7. Những điểm mới và đóng góp của Luận văn
3.2.4. Các giải pháp khác
- Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động phục vụ thị trường Hàn Quốc bằng cách sử dụng những ngƣời Hàn Quốc hiện đang công tác, học tập tại Việt Nam để làm việc cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế với vai trò là phiên dịch, điều hành, quản lý tại văn phòng (trừ vị trí hƣớng dẫn viên vì pháp luật Việt Nam không cho phép ngƣời nƣớc ngoài làm hƣớng dẫn viên).
- Thành lập và vận hành hoạt động Câu lạc bộ các doanh nghiệp đón khách Hàn Quốc. Mục đích của Câu lạc bộ này là:
+ Tạo diễn đàn cho các doanh nghiệp và nhà quản lý trong việc trao đổi, đoàn kết, thống nhất để chống lại các hoạt động chèn ép, lũng đoạn gây mất ổn định của các tổ chức, cá nhân ngƣời Hàn Quốc.
+ Hợp lực cùng với cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia Hàn Quốc tổ chức các sự kiện xúc tiến, quảng bá du lịch tại Hàn Quốc để trực tiếp cung cấp thông tin về đất nƣớc, con ngƣời và du lịch Việt Nam đến thị trƣờng Hàn Quốc và tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp của mình.
+ Cùng với cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ổn định thị trƣờng.
+ Trƣớc mắt các doanh nghiệp trong Câu lạc bộ sẽ tuyển dụng những ngƣời Hàn Quốc đã tham gia các khoá bồi dƣỡng kiến thức vào làm việc tại doanh nghiệp của mình để góp phần quản lý số lƣợng ngƣời Hàn Quốc, đồng thời điều chỉnh các hoạt động đón khách Hàn Quốc theo hƣớng có thể quản lý đƣợc.
- Kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động đón khách và phục vụ khách du lịch Hàn Quốc:
94
+ Tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên các văn phòng và các cá nhân ngƣời Hàn Quốc hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực du lịch.
+ Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp đón khách Hàn Quốc, kịp thời chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, từng bƣớc tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho thị trƣờng này.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các điểm đến trong khu vực có xu hƣớng hợp tác cùng phát triển. Ngành Du lịch các nƣớc thành viên ASEAN và GMS thống nhất cùng đóng quỹ xúc tiến du lịch chung với mục tiêu quảng bá biến ASEAN và GMS thành 1 điểm đến chung. Vì vậy, ngành Du l ịch cần tham gia các cơ ch ế xúc tiến chung này và xem xét liên kết với một số quốc gia trong ASEAN tổ chức xúc tiến dƣới hình thức 2 quốc gia-1 điểm đến hay 3 quốc gia-1 điểm đến.
Rất nhiều nƣớc đã đặt văn phòng đại diện du lịch quốc gia tại Hàn Quốc. Theo Hiệp hội các văn phòng đại diện du lịch tại Hàn Quốc, đã có 40 quốc gia đặt 65 văn phòng xúc tiến du lịch tại các thành phố lớn của Hàn Quốc. Vì vậy, Chính phủ cần cho phép thành lập Văn phòng Xúc tiến Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc và cho phép chỉ định, thuê khoán trọn gói công ty Hàn Quốc làm phim quảng cáo và phát sóng liên tục trong một thời gian nhất định trên truyền hình trung ƣơng Ariang.
Chính phủ chỉ đạo các cấp chính quyền địa phƣơng ổn định trật tự tại các khu, điểm du lịch, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, nâng cao ý thức trách nhiệm của quần chúng trong quan hệ giao tiếp, tạo điều kiện giúp đỡ khách du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.
3.3.2. Một số kiến nghị khác
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Với tính chất ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển không chỉ dựa vào nỗ lực của riêng du lịch mà còn phụ thuộc vào chính sách, quy định và điều kiện phục vụ của các ngành liên quan. Dƣới đây là một số kiến nghị với cơ quan hữu quan:
95
3.3.2.1. Đối với ngành hàng không
Mặc dù đƣờng bay thẳng thƣờng xuyên giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã khá thuận lợi, sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đã đƣợc trang bị các thiết bị hiện đại, nhƣng xét về tính tiện lợi theo quan điểm của khách Hàn Quốc, sân bay vẫn cần cải thiện hơn nữa.
