Tình hình nghiên cứu, sản xuất, phát triển lan trên Thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của cây lan đai châu (rhynchostylis) tại gia lâm, hà nội (Trang 27 - 29)

Tình hình sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và

đã trở thành một ngành thương mại có lợi cho nền kinh tế các nước trồng và xuất khẩu hoa. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày được mở rộng và không ngừng tăng lên, nhiều tạp chí về hoa lan được xuất bản, nhiều cuộc hội thảo về lan đã

được tổ chức. Trước đây việc nuôi trồng và xuất khẩu chủ yếu là lan rừng nên nguy cơ khoảng 13 loài tuyệt chủng, ngày nay việc trồng lan dần theo quy mô công nghiệp, việc xuất khẩu lan đã đạt tới số lượng hàng trăm ngàn giò, hàng vạn cành lan trong một năm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

* Hiện nay, Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa lan đạt 150 triệu USD trong năm 2012, Thái Lan có 18 phòng nuôi cấy mô hoa lan thương mại hoạt động ở Băng Cốc và các phụ cận, nhờ khả năng thực hiện công nghệ mới trong nuôi cấy mô và lai tạo. Năm 1993, Thái Lan xuất đi 70,7% cho thị trường Anh, 81,4% cho Hà Lan về lan cắt cành, 64 triệu cành cho Ý và 5 triệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 cành cho Nhật. Không chỉ thế mà xu hướng phát triển mới của ngành hoa lan thương mại ở Thái Lan phải kểđến sự gia tăng diện tích của các trại lan, ởđây đã có những trại lan chuyên trồng Dendrobium rộng 39 ha.

* Đài Loan: có khí hậu ấm áp, mưa nhiều và gần giống với khí hậu Việt Nam nên có thể sản xuất hoa tươi quanh năm, Đài Loan đang tăng nhanh sản xuất Phalaenopsis và chọn tạo nhiều giống mới, hiện nay đã tạo ra được một số

giống lan quí có khả năng cắt hoa và trồng trong chậu (Segrback, 2003).

* Malaysia: với sự quan tâm của chính phủ và sự phát triển nhanh chóng của nghề trồng hoa, đến nay đã có đủ khả năng cạnh tranh với thế giới và chiếm phần đáng kểở Châu Á, công nghiệp lan cắt cành tăng khoảng 7 triệu USD năm 1998 và 20 triệu USD năm 1994, thị trường xuất khẩu chủyếu là Singapore, Nhật, Úc… (Ngô Quang Vũ, 2002).

* Hà Lan: đã đầu tư 20 triệu USD vào Ấn Độđể lắp đặt các thiết bị máy móc đầu tư cho sản xuất hoa lan xuất khẩu. Tính đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan của Hà Lan đạt 3 tỷ USD. Hoa phong lan của Hà Lan được trồng trong nhà kính với tổng diện tích là 3081,75ha.

* Nhật Bản: đã đầu tư 6,6 triệu USD cho Thái Lan để mở rộng cơ sở sản xuất với công suất 10 triệu cây lan mỗi năm và hiện nay Nhật cũng là khách hàng lớn nhất của Singapore với khả năng tiêu thụ 60 % số cây lan của nước này (Phan Thúc Huân; 1989).

Trong nhiều năm qua, các nước tiên tiến đã sử dụng các kỹ thuật truyền thống và hiện đại vào chọn tạo giống hoa nói chung và hoa lan nói riêng đã đạt

được những kết quả rất khả quan, đặc biệt là trên một số giống lan công nghiệp như HồĐiệp, Vũ Nữ, Địa lan…, từđó ngành sản xuất hoa lan đã mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho nền kinh tế của nhiều nước như Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan… Các phương pháp chủ yếu đã được thế giới áp dụng gồm: lai hữu tính, nhân giống vô tính, xử lý đột biến, chuyển gen

+ Nhân giống bằng phương pháp hữu tính: Là sự kết hợp giữa hai giao tử, giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử sau đó phát triển thành hạt và từ hạt phát triển thành cây con.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 + Nhân giống vô tính cây hoa lan, trên thế giới việc nhân giống vô tính hoa lan bằng hình thức tách chiết thông thường rất ít được áp dụng, do kỹ thuật phát triển mạnh nên phương pháp nhân giống vô tính cây hoa lan bằng nuôi cấy mô tế bào ra đời, từ một tế bào với các tác nhân nhân tạo có thể tạo ra một cơ thể

hoàn chỉnh, phương pháp này có thể nhân giống lan nhanh với tốc độ cao.

N. Vajrabhaya và T. Vajrabhaya (1970) đã cấy mô thành công loài lan đơn thân. Năm 1974 các nhà khoa học đã cấy mô thành công hầu hết các loại lan thuộc nhóm đơn thân khác và cũng nhờ có phương pháp nuôi cấy mô tế bào các cây lan đã chọn lọc từ phương pháp lai hữu tính được nhân với tốc độ cao có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, môi trường có vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi cấy, nó cung cấp chất dinh dưỡng đảm bảo cho sự sinh trưởng của mô cấy. Môi trường dinh dưỡng thích hợp cho việc nuôi cây là môi trường MS (Marushige – Shoog, 1962), VW (Vacine – Went, 1949), KC (Knudsonc)…

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát triển của cây lan đai châu (rhynchostylis) tại gia lâm, hà nội (Trang 27 - 29)