Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của cây lan đai châu (rhynchostylis) tại gia lâm, hà nội (Trang 54 - 62)

của lan Đai châu (Rhynchostylis)

Dinh dưỡng là một yếu tố có vai trò quan trọng trong đời sống của cây. Với mỗi loại cây khác nhau sẽ thích hợp với những loại phân bón lá khác nhau. Các cây được ghép vào giá thể, bón phân bón lá khác nhau, sau 1 tháng chăm sóc và theo dõi, ta thu được tỷ lệ cây sống, cây chết ở bảng 3.13.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Bảng 3.13. Tỷ lệ cây sống, chết của lan Đai châu khi ghép lên các giá thể

khác nhau Chỉ tiêu CT Tỷ lệ cây sống (%) Tỷ lệ cây chết (%) CT1: Không bón phân (ĐC) 100,00 0,00 CT2: Phân bón lá HVP B1 100,00 0,00 CT3: Phân Đầu trâu 501 100,00 0,00 CT4: Phân bón lá HVP 401N 100,00 0,00

(Theo dõi sau 1 tháng ghép)

Qua bảng 3.13, ta thấy ghép lan lên giá thể, CT2, CT3, CT4 sử dụng phân bón lá để cây tăng khả năng ra rễ mới, sức đề kháng tốt nên tỷ lệ cây sống đều là 100%. CT1 không sử dụng phân bón nhưng mức che sáng là 60%, phù hợp để

cây ra rễ mới, tỷ lệ cây sống lá 100%.

Đối với lan Đai châu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra rễ mới được thể hiện ở bảng 3.14 và hình 3.6.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến động thái ra rễ mới lan Đai châu Chỉ tiêu CT Số rễ mới/ cây sau … (rễ) 1 tháng 6 tháng 9 tháng CT1: Không bón phân (ĐC) 1,00 1,23 1,43 CT2: Phân bón lá HVP B1 1,20 2,57 3,00 CT3: Phân Đầu trâu 501 1,13 1,70 2,13 CT4: Phân bón lá HVP 401N 1,07 1,57 1,83 CV % 3,20 LSD 5% 0,90

(Theo dõi sau 9 tháng ghép)

Kết quảở bảng 3.14 cho thấy:

Bộ rễ của lan Đai châu có lớp mô xốp màu trắng ngà, có vai trọng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây, nó có nhiệm vụ hút nước, muối khoáng, các nguyên tố đa lượng, vi lượng… và có khả năng bám chặt vào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 các vật mà chúng tiếp xúc. Rễ lan thường có màu xám, đầu rễ có màu xanh vào giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng có khả năng tổng hợp đạm và có khả năng quang hợp để tự dưỡng.

Sinh trưởng của bộ rễ là yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự thành công của việc ghép cây vào giá thể, tạo tiền đề cho sinh trưởng thân và lá. Theo dõi ảnh hưởng của một số loại phân bón tới động thái ra rễ của lan Đai châu cho thấy:

- Phân bón lá có sự thay đổi rõ đến sự sinh trưởng của bộ rễ lan Đai châu. Sau 1 tháng ghép tất cả các cây đều ra rễ mới, ảnh hưởng của phân bón lá đến

động thái ra rễ bắt đầu có sự thay đổi. CT2 đạt 1,20 rễ/cây, tiếp đến là CT3 và CT4, thấp nhất là CT1 chỉđạt 1,00 rễ/cây.

- Sau 6 tháng ghép: động thái ra rễ giữa các công thức có sự thay đổi rõ ràng hơn, số rễ mới biến động từ 1,23 – 2,57 rễ/cây. CT2 đạt 2,57 rễ/ cây, tiếp

đến là CT3 và CT4, thấp nhất là CT1 chỉđạt 1,23 rễ/ cây.

- Sau 9 tháng ghép: Kết quả xử lý thống kê cho thấy sau 9 tháng ghép, số

rễ/cây của CT2 sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% so với CT1(ĐC) và CT4. Trong khi đó, sự sai khác về chỉ tiêu này của CT2 so với CT3 là không có ý nghĩa. Tuy nhiên, CT2 (phân bón HVP B1) là công thức phân bón tốt nhất (đạt 3,00 rễ/cây), tiếp đến là CT3 (2,13 rễ/cây), CT4 (1,83 rễ/cây) và thấp nhất là CT1 chỉđạt 1,43 rễ/cây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tăng trưởng chiều dài rễ lan Đai châu

Chỉ tiêu CT

Chiều dài rễ mới sau … (cm)

1 tháng 6 tháng 9 tháng CT1: Không bón phân (ĐC) 2,66 17,48 23,67 CT2: Phân bón lá HVP B1 4,08 26,04 33,57 CT3: Phân Đầu trâu 501 3,62 21,54 28,12 CT4: Phân bón lá HVP 401N 3,28 20,15 26,13 CV % 4,10 LSD 5% 0,65

(Theo dõi sau 9 tháng ghép)

Kết quảở bảng 3.15 cho thấy:

- Sau 1 tháng ghép tất cả các cây đều ra rễ mới, ảnh hưởng của phân bón lá

đến tăng trưởng chiều dài rễ bắt đầu có sự thay đổi. CT2 đạt 4,08 cm, tiếp đến là CT3 và CT4, thấp nhất là CT1 chỉđạt 2,66 cm.