- Về trang thiết bị: Đề nghị ngành hàng không xem xét khả năng xây dựng thêm cầu hàng không, cải thiện hệ thống điều hoà 2 chiều có sƣởi ấm vào mùa đông, tăng thêm ghế ở khu vực chờ đợi làm thủ tục, xem xét khả năng bố trí các quầy mát xa chân trong khu vực chờ, cần cải tiến hệ thống vận chuyển hành lý để giảm thời gian nhận hành lý gửi theo máy bay sau khi hạ cánh, tăng cƣờng quầy làm thủ tục theo từng thời điểm, chẳng hạn: tăng cƣờng thêm quầy làm thủ tục bằng việc sử dụng các bàn thủ tục đƣờng bay nội địa vào ca đêm...
- Về dịch vụ hàng không: Đối với các chuyến bay nội địa, ngoài việc trì hoãn, hủy bỏ, nhiều trƣờng hợp khách không thể lên máy bay mặc dù đã có vé do tình trạng bán vé quá chỗ trên chuyến bay. Đây là nguyên nhân gây rủi ro rất lớn cho việc lập chƣơng trình du lịch. Mặt khác, điều này tạo ấn tƣợng xấu với du khách. Do vậy, đề nghị ngành hàng không sớm cải thiện chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho khách, xem xét tỷ lệ khách huỷ chuyến bay để cân nhắc việc bán quá số ghế trên máy bay.
3.3.2.2. Đối với cơ quan quản lý giao thông đường bộ
- Trên 40% khách Hàn Quốc đi du lịch tự do tới Việt Nam. Xu hƣớng khách Hàn Quốc đi du lịch tự do tới Việt Nam ngày càng tăng. Đây cũng là đặc điểm chung của khách quốc tế đến Việt Nam. Vì vậy, đề nghị ngành giao thông xem xét đƣa vào vận hành tuyến xe buýt tham quan trong khu vực điểm du lịch.
- Việc đi bộ tham quan trong thành phố chƣa đảm bảo, thiếu đèn xin đƣờng cho ngƣời đi bộ ở những ngã rẽ. Đề nghị cải tiến cơ cấu đƣờng đi bộ dành cho du khách ở các điểm du lịch trung tâm thành phố, tăng thêm thiết bị tín hiệu giao thông, xây dựng cầu vƣợt dành cho ngƣời đi bộ. Đề nghị ngành Giao thông phối hợp với
96
ngành Du lịch bổ sung thêm các biển chỉ đƣờng đến điểm du lịch để khách dễ nhận biết.
- Khách quốc tế nói chung và khách Hàn Quốc nói riêng chƣa thể sử dụng các phƣơng tiện giao thông công cộng của Việt Nam do lái xe taxi hay lái xe thuê có thể nói đƣợc tiếng Anh quá ít, gần nhƣ không có lái xe nói tiếng Hàn. Do vậy, cùng với việc đào tạo nhân lực, tiến hành đánh giá năng lực tiếng Anh hay tiếng Hàn của lái xe, nên xem xét khả năng dán lên xe taxi, xe cho thuê dấu hiệu để khách có thể nhận diện, phán đoán dễ dàng xe chở khách nƣớc ngoài.
3.3.2.3. Các bộ/ngành khác
Quảng bá hình ảnh du lịch là một phần trong chiến lƣợc quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam tại Hàn Quốc. Đề nghị các bộ/ngành khi tổ chức các đợt xúc tiến thƣơng mại - đầu tƣ tại nƣớc ngoài phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để kết hợp xúc tiến về du lịch. Với ngành ngân hàng, đề nghị hợp tác với các doanh nghiệp du lịch và các cửa hàng phục vụ khách du lịch để đƣa vào sử dụng hệ thống thanh toán thẻ - phƣơng thức thanh toán phổ biến tại các nƣớc phát triển, trong đó có Hàn Quốc.
Tiểu kết Chương 3
Trong Chƣơng này, Luâ ̣n văn đã phân tích đƣợc nhƣ̃ng thuâ ̣n lợi và khó khăn đối với Du li ̣ch Viê ̣t Nam khi khai thác thi ̣ trƣờng khách Hàn Quốc . Cần phải xác đi ̣nh rõ nhƣ̃ng đă ̣c điểm này để có thể đề xuất nhƣ̃ng giải pháp hƣ̃u hiê ̣u khi khai thác thị trƣờng Hàn Quốc.
