Các chỉ tiêu tỷ lệ hạt/bắp, KL 1000 hạt là do đặc tính di truyền của mỗi tổ hợp lai quy định, nhưng nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như: khí hậu, đất đai, kĩ thuật canh tác... Tỷ lệ hạt/bắp phụ thuộc rất lớn vào khả năng thụ phấn, thụ tinh của hạt, cũng như khả năng tích lỹ chất khô của cây trồng.
Các chỉ tiêu này được đánh giá trong hai bảng 3.16 và 3.17 qua hai vụ năm 2014 và thí nghiệm ở 5 vùng sinh thái khác nhau.
Thí nghiệm tại Lạng Sơn:
Trong điều kiện vụ Xuân Hè, tỷ lệ hạt/bắp trong thí nghiệm dao động từ 72,3-81,1%; tổ hợp lai ST6172 có tỷ lệ tách hạt cao nhất đạt 81,1% và cao hơn so với giống đối chứng NK7328 (73,3%) là 7,8%. KL 1000 hạt dao động từ 244,2- 281,3g; ST6172 có KL 1000 hạt cao nhất là 281,3g; các tổ hợp lai ST6142 và H1E có KL 1000 hạt thấp hơn giống đối chứng NK7328 (266,4g) lần lượt là 251,3g và 244,2g. Ẩm độ lúc thu hoạch của các tổ hợp lai dao động từ 30,5-32,6% thấp hơn ẩm độ thu hoạch của giống đối chứng NK7328 (34,1%).
Trong điều kiện vụ Hè Thu, tỷ lệ hạt/bắp trong thí nghiệm dao động từ 73,4- 80,0%; tổ hợp lai ST6142 có tỷ lệ tách hạt cao nhất đạt 80,0% và cao hơn so với giống đối chứng NK7328 (74,5%) là 6,5%. KL 1000 hạt dao động từ 254,1-277,8g; ST6172 có KL 1000 hạt cao nhất là 277,8g hơn giống đối chứng NK7328 (268,3g). Ẩm độ lúc thu hoạch của các tổ hợp lai dao động từ 30,4-33,1% thấp hơn ẩm độ thu hoạch của giống đối chứng NK7328 (33,5%).
Thí nghiệm tại Hòa Bình:
Trong điều kiện vụ Xuân Hè, tỷ lệ hạt/bắp trong thí nghiệm dao động từ 78,6-82,1%; tổ hợp lai ST6253 có tỷ lệ tách hạt cao nhất đạt 82,1% và cao hơn so với giống đối chứng NK7328 (75,9%) là 6,2%. KL 1000 hạt dao động từ 273,6- 299,4g; ST6172 có KL 1000 hạt cao nhất là 299,4g cao hơn giống đối chứng NK7328 (286,4g). Ẩm độ lúc thu hoạch của các tổ hợp lai dao động từ 29,4-31,3%; tổ hợp lai có ẩm độ thấp nhất lúc thu hoạch là SS6572, thấp hơn ẩm độ thu hoạch của giống đối chứng NK7328 (30,5%).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
Trong điều kiện vụ Hè Thu, tỷ lệ hạt/bắp trong thí nghiệm dao động từ 77,3- 81,0%; tổ hợp lai ST6253 có tỷ lệ tách hạt cao nhất đạt 81,0% và cao hơn so với giống đối chứng NK66 (76,8%) là 4,2%. KL 1000 hạt dao động từ 255,4-288,4g; ST6172 có KL 1000 hạt cao nhất là 288,4g, cao hơn giống đối chứng NK66 (284,3g). Ẩm độ lúc thu hoạch của các tổ hợp lai dao động từ 28,4-31,9% cao hơn ẩm độ thu hoạch của giống đối chứng NK66 (28,1%).
Thí nghiệm tại Hưng Yên:
Trong điều kiện vụ Xuân Hè, tỷ lệ hạt/bắp trong thí nghiệm dao động từ 77,5-81,6%; tổ hợp lai ST6142 có tỷ lệ tách hạt cao nhất đạt 81,6% và cao hơn so với giống đối chứng NK66 (78,9%) là 2,7%. KL 1000 hạt dao động từ 240,2- 264,6g; ST6101 có KL 1000 hạt cao nhất là 264,6g cao hơn giống đối chứng NK66 (238,9g). Ẩm độ lúc thu hoạch của các tổ hợp lai dao động từ 29,7-31,0% cao hơn ẩm độ thu hoạch của giống đối chứng NK66 (29,6%).
Trong điều kiện vụ Hè Thu, tỷ lệ hạt/bắp trong thí nghiệm dao động từ 73,3- 82,4%; tổ hợp lai ST6172 có tỷ lệ tách hạt cao nhất đạt 82,4% và cao hơn so với giống đối chứng NK66 (74,5%) là 7,9%. KL 1000 hạt dao động từ 243,3-283,5g; ST6172 có KL 1000 hạt cao nhất là 283,5g cao hơn giống đối chứng NK66 (247,7g). Ẩm độ lúc thu hoạch của các tổ hợp lai dao động từ 30,2-37,4%; tổ hợp lai H1E lúc thu hoạch là thấp nhất (30,2%) thấp hơn ẩm độ thu hoạch của giống đối chứng NK66 (32,0%).