- Sau 6 tháng ghép, ảnh hưởng của phân bón lá đến tăng trưởng chiều dài rễ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có sự thay đổi nhiều hơn. CT2 đạt 26,04 cm, tiếp đến là CT3 và CT4, thấp nhất là CT1 chỉđạt 17,48 cm.

- Kết quả xử lý thống kê cho thấy động thái phát triển chiều dài rễ của các công thức thí nghiệm sau 9 tháng ghép có sự sai khác rõ ràng giữa các công thức bón phân qua lá và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%. Như

vậy CT2 (phân bón lá HVP B1) có ảnh hưởng rõ rệt lên sự phát triển chiều dài rễ

lan Đai châu, đạt chiều dài rễ là 33,57 cm. Đây cũng là công thức phân bón lá cho sinh trưởng phát triển của bộ rễ tốt nhất so với các công thức còn lại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Hình 3.7. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tăng trưởng chiều dài rễ lan Đai châu

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá

đến động thái ra lá lan Đai châu Chỉ tiêu CT Số lá/ cây sau … (lá) 1 tháng 6 tháng 9 tháng CT1: Không bón phân (ĐC) 5,00 6,00 6,30 CT2: Phân bón lá HVP B1 5,00 6,27 7,00 CT3: Phân Đầu trâu 501 5,00 6,20 6,70 CT4: Phân bón lá HVP 401N 5,00 6,17 6,63 CV % 3,30 LSD 5% 0,34

(Theo dõi sau 9 tháng ghép)

Kết quảở bảng 3.16 cho thấy:

- Sau 1 tháng ghép, ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá chưa có sự thay đổi. Các công thức vẫn giữ nguyên số lượng lá ban đầu là 5,00 lá.

- Sau 6 tháng ghép: sự tăng trưởng số lá giữa các công thức bắt đầu có sự

thay đổi, số lá mới biến động từ 6,00 – 6,27 lá. CT2 đạt 6,27 lá, tiếp đến là CT3 và CT4, thấp nhất là CT1 chỉđạt 6,00 lá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 - Sau 9 tháng ghép: sự tăng trưởng số lá giữa các công thức có sự thay đổi, số lá mới biến động từ 6,63 – 7,00 lá. CT2 đạt 7,00 lá, tiếp đến là CT3 và CT4, thấp nhất là CT1 chỉđạt 6,63 lá.

- Kết quả xử lý thống kê sau 9 tháng ghép cho thấy động thái ra lá của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác rõ ràng giữa các công thức bón phân qua lá và sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Như

vậy, các loại phân bón lá trong thí nghiệm không có ảnh hưởng rõ rệt lên động thái ra lá lan Đai châu.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá

đến các chỉ tiêu sinh trưởng của bộ lá lan Đai châu Chỉ tiêu CT Chiều cao cây(cm) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Màu sắc lá CT1(ĐC) 27,79 22,49 2,36 Xanh CT2 28,36 23,42 2,49 Xanh đậm CT3 27,94 22,96 2,45 Xanh đậm CT4 27,82 22,81 2,40 Xanh đậm CV % 3,50 3,10 3,60 LSD 5% 0,83 0,40 0,31

(Theo dõi sau 9 tháng ghép)

Kết quảở bảng 3.17 cho thấy:

- Chiều cao cây thay đổi 27,79 – 28,36 cm, với CT2 đạt cao nhất là 28,36 cm, tiếp đến là CT3 đạt 27,94 cm, CT4 đạt 27,82 cm, thấp nhất là CT1 27,79 cm.

- Chiều dài lá thay đổi 22,49 – 23,42 cm, với CT2 đạt cao nhất là 23,42 cm, tiếp đến là CT3 đạt 22,96 cm, CT4 đạt 22,81 cm, thấp nhất là CT1 22,49 cm.

- Chiều rộng lá thay đổi 2,36 – 2,49 cm. với CT2 đạt cao nhất là 2,49 cm, tiếp đến là CT3 (2,45 cm), CT4 (2,40 cm), thấp nhất là CT1 2,36 cm.