Về phần giải phá p, Luâ ̣n văn đƣa ra các giải pháp theo nhóm để dễ tiếp cận : giải pháp về cơ chế chính sách , giải pháp về xúc tiến quảng bá , giải pháp về phát triển sản phẩm, giải pháp về nguồn nhân lực . Các giải pháp này đều có tính thƣ̣c tế, tính ứng dụng do xuất phát từ thực trạng trong quá trình khai thác khách Hàn Quốc đến Việt Nam. Đồng thời, tƣ̀ đó đƣa các kiến nghi ̣ tƣ̀ vĩ mô đến vi mô , tƣ̀ Chính phủ cho tới sƣ̣ phối hợp của các bô ̣ ngành, đơn vi ̣ liên quan.
97
KẾT LUẬN
Nghiên cứu thị trƣờng là công việc quan trọng đối với ngành Du lịch để phát triển bền vững nguồn khách. Với việc lựa chọn đề tài “Một số giải pháp thu hút khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam”, qua thu thập, tổng hợp, xử lý các tài liệu sơ cấp và thứ cấp, Luận văn đã có một số đóng góp cơ bản nhƣ sau:
1. Đã hệ thống hoá và đƣa ra bức tranh tổng quát về thị trƣờng gửi khách Hàn Quốc. Khẳng định Hàn Quốc là thị trƣờng gửi khách quan trọng của các nƣớc trong khu vực và thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nƣớc muốn khai thác nguồn khách đầy tiềm năng này cần đầu tƣ nghiên cứu thị trƣờng thoả đáng. Khẳng định vai trò quan trọng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, KNTO trong kích cầu du lịch, định hƣớng điểm đến và vai trò của hiệp hội KATA trong quản lý doanh nghiệp, xây dựng sản phẩm và phát triển thị trƣờng. Luận văn đã chỉ ra những đặc trƣng riêng của thị trƣờng du lịch Hàn Quốc so với thị trƣờng gửi khách quốc tế khác và những nhân tố chủ yếu tác động tới sự phát triển của thị trƣờng gửi khách Hàn Quốc.
2. Bằng việc nghiên cứu thực trạng khách Hàn Quốc đến Việt Nam trong những năm qua với hệ thống dữ liệu phong phú, có độ tin cậy cao, Luận văn đã đƣa ra bức tranh toàn cảnh về nguồn khách Hàn Quốc của Du lịch Việt Nam. Khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng trƣởng khá ổn định nhƣng đây là thị trƣờng rất nhạy cảm với tác động của môi trƣờng của điểm đến nhƣ thiên tai, bệnh dịch, chính sách liên quan tới phát triển du lịch… Với các giải pháp vĩ mô và vi mô đƣợc thực hiện đồng thời, những năm qua, Việt Nam không ngừng củng cố và phát triển thị trƣờng du lịch Hàn Quốc. Tuy nhiên, kết quả hơn 700.000 lƣợt khách Hàn Quốc đến Việt Nam chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và điều kiện hợp tác du lịch của hai nƣớc.
3. Bằng việc tổ chức điều tra khảo sát và phỏng vấn khách du lịch Hàn Quốc,, Luận văn đã sơ bộ đƣa ra những kết luận về đặc điểm nguồn khách Hàn Quốc đến Việt Nam. Do tỷ lệ phiếu trả lời chƣa cao nhƣ mong muốn, các kết luận
98
về đặc điểm tiêu dùng của khách Hàn Quốc ở Việt Nam phần nào tính khách quan chƣa cao.
4. Luận văn đã làm rõ những thuận lợi, khó khăn và yếu kém, những thời cơ và thách thức của Du lịch Việt Nam trƣớc xu hƣớng phát triển của thị trƣờng du lịch Hàn Quốc thời gian tới. Kết hợp với phân tích thực trạng nguồn khách Hàn Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2005-2012, Luận văn đã đề ra các giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô, đƣa ra một số kiến nghị với Chính phủ và bộ/ngành liên quan. Các giải pháp đề ra khá chi tiết, cụ thể, tập trung vào xúc tiến quảng bá du lịch, quản lý chất lƣợng dịch vụ và kinh doanh du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, xây dựng sản phẩm phù hợp với đoạn thị trƣờng mục tiêu.
Tóm lại, Luận văn đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Hy vọng những nội dung khái quát và đánh giá thực tế, các kết luận rút ra và các đề xuất cụ thể của Luận văn sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các cấp quản lý vĩ mô hiểu thấu đáo hơn và vận dụng để tổ chức hợp lý hơn các hoạt động nhằm phát triển thị trƣờng du lịch Hàn Quốc, góp phần tăng cƣờng thu hút khách quốc tế đến Việt Nam nói chung, đƣa du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng khả năng xuất khẩu tại chỗ, tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội, làm cho tỷ lệ đóng góp của du lịch vào GDP cao hơn./.
