động và hứa hẹn sự phát triển trong tương lai.

Việt Nam là nước có khí hậu gió mùa nóng ẩm, được thiên nhiên ưu đãi vì khắp vùng rừng núi từ Nam chí Bắc, từ đồng bằng đến tận Cao Nguyên, nhiều vùng nổi tiếng có nhiều giống lan quý hiếm được thế giới công nhận, chính vì vậy đã có những nghiên cứu về lan ở Việt Nam từ rất sớm.

1.2.2.1. Nghiên cứu về thu nhập, chọn tạo và đánh giá nguồn gen

Nghiên cứu về cây lan ở Việt Nam những buổi ban đầu không rõ rệt lắm, nhiều tác giả cho rằng người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro (1789) nhà truyền giáo người BồĐào Nha đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên trong cuốn “Flora cohin chinensis” và sau này đã được Bentham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera Planterum” (1862 – 1883). Sau khi người Pháp đến Việt Nam đã công bố những công trình nghiên cứu đáng kể là F.Gagnepain và A.Gnillaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nước Đông Dương Trung bộ “Thực vật Đông Dương chí” (H. Lecomte, 1932).

Bên cạnh đó cũng có một số nhà khoa học Việt Nam cũng có bước đầu nghiên cứu về lan như Phạm Hoàng Hộ với 289 loại đựợc mô tả và vẽ hình trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam”. Năm 1991, Phân viện sinh học Đà Lạt đã tổ chức thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 nhập các loại lan rừng của Lâm Đồng. việc xác định tên khoa học của các lòai lan rừng được L.Vaveryano thực hiện, đến nay ở Lâm Đồng nói riêng đã xác định

được tên khoa học của 217 loài, thuộc 64 chi, trong số 239 loài lan của bộ sưu tập và danh mục 217 loài đã xác định tên khoa học và được ghi nhận có hai loài mới của Việt Nam là Liparis Compress LindlThriv Spermum Leucarachne – Ridl.

Anh Trần Tuấn Anh – một người chơi lan, gắn bó với lan hơn 20 năm, từng ngược xuôi khắp mọi miền đất nước để săn lùng lan. Qua tháng năm, vườn lan ở Từ Liêm – Hà Nội của anh hội tụ được hơn 300 loài luôn giành được sự

kính trọng của giới chơi lan. Năm 2002, anh tìm được một loài lan hoàn toàn mới tại miền núi Tây Bắc – Việt Nam. Loài lan này có tên khoa học là Dendrobium tuananhii được thế giới công nhận năm 2003 và tên anh được đặt cho loài hoa

đặc biệt quý hiếm này. Sau đó anh tiếp tục phát hiện ra 3 loại lan quý nhất thế

giới là Vanda tuananhii (2004), Dendrobium vietnamica (2006) và

Paphiopedilum trantuanhii (2007)

1.2.2.2. Những nghiên cứu về nhân giống vô tính cây hoa lan ở Việt Nam

* Nhân giống bằng phương pháp tách chiết

Là phương pháp đơn giản, dễ làm, không tốn kém, tuy nhiên hệ số nhân giống là không cao. Nguyễn Việt Thái (2002) cho rằng bất kể tháng nào trong năm cũng có thể tách chiết lan để trồng, tuy nhiên thời điểm tốt nhất cho việc tách là đầu tháng mùa mưa, khí trời mát mẻ, cây đang đà phát triển, cũng theo Nguyễn Việt Thái (2002) đối với lan đơn thân kinh nghiệm cho thấy phần ngọn

được tách ra trồng mau ra hoa hơn là các lan đoạn ở phần thân. Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) phương pháp nhân giống bằng tách chiết với 3 giả hành có thể dùng cho tất cả các loài lan đa thân, trừ một số giống như Cymbidium, Phaius… có thể dùng 2 giả hành duy nhất, đối với các loài khoẻ như

Dendrobium Caesar Alba, Dendrobium Caesar Latil… có thể cắt cây con để

nhân giống khi giả thành cây con trưởng thành, nếu cắt quá non sẽ cho kết quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

Dendrobium Theodore Takiguchi… Ta có thể đợi cây con mọc thêm một giả

hành mới thì nhân giống đảm bảo hơn.

* Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy tế bào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghệ invitro, trong thời gian ngắn có thể sản xuất một số lượng các giống khỏe, đồng đều và sạch bệnh và Học viện Nông Nghiệp Việt Nam là một trong những cơ sở chính nghiên cứu về nuôi cấy mô nói chung, theo Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2005), cây lan dễ nhân trong ống nghiệm và có hệ số

nhân giống cao, môi trường chính cho nuôi cấy lan là môi trường Knudson C, cùng với Học viện Nông Nghiệp Hà Nội, Trung tâm Hoa cây cảnh kết hợp với Bộ môn nuôi cấy tế bào của Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu

ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến quá trình nhân nhanh và khả

năng ra rễ của chồi và từ đây đã đưa ra quy trình nhân giống lan Hồ Điệp bằng nuôi cấy mô tế bào.

