Sâu, bệnh là một trong những yếu tố gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Đặc biệt ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu bệnh phá hoại đó cũng là yếu tố hạn chế năng suất ngô ở các vùng nhiệt đới như ở nước ta. Các loại sâu bệnh có thể thay nhau phá hoại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây, do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta tăng cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến áp dụng để trồng ngô quanh năm, chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục làm cho sâu bệnh ngày càng phát triển. Như vậy, càng thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, chống chịu sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Khả năng kháng thuốc của sâu, bệnh hại với các loại thuốc cũng đã xảy ra. Ngày nay, việc sử dụng cây ngô chuyển gen vào sử dụng trong sản xuất với các đặc tính kháng sâu đục thân ngô Bt11, các loại sâu hại bộ cánh vẩy. Tuy nhiên, việc sử dụng các giống ngô kháng sâu hại này chưa thể phát triển đại trà được. Hơn nữa, về bệnh hại cây ngô chỉ có thể phát triển giống kháng bệnh bằng phương pháp lai tạo.
Chọn tạo giống ngoài mục đích cho năng suất cao, chất lượng tốt thì mức độ chống chịu tốt với sâu bệnh là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự tồn tại của giống ngoài sản xuất. Chính vì vậy chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề chống chịu sâu bệnh của các giống nghiên cứu, đặc biệt là các loại sâu bệnh hại như: Sâu đục thân, sâu đục bắp, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá...
Sâu đục thân: Là loại sâu hại chính đối với cây ngô, phá hoại trên tất cả các bộ phận như: lá, thân, bông cờ, bắp... trừ rễ, chúng phát sinh phát triển mạnh. Ở tuổi nhỏ chúng ăn biểu bì lá, làm cho cây ngô giảm năng suất quang hợp. Ở tuổi lớn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
chúng ăn vào thân làm cho cây ngô bị đổ ngã ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của các giống ngô.
Bệnh khô vằn: Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của các giống ngô song biểu hiện rõ và nặng nhất khi ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến thu hoạch. Các vết bệnh khô vằn có hình loang lổ, không định hình, bệnh hại từ phía lá trước, xuất hiện từ bẹ lá rồi lan dần lên phiến lá gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đổ. Bệnh phát triển lên tới bắp gây chín ép, khối lượng hạt giảm.
Bệnh đốm lá: Là tổng hợp của các bệnh trên lá gồm có đốm lá lớn, đốm lá nhỏ do nấm gây nên. Cây mẫn cảm nhất ở giai đoạn soáy nõn đến trỗ cờ tung phấn và nếu mức độ gây hại lớn ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến quang hợp của cây, làm giảm khả năng tích lũy chất khô về hạt dẫn đến năng suất giảm nghiêm trọng.
Mức độ chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp lai được đánh giá ở bảng 3.8 và 3.9 qua hai vụ ở năm điểm thí nghiệm.
Qua bảng 3.8 ta thấy, hầu hết các tổ hợp lai trong 5 điểm thí nghiệm ở điều kiện vụ Xuân Hè đều không nhiễm hoặc nhiễm nhẹ sâu đục thân điểm 1-2 và tương đương với các giống ngô đối chứng.
Cũng trong vụ Xuân Hè ta thấy, bệnh khô vằn gây hại ở Lạng Sơn nhiều hơn các vùng khác. Các tổ hợp lai ST6172, ST6142 và H1E có tỷ lệ nhiễm khô vằn ở mức độ trung bình (điểm 3). Còn lại các tổ hợp khác chỉ nhiễm nhẹ và hơn hẳn đối giống đối chứng NK7328 (điểm 3). Hầu hết các tổ hợp lai đều nhiễm nhẹ với bệnh đốm lá ở một số vùng sinh thái, các tổ hợp lai ST6101, ST6172, ST6253 và NM6639 không thấy nhiễm các bệnh đốm lá trong vụ Xuân Hè và tương đương với giống đối chứng NK7328.
Các chỉ tiêu chống chịu với các đối tượng sâu bệnh hại này lại tiếp tục được đánh giá trong vụ Hè Thu ở năm vùng sinh thái khác nhau. Chỉ có thay đổi chỉ tiêu đánh giá về bệnh khô vằn bằng bệnh rỉ sắt tại Bà Rịa Vũng Tàu, vì vụ này chỉ thấy xuất hiện bệnh rỉ sắt và bệnh đốm lá trong thí nghiệm. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.9.
