Căn cứ đề xuất giải pháp nhằm đẩy ma ̣nh thu hút khách du li ̣ch Hàn Quốc đến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam (Trang 81 - 83)

7. Những điểm mới và đóng góp của Luận văn

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp nhằm đẩy ma ̣nh thu hút khách du li ̣ch Hàn Quốc đến

đến Việt Nam

3.1.1. Cơ hội khi thu hút khách du lịch Hàn Quốc

- Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Tháng 10/2009, Lãnh đạo cấp cao hai nƣớc đã quyết định đƣa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên tầm đối tác chiến lƣợc, hợp tác toàn diện. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tƣ vào Việt Nam. Do đó, từ cuối năm 2006, xuất hiện làn sóng đầu tƣ mới của Hàn Quốc tại Việt Nam. Theo đánh giá của các doanh nghiệp Hàn Quốc, cơ hội cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam còn nhiều. Khi các nhà đầu tƣ Hàn Quốc đến Việt Nam tăng lên, điều đó có nghĩa là khách Hàn Quốc đến Việt Nam vì mục đích kinh doanh tăng lên, góp phần tăng đáng kể lƣợng khách Hàn Quốc đến Việt Nam nói chung. Đồng thời, khi quan hệ hai nƣớc mở rộng ra tất cả lĩnh vực thì sự trao đổi khách giữa hai nƣớc cũng sẽ tăng lên đáng kể. Hàn Quốc hiện là quốc gia thứ hai về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 24 tỷ USD với hơn 3.000 dự án. Về thƣơng mại, Hàn Quốc là đối tác lớn thứ 4 với mục tiêu kim ngạch song phƣơng đạt 20 tỷ USD trƣớc năm 2015.

- Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nơi có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất trên thế giới. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2005- 2010 đạt 7,6%. Khu vực này xếp thứ hai trên thế giới về đón khách quốc tế, sau châu Âu. Lƣợng khách quốc tế đến khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng đã đạt khoảng 217 triệu lƣợt vào năm 2011. Hàn Quốc là thị trƣờng gửi khách quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Là quốc gia trong vùng, Việt Nam có cơ hội đón thêm nhiều khách quốc tế, trong đó có khách Hàn Quốc.

- Tuyến đường bộ Hành lang Đông Tây đã hoàn chỉnh với việc khánh thành và đƣa vào sử dụng cây cầu Hữu nghị thứ 2 tháng 12/2006 nối tỉnh Savanakhet (Lào)

82

và Mukdahan (Thái Lan). Du lịch đƣờng bộ giữa các nƣớc Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Thời gian vận chuyển trên đƣờng rút ngắn lại, thời gian tham quan tăng lên. Kết nối Việt Nam với các nƣớc lân cận, đặc biệt giữa Việt Nam và Thái Lan, sẽ mở ra cơ hội thu hút khách Hàn Quốc nối tour đến Việt Nam bằng đƣờng bộ từ Thái Lan.

- Nền kinh tế Hàn Quốc đã vượt qua giai đoạn suy thoái và đang ở giai đoạn tăng trưởng trở lại. Tăng trƣởng kinh tế sẽ góp phần tích cực thúc đẩy nhu cầu du lịch của ngƣời Hàn Quốc, trong đó có du lịch nƣớc ngoài. Khách Hàn Quốc là những ngƣời chi trả cao cho chuyến đi. Cùng với du lịch tại những điểm đến yêu thích quen thuộc, xu hƣớng tìm kiếm điểm đến mới đang phổ biến ở Hàn Quốc. Việt Nam là điểm đến mới đối với phần lớn công chúng Hàn Quốc nên Việt Nam có nhiều cơ hội đón khách Hàn Quốc thời gian tới.

- Số người Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc ngày càng tăng qua các năm. Theo ƣớc tính, hiện nay có khoảng 123.000 ngƣời Việt Nam tại Hàn Quốc, trong đó 68.000 lao động, 50.000 cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và 5.000 sinh viên, nghiên cứu sinh. Về lao động, Hàn Quốc đang là thị trƣờng lao động lớn thứ ba của Việt Nam, chủ yếu trong ngành sản xuất chế tạo (gần 90%). Theo thống kê, mỗi năm lực lƣợng lao động Việt Nam tại Hàn Quốc gửi về nƣớc khoảng 600 triệu USD. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền thì có thể mỗi ngƣời Việt Nam tại Hàn Quốc là một Đại sứ Du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam tại Hàn Quốc.

3.1.2. Thách thức khi thu hút khách du lịch Hàn Quốc

- Cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến trong khu vực để thu hút khách Hàn Quốc. Thái Lan, mặc dù đã định vị thị trƣờng tại Hàn Quốc nhƣ điểm đến vòng trong nhƣng họ luôn có chiến dịch xúc tiến theo chủ đề thu hút khách Hàn Quốc. Thái Lan đã tổ chức rất nhiều hoạt động xúc tiến du lịch tại thị trƣờng Hàn Quốc, tổ chức nhiều chuyến thăm làm quen cho báo chí và công ty lữ hành Hàn Quốc. Đối với ngƣời tiêu dùng, Thái Lan cung cấp các bản tin miễn phí, tổ chức các hội chợ dành cho ngƣời tiêu dùng. Hơn nữa, Thái Lan đã đặt 02 văn phòng xúc tiến quốc

83

gia tại các thành phố Seoul và Busan để thƣờng xuyên củng cố và khuyếch trƣơng hình ảnh du lịch Thái Lan tại Hàn Quốc. Một số nƣớc khác trong khu vực nhƣ Malaixia, Xinhgapo, Inđônêxia cũng đã mở văn phòng đại diện tại Hàn Quốc, quảng cáo trên kênh truyền hình quốc tế. Việc Việt Nam chƣa thể xúc tiến thƣờng xuyên tại thị trƣờng này chắc chắn sẽ còn hạn chế khả năng thu hút khách Hàn Quốc đến Việt Nam.

- Khách Hàn Quốc đến Việt Nam phần lớn đi theo các chương trình du lịch do các công ty lữ hành của Hàn Quốc xây dựng. Do quy định chặt chẽ của Luật Đại lý Lữ hành Hàn Quốc nên các công ty lữ hành của Hàn Quốc khi gửi khách đến Việt Nam chủ yếu lựa chọn các công ty lữ hành liên doanh tại Việt Nam có sự tham gia của đối tác Hàn Quốc. Tìm kiếm đối tác Hàn Quốc để kinh doanh ổn định lâu dài trên thị trƣờng này là thách thức chung của các doanh nghiệp Việt Nam đón khách Hàn Quốc.

- Tỷ lệ khách quay trở lại suy giảm, đặc biệt là phụ nữ trẻ. Phụ nữ Hàn Quốc thƣờng bị ảnh hƣởng tâm lý lây lan đi du lịch Việt Nam mua sắm rẻ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, ngoài thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành nhiều trung tâm thƣơng mại lớn, các thành phố khác, ngay cả Hà Nội vẫn còn rất ít các trung tâm thƣơng mại dành cho khách nƣớc ngoài. Sản phẩm của các làng nghề chất lƣợng thấp nên mặc dù giá rẻ vẫn không hấp dẫn đƣợc khách Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)