Hoàng Ngọc Thuận và cộng sự (2007) cho rằng: việc nhân giống lan bằng hạt trong môi trường invitro khá phổ biến ở nhiều phòng thí nghiệm Việt Nam với các ưu điểm sau: thời gian cho cây con nhanh, hệ số nhân giống cao, giá thành hạ…

Phạm Thị Kim Hạnh và cộng sự (2008) đã nghiên cứu nhân nhanh in vitro

loài lan Đai châu (Rhynchostylis gigantean) trong bioreactor và cho kết quả về tỷ

lệ nảy mầm cũng như tốc độ sinh trưởng của cây con in vitro tốt hơn so với môi trường đặc. Môi trường nuôi cấy là VW bổ sung vitamin, axit amin, bằng phương thức lỏng – bioreactor với các thông số kỹ thuật: nhiệt độ 250C, lưu lượng không khí 0,5 lít/phút, thời gian 45 ngày, chu kỳ 4 ngày ngập : 1 ngày khô là tốt nhất để

tăng tỷ lệ tạo cây con (91,1%), giảm thời gian phát triển mầm (5 tuần) đồng thời kích thích sinh trưởng cây con in vitro. Cây con được cấy chuyển sang môi trường

đặc sau 3 tháng đạt được 5,8 lá; 5,2 rễ; dài lá 6,1 cm; rộng lá 1,35 cm, rễ mập 0,41 cm. Giá thể nuôi cây ngoài vườn ươm bọt núi + than củi + tảo Đài Loan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

1.2.2.3. Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa lan

Nguyễn Xuân Linh (1998) cho rằng nên tưới phân cho lan vào buổi sáng sớm hoặc lúc chiều mát và không nên tưới vào buổi trưa, bình thường tưới một tuần 1 lần, nếu thời tiết mát mẻ thì nên tưới 10 – 15 ngày/lần, ngược lại vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần. Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại trên lan.

Nguyễn Công Nghiệp (2000) đã kết luận: mùa tăng trưởng của lan không nên dùng phân tổng hợp NPK có tỷ lệ 30 : 10 : 10, khi chớm nở hoa phải dùng loại phân có nồng độ lân cao có tỷ lệ 10 : 10 : 20 hoặc 6 : 30 : 30, trước khi cây bước vào mùa nghỉ phải dùng loại phân có nồng độ kali cao để tăng sức chịu

đựng có tỷ lệ 10 : 20 : 30, theo Nguyễn Công Nghiệp không nên dùng nồng độ

phân bón quá 1 g/lít nước vì sẽ làm cây lan chết hoặc thoái hóa.

Bên cạnh những nghiên cứu về phân bón cho lan các nhà khoa học cũng

đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác như chọn giá thể, tưới nước, làm giàn che, lắp đặt hệ thống thông gió… Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) cho rằng tưới nước cho lan ở giai đoạn cây con là rất quan trọng, tưới phải nhẹ nhàng bằng vòi phun sương và tưới thường xuyên 3 – 4 lần/ngày nếu quá khô. Hoàng Thị

Loan (2006) khi nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của lan Đai châu đã đi đến kết luận “Giá thể than hoa kết hợp với rong biển thích hợp nhất cho sinh trưởng của lan Đai Châu nhập nội từ Thái Lan”.

1.2.2.4. Những nghiên cứu về sâu bệnh hại

Hiện nay sự lo lắng nhất của các nhà vườn trồng lan là sâu và bệnh, trong thực tế cho thấy các loại côn trùng chỉ làm cho cây chậm phát triển chứ ít khi lan thành dịch nhưng ngược lại các loại bệnh có thể gây ra cái chết hàng loạt và dễ

thành dịch, vì vậy việc phòng ngừa là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với các nhà vườn trồng lan.

Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) bệnh hại chủ yếu là thối đọt, khô căn hành, bệnh đốm lá, thối nhũn… Để phòng và trị các loại này ta nên dùng các loại thuốc sát khuẩn có gốc đồng: Oxiclorua nồng độ 0,5 – 1%, Booc đô… cũng theo tác giả trên lan thường có một số côn trùng: kiến, gián, rệp, sâu, bọ trĩ… dùng Bassa, Malathion để phòng trừ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của cây lan đai châu (rhynchostylis) tại gia lâm, hà nội (Trang 29 - 34)