Trong vụ Hè Thu 2014 thí nghiệm tại 5 vùng sinh thái ta thấy sâu đục thân xuất hiện nhiều tại tỉnh Nghệ An và Hòa Bình, thấy tổ hợp lai ST6142 có tỷ lệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
nhiễm ở mức trung bình (điểm 2). Còn lại các tổ hợp lai khác có tỷ lệ nhiễm từ không nhiễm đến nhiễm nhẹ.
Trong vụ Hè Thu, bệnh khô vằn cũng xuất hiện nhiều nhất tại điểm Lạng Sơn, hầu hết các tổ hợp lai đều nhiễm ở mức trung bình (điểm 3), tương đương với giống đối chứng NK7328. Các tổ hợp lai ST6172, ST6253 và NM6639 chỉ nhiễm nhẹ bệnh này (điểm 2).
Ở Bà Rịa Vũng Tàu, các tổ hợp lai đều không nhiễm hoặc nhiễm nhẹ bệnh rỉ sắt (điểm 1-2) và thấp hơn giống đối chứng NK66 (điểm 3).
Tương tự như vậy thì tại vụ Hè Thu năm 2014, tất cả các tổ hợp lai đều không nhiễm đến nhiễm nhẹ bệnh đốm lá (điểm 1-2), tương đương với các giống đối chứng NK7328, NK66, DK9901.
Tóm lại, qua hai vụ thí nghiệm năm 2014 thấy, hầu hết các giống đều có phản ứng nhẹ với các đối tượng sâu bệnh hại chính. Không có tổ hợp lai nào bị ảnh hưởng bởi yếu tố này dẫn đến làm giảm năng suất sau này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
Bảng 3.8. Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại của các tổ hợp lai trong điều kiện vụ Xuân Hè năm 2014
Chỉ tiêu,
địa điểm
Giống
Sâu đục thân (1-5 điểm) Khô vằn (1-5 điểm) Đốm lá (1-5 điểm)
LS HB HY NA BRVT LS HB HY NA BRVT LS HB HY NA BRVT ST6101 1 2 1,5 1,5 1 2 1 1,5 1 1 1 1 1 1 1 ST6172 1 2 1 1,5 1 3 2 1,5 1,5 1 1 1 1 1 1 ST6253 1 2 1 2 1 2 2 1,5 1 1 1 1 1 1 1 ST6142 2 2,5 2,5 2,5 2 3 2 1,5 1,5 1 2 1 1,5 1,5 1 SS6552 1 2 1 1,5 1 2 1 1 1 1 1 2 1 1 1 SS6572 1 2 1,5 1,5 1 2 1 1 1 1 1 1 1,5 1 1 NM6639 1 2 1 1,5 1 2 1 1,5 1 1 1 1 1 1 1 H1E 1,5 2 1,5 2 1 3 2 1,5 1,5 1 2 2 1,5 1,5 1 NK7328 1 2 1,5 1,5 1 3 2 1,5 1,5 1 1 1 1 1 1 NK66 2,5 2 2 2 1 3 2 1,5 1,5 1 2 2 1,5 1 2 DK9901 2 2 1,5 2 1 3 2 1,5 1,5 1 2 2 1,5 1,5 1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53
Bảng 3.9. Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại của các tổ hợp lai trong điều kiện vụ Hè Thu năm 2014
Chỉ tiêu,
địa điểm
Giống
Sâu đục thân (1-5 điểm) Khô vằn (1-5 điểm) Đốm lá (1-5 điểm)
LS HB HY NA BRVT LS HB HY NA BRVT* LS HB HY NA BRVT ST6101 1 1 2 2 1 3 2 1 1 2 1 1 2 1 2 ST6172 1 2 2 2 1 2 2 1 2 1 1 1 1 2 2 ST6253 1 2 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 2 ST6142 1 3 2 3 1 3 2 2 2 2 2 2 2 2 3 SS6552 1 2 1 2 1 3 2 1 2 1 1 2 2 1 2 SS6572 1 2 1 2 1 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 NM6639 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 H1E 1 1 1 2 1 3 2 1 2 2 2 2 1 1 1 NK7328 1 2 1 2 1 3 2 2 2 1 1 1 1 1 1 NK66 2 1 2 1 1 2 1 1 1 3 1 2 2 2 2 DK9901 1 2 2 2 1 3 2 2 1 3 2 2 2 1 1
Ghi chú: LS: Lạng Sơn, HB: Hòa Bình, HY: Hưng Yên, NA: Nghệ An, BRVT: Bà Rịa Vũng Tàu *: Bệnh rỉ sắt (1-5 điểm)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54