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chi hội PATA Việt Nam (2010), Kỷ yếu Hội thảo Tìm hiểu thị trường Hàn Quốc, Khách sạn Nikko, ngày 17-18/01/2010, Hà Nội.
2. Chi hội PATA Việt Nam (2009), Kỷ yếu Hội thảo Tìm hiểu thị trường và chăm sóc khách hàng, Khách sạn Melia, ngày 27/3/2009, Hà Nội.
3. Chi hội PATA Việt Nam (2008), “Xâm nhập thị trƣờng Hàn Quốc”, Kỷ yếuHội thảo Tập trung tiếp cận các thị trường trọng điểm của Du lịch Việt Nam, Khách sạn Sofitel Metropole, Hà Nội.
4. Trịnh Xuân Dũng (2004), Giáo trình Tâm lý du lịch, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
5. Trần Minh Đạo (2000), Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Lƣu (1998), Thị trường Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên cứu, Đề tài khoa học cấp ngành (2001),
Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của Du lịch Việt Nam”, Hà Nội.
9. Nguyễn Xuân Quang (1999), Giáo trình Marketing thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
10.Tổng cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo tổng kết các năm từ 2005 – 2012.
11.Tổng cục Du lịch Việt Nam (2011), Kỷ yếu Hội thảo về thị trường Hàn Quốc, Khách sạn Majestic, TP. Hồ Chí Minh.
12.Tổng cục Thống kê (2006), Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.
Tiếng Anh
13.ASEAN Secretariat (2009, 2010, 2011), Information Papers of the Meetings of ASEAN, China, Japan and ROK Tourism Ministers, ASEAN plus 3 tourist arrivals 2009, 2010, 2011.
100
14.Lindsay W.Turner & Stephen F.Witt, (2006), Asia Pacific Tourism Forecasts 2007 - 2009, ISBN 1-93217-28-2, PATA.
15.Market Intelligence Group, (2010), Market Insights European Travel Commission, South Korea
16.Ministry of Culture, Sports and Tourism (2012), The Inbound tourism initiative of Korea.
17.Organization for Economic Cooperation and Development (2012), National Tourism Policy Review of Korea.
18.UNWTO (2010, 2011, 2012), Tourism Highlights 2010, 2011, 2012 Edition, Madrid.
19.UNWTO Regional Representation for Asia and the Pacific (2006), UNWTO Marketing Studies on Asia-Pacific Generating Markets: Overall summary report.
Trang web
http://www.vietnamtourism.gov.vn http://www.vietnamtourism.com http://www.kto.org.kr
101
PHỤ LỤC
Trong quá trình viết Luận văn, học viên đã tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi. Các thông tin chi tiết nhƣ sau:
- Thời gian và địa điểm: Việc điều tra đƣợc tiến hành tại Hội chợ Du lịch và Văn hóa ASEAN tại Seoul (tháng 10/2011 và tháng 6/2012) và Hội chợ Thế giới World Expo (tháng 6/2012) tại Yeosu.
- Cách thức lấy phiếu: Các phiếu điều tra đƣợc phát và thu trực tiếp tại gian hàng Du lịch Việt Nam tại các Hội chợ.
- Số lƣợng phiếu phát ra: 1.500 phiếu. - Số lƣợng phiếu thu về: 1.086 phiếu.
MẪU PHIẾU HỎI ĐIỀU TRA
Tổng cục Du lịch Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin gửi lời chào trân trọng nhất đến các Anh/Chị. Để phục vụ công tác nghiên cứu thị trƣờng, định hƣớng các chính sách phù hợp nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam, chúng tôi rất mong Anh/Chị bớt chút thời gian tham gia trả lời một số câu hỏi dƣới đây (bằng cách đánh dấu x vào mỗi câu trả lời).
Rất mong nhận đƣợc sự hợp tác chặt chẽ của Anh/Chị.
1. Độ tuổi:
a. 10 tuổi: b. 20 tuổi: c. 30 tuổi: d. 40 tuổi: e. 50 tuổi: f. 60 tuổi:
2. Giới tính:
1. Nam: 2. Nữ:
3. Nghề nghiệp:
a. Nhân viên công ty: f. Nội trợ:
b. Làm việc thời vụ: g. Hƣu trí:
b. Làm việc liên quan đến du lịch: g. Thất nghiệp d. Làm việc liên quan đến media: i. Chủ doanh nghiệp: