khác nhau
Một trong những yêu cầu của giống mới là khả năng ổn định của giống qua các môi trường khác nhau, trên cơ sở đó có những khuyến cáo nhằm tránh rủi ro cho người sản xuất. Từ các số liệu thu thập được trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi tiến hành phân tích thống kê đánh giá tính ổn định của các giống theo phần mềm của Nguyễn Đình Hiền, trên một số tính trạng chính như thời gian sinh trưởng và năng suất thực thu của các tổ hợp lai. Qua kết quả phân tích, bước đầu có những kết luận về tính ổn định của các tổ hợp lai tại 5 điểm nghiên cứu với các tiểu vùng sinh thái khác nhau.
Một giống được coi là ổn định qua các môi trường nếu đảm bảo độ lệch của đường hồi quy S2di là nhỏ dần đến 0 và P không đáng kể <1,0 (không có dấu *).
3.9.1 Tính ổn định về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai thí nghiệm qua các vùng sinh thái vùng sinh thái
Thời gian sinh trưởng của một giống là chỉ tiêu quan trọng không những có ảnh hưởng tới năng suất cây trồng mà còn ảnh hưởng đến việc bố trí mùa vụ. Kết quả phân tích tính ổn định về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai qua 5 điểm nghiên cứu.
Từ bảng 3.20 cho thấy: Ftn của vụ/địa điểm và giống lần lượt là 92,535 và 87,633; đều lớn hơn Flt ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Vì vậy, có sự sai khác về vụ/địa điểm và giống ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Về địa điểm và tương tác giữa giống và địa điểm không có sự sai khác ở 2 mức ý nghĩa trên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76
Bảng 3.20. Phân tích phương sai tổng hợp về thời gian sinh trưởng qua các
điểm nghiên cứu trong hai vụ năm 2014 Nguồn biến Tổng BF Bậc tự do Trung bình Ftn Flt 0,05 0,01 Địa điểm 326,691 4 81,673 0,142 2,56 3,72 Vụ/địa điểm 2882,045 5 576,409 92,535** 2,40 3,41 Giống 799,855 10 79,985 87,633** 2,03 2,70
Giống * địa điểm 36,509 40 0,913 0,147 1,63 2,01
Ngẫu nhiên 311,455 50 6,229
Toàn bộ 4356,555
Bảng 3.21. Tính ổn định về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai trong hai vụ năm 2014 Giống Trung bình HSHQ Ttn P(HSHQ) S 2di Ftn P(S2di) ST6101 111,0 -0,290 18,337 1,000* -3,111 0,001 0,000 ST6172 115,2 -0,199 2,521 0,957* -3,022 0,030 0,007 ST6253 112,2 -0,187 1,792 0,915 -2,953 0,052 0,017 ST6142 108,4 0,161 0,471 0,666 -1,383 0,556 0,349 SS6552 107,7 0,046 1,203 0,842 -3,093 0,007 0,001 SS6572 109,1 -0,006 0,262 0,598 -3,107 0,002 0,000 NM6639 109,5 0,200 0,916 0,785 -2,408 0,227 0,122 H1E 107,0 0,175 1,181 0,838 -2,787 0,105 0,044 NK7328 114,2 -0,199 2,521 0,957* -3,022 0,030 0,007 NK66 106,6 0,215 0,789 0,755 -2,017 0,352 0,210 DK9901 109,8 0,085 0,994 0,802 -3,006 0,035 0,009
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77
Một giống được coi là ổn định qua các môi trường nếu đảm bảo độ lệch của đường hồi quy S2di là nhỏ dần đến 0 và P của S2di không đáng kể. Như vậy số liệu phân tích ổn định của các tổ hợp lai được thể hiện trong bảng 3.21 cho thấy:
Các tổ hợp lai ST6101, SS6572, SS6552 và ST6172 là những tổ hợp lai có tham số ổn định S2di nhỏ lần lượt là -3,111, -3,107, -3,093, -3,022 và có P là không đáng kể tương đương với hai giống đối chứng NK7328 (S2di nhỏ -3,022) và DK9901 (S2di nhỏ -3,006). Đây là những tổ hợp lai có tính ổn định nhất về thời gian sinh trưởng qua các môi trường.
- Tổ hợp lai ST6142 có S2di < 0 và P là lớn hơn nhiều so với các tổ hợp lai còn lại vì vậy tính ổn định về TGST là thấp nhất trong các tổ hợp lai thí nghiệm.