- Màu sắc lá ở 3 CT bón phân đều cho màu xanh đậm và đẹp hơn so với CT1 không bón phân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 - Kết quả xử lý thống kê cho thấy động thái phát triển bộ lá lan (chiều cao cây, chiều dài lá, chiều rộng lá) của các công thức bón phân qua lá sau 9 tháng không có sự sai khác rõ ràng giữa các công thức và sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%. Như vậy, các loại phân bón lá trong thí nghiệm không có ảnh hưởng rõ rệt lên động thái phát triển bộ lá lan.

Đối với cây lan, bộ lá làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ để nuôi cây nó còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ của giò hoa. Có thể thấy phân bón chính là yếu tố giúp cho bộ lá bền, số lá nhiều và màu xanh đậm.

Chất lượng hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định đến giá trị của giò phong lan. Theo dõi ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sự ra hoa và chất lượng hoa lan Đai châu, tôi thu được kết quảở bảng 3.15 như sau:

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng của hoa lan Đai châu

Chỉ tiêu CT Thời điểm xuất hiện ngồng hoa Độ bền ngồng hoa (ngày) Chiều dài ngồng hoa (cm) Số hoa, nụ/ ngồng (hoa) Mùi thơm CT1(ĐC) 27/10/2014 21,70 14,63 18,03 Thơm CT2 15/10/2014 28,13 19,27 26,37 Thơm CT3 18/10/2014 25,77 16,57 20,60 Thơm CT4 22/10/2014 24,83 16,03 19,43 Thơm CV % 3,50 3,30 LSD 5% 0,35 0,53

(Theo dõi sau 15 ngày bắt đầu nở hoa) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quảở bảng 3.18 cho thấy:

- Thời gian xuất điểm ngồng hoa: sớm nhất là ở CT2 (15/10/2014), sớm hơn 12 ngày so với CT1 (27/10/2014).

- Độ bền ngồng hoa là một trong những chỉ tiêu nâng cao giá trị của giò hoa lan. Trong các công thức nghiên cứu, độ bền của ngồng hoa cũng có sự thay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 nhất ở CT2 đạt 28,13 ngày, CT3 là 25,77 ngày, CT4 là 24,83 ngày và thấp nhất ở

CT1 là 21,70 ngày.

- Chiều dài ngồng hoa ở CT2 là 19,27 cm, tiếp đến là CT3 đạt 16,57 cm, CT4 đạt 16,03 cm, thấp nhất là CT1 với 14,63 cm.

- Số hoa, nụ/ ngồng ở CT2 là 26,37 hoa, tiếp đến là CT3 là 20,60 hoa, CT4 là 19,43 hoa, thấp nhất là CT1 là 18,03 hoa.

- Kết quả xử lý thống kê sau 15 ngày hoa bắt đầu nở cho thấy động thái phát triển chiều dài ngồng hoa và số hoa, nụ/ ngồng của các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ ràng giữa các công thức bón phân qua lá và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95%. CT2 (phân bón lá HVP B1) là công thức phân bón tốt nhất chiều dài ngồng hoa đạt 19,27 cm và số hoa, nụ/ ngồng là 26,37 hoa

Bảng 3.19. Mức độ nhiễm bệnh hại của cây lan Đai châu Chỉ tiêu Chỉ tiêu CT Đốm lá (Cesrcospora sp.) Thán thư (Colletotrichum sp.) Thối nhũn (Erwinina sp.) CT1 (ĐC) 1 1 0 CT2 1 1 0 CT3 1 1 0 CT4 1 1 0

(Theo dõi sau 11 tháng ghép)

Qua bảng 3.19, ta nhận thấy tất cả các công thức ở thí nghiệm đều bị

nhiễm đốm lá và thán thư, tuy nhiên chỉ ở hầu hết là cấp 1, không mắc bệnh thối nhũn do đó không gây ảnh hưởng nhiều đến mỹ quan hay sinh trưởng và phát triển của cây.

Đánh giá: Ở CT2 (phân bón lá HVP B1) ta nhận thấy sự vượt trội hơn hẳn về các chỉ tiêu sinh trưởng bộ rễ và phát triển hoa. Bộ lá lan do yếu tố di truyền quyết định. Lan Đai châu cần bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Như vậy, kết quả thí nghiệm về các loại phân bón lá cho thấy, CT2 (phân bón lá HVP B1) cho kết quả tốt nhất, tiếp đến là CT3 (Đầu trâu 501), CT4 (phân bón lá HVP 401N).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của cây lan đai châu (rhynchostylis) tại gia lâm, hà nội (Trang 54 - 62)