Hiện trạng sản xuất hoalan tại Thành phố HàN ội

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của cây lan đai châu (rhynchostylis) tại gia lâm, hà nội (Trang 34 - 37)

Trước đây việc trồng, sản xuất hoa chưa được phát triển mạnh, việc sản xuất hoa lan chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm truyền thống và nhân giống bằng phương pháp cổ truyền, dễ làm, quen với kinh nghiệm của người dân, chi phí thấp. Do đó việc sản xuất và phương pháp trồng hoa dựa vào kinh nghiệm là chính yếu.

Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đội ngũ các nhà khoa học nông nghiệp, công nghệ sinh học ngày càng dồi dào, cũng như sự tìm tòi học hỏi không ngừng của những người dân trồng hoa Thành phố Hà Nội. Do nhu cầu trồng hoa lan của người dân Thành phố Hà Nội ngày càng cao, nhiều người dân, đơn vị… đã mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị hiện đại để phục vụ và xây dựng mô hình trồng lan, mạnh dạn sử dụng các con giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tạo cây giống khỏe và sạch bệnh.

Bên cạnh đó việc thu hái lan, trao đổi và thuần dưỡng lan ở Thành phố Hà Nội ngày càng đẩy mạnh, nhiều loại lan mới được phát triển, nhiều loài phù hợp

được nuôi trồng rộng rãi hơn, việc hiểu biết về lan rừng cũng như lan nhập nội của người dân ngày càng cao như phân loại, sinh thái, điều kiện để nuôi trồng thích hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 Sản xuất hoa lan không đòi hỏi diện tích đất lớn, chất lượng đất tốt nhưng lại là một ngành sản xuất cần đầu tư lớn, yêu câu trình độ thâm canh cảo, sản phẩm có giá trị cao thích ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho nông thôn ngoại thành và những vùng ven đô thị. Mặt khác sản phẩm hoa lan còn là cảnh quan, điểm xanh góp phần tôn tạo môi trường sinh thái thành phố. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi trồng hoa lan phát triển tự phát ở hầu khắp các vùng nội, ngoại thành, do đó vẫn còn nhiều hạn chế: việc trồng lan tự phát, ít quan tâm đến qui trình chăm sóc hoa lan, không có quy trình chăm sóc cho từng loại, trồng theo kinh nghiệm, nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào còn ít, chủ yếu là nhập từ Trung Quốc, Thái Lan cho nên giá thành cao. Vì vậy đểđánh giá sơ bộ

hiện trạng sản xuất hoa lan tại Thành phố Hà Nội được trình bày bảng 1.2.

Bảng 1.2. Một số loại lan được nuôi trồng phổ biến ở Hà Nội

TT Chủng loại Tên Khoa học Số lượng lan ở từng độ tuổi Tổng số Cây kinh doanh (cây) Cây giống (cây)

1 Lan công nghiệp 15402

Hồđiệp Phalaenopsis 4485 2318 6803 Hoàng thảo Dendrobium 3537 2156 5693

Cát lan Cattaeya 146 836 982

Vân lan Vanda 183 63 246

Vũ nữ Oncidium 653 342 995

Ngọc điểm Rhychostylis 137 546 683

2 Lan rừng 23440

Ngọc điểm Rhychostylis 6547 3468 10015 Hoàng thảo Dendrobium 0 5462 5462 Giáng hương Aerides 2089 6874 7963

3 Địa lan 13062

Lan kiếm Cymbidium 8336 3521 11857 Lan hài Paphiopedilum 327 878 1205

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Từ những kết quảđiều tra tình hình sản xuất hoa lan nói chung và lan Đai châu nói riêng chúng tôi có nhận xét sau:

Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển các loại hoa cao cấp,

đặc biệt là hoa lan, hiện nay nhu cầu chơi hoa lan ngày càng cao, các loại hoa lan

được ưa chuộng Dendrobium, HồĐiệp, Đai châu… Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lan nói chung và Đai châu nói riêng ở

Thành phố Hà Nội còn hạn chế; chưa quan tâm đến các yếu tố tác động đến khả

năng sinh trưởng và phát triển của cây lan Đai châu: giá thể, phân bón, lượng phân bón, thời gian bón; sự hiểu biết về đặc điểm sinh lý đối với lan Đai châu của người trồng lan còn ở mức thấp, hầu như chưa có một quy trình cụ thể để

người trồng lan áp dụng và học tập. Đa số là trồng lan Đai châu chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm cũng như những hiểu biết nhất định, đây là vấn đề cần được quan tâm và khắc phục tại Thành phố Hà Nội.

Xuất phát từ những thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần phát triển nghề trồng lan nói chung và lan Đai châu nói riêng tại Thành phố Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của cây lan đai châu (rhynchostylis) tại gia lâm, hà nội (Trang 34 - 37)