Thí nghiệm tại Nghệ An:
Trong điều kiện vụ Xuân Hè, tỷ lệ hạt/bắp trong thí nghiệm dao động từ 77,3-81,9%; tổ hợp lai ST6142 có tỷ lệ tách hạt cao nhất đạt 81,9% và cao hơn không đáng kể so với giống đối chứng DK9901 (80,2%) là 1,7%. KL 1000 hạt dao động từ 248,9-278,7g; ST6172 có KL 1000 hạt cao nhất là 278,7g cao hơn giống đối chứng DK9901 (250,1g). Ẩm độ lúc thu hoạch của các tổ hợp lai dao động từ 29,2-31,5% tương đương ẩm độ thu hoạch của giống đối chứng DK9901 (31,4%).
Trong điều kiện vụ Hè Thu, tỷ lệ hạt/bắp trong thí nghiệm dao động từ 67,6- 79,1%; tổ hợp lai ST6172 có tỷ lệ tách hạt cao nhất đạt 79,1% và cao hơn không đáng kể so với giống đối chứng DK9901 (78,1%) là 1,0%. KL 1000 hạt dao động từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
253,3-283,3g; ST6172 có KL 1000 hạt cao nhất là 283,3g cao hơn giống đối chứng DK9901 (255,5g). Ẩm độ lúc thu hoạch của các tổ hợp lai dao động từ 33,6-39,7%; tổ hợp lai SS6552 lúc thu hoạch là thấp nhất (33,6%) thấp hơn ẩm độ thu hoạch của giống đối chứng DK9901 (36,1%).
Thí nghiệm tại Bà Rịa Vũng Tàu:
Trong điều kiện vụ Xuân Hè, tỷ lệ hạt/bắp trong thí nghiệm dao động từ 76,3-81,7%; tổ hợp lai ST6142 có tỷ lệ tách hạt cao nhất đạt 82,1% và cao hơn so với giống đối chứng NK7328 (78,1%) là 4,0%. KL 1000 hạt dao động từ 267,7- 297,7g; ST6253 có KL 1000 hạt cao nhất là 297,7g cao hơn giống đối chứng NK7328 (282,9g). Ẩm độ lúc thu hoạch của các tổ hợp lai dao động từ 28,6-31,6% thấp hơn ẩm độ thu hoạch của giống đối chứng NK7328 (32,5%).
Trong điều kiện vụ Hè Thu, tỷ lệ hạt/bắp trong thí nghiệm dao động từ 76,3- 81,7%; tổ hợp lai ST6253 có tỷ lệ tách hạt cao nhất đạt 81,7% và cao hơn so với giống đối chứng NK66 (77,3%) là 4,4%. KL 1000 hạt dao động từ 257,7-294,1g; ST6172 có KL 1000 hạt cao nhất là 294,1g cao hơn giống đối chứng NK66 (289,5g). Ẩm độ lúc thu hoạch của các tổ hợp lai dao động từ 30,6-33,3%; tổ hợp lai SS6572 lúc thu hoạch là thấp nhất (30,6%) tương đương ẩm độ thu hoạch của giống đối chứng NK66 (30,6%).
Tóm lại, qua đánh giá ở các vùng sinh thái khác nhau qua hai vụ trong năm 2014 ta thấy, nhóm tổ hợp lai có tỷ lệ hạt/bắp cao là ST6172, ST6253 và ST6142 tương đương với giống đối chứng DK9901, cao hơn hai đối chứng NK7328 và NK66. Các tổ hợp lai ST6101, ST6172 và ST6253 có KL 1000 cao hơn cả ba giống đối chứng. H1E là giống tương đối ngắn ngày nên ẩm độ lúc thu hoạch thấp hơn so với các tổ hợp lai khác và tương đương với giống đối chứng có TGST ngắn nhất là NK66.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
Bảng 3.16. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai trong vụ Xuân Hè năm 2014
Chỉ tiêu,
địa điểm
Giống
Tỷ lệ hạt/bắp (%) Khối lượng 1000 hạt (g) Ẩm độ khi thu hoạch (%)
LS HB HY NA BRVT LS HB HY NA BRVT LS HB HY NA BRVT ST6101 77,3 78,6 78,9 79,0 79,3 269,2 288,3 264,6 268,9 286,4 31,0 30,4 30,0 30,8 31,0 ST6172 81,1 81,4 79,4 79,4 79,7 281,3 299,4 255,4 278,7 294,1 32,6 31,3 30,9 31,1 31,4 ST6253 80,5 82,1 81,2 81,6 82,0 269,4 294,2 235,4 261,3 297,7 31,5 31,2 31,0 31,5 30,4 ST6142 80,0 81,8 81,6 81,9 82,1 251,3 269,7 240,2 258,6 282,3 30,8 31,0 30,8 31,2 29,9 SS6552 76,9 81,0 78,1 79,0 78,5 263,2 280,2 236,1 248,9 285,4 30,5 30,4 30,2 30,8 29,7 SS6572 77,9 80,7 78,4 78,2 77,5 265,1 273,6 244,3 258,7 274,3 31,0 29,4 29,8 29,8 31,6 NM6639 73,3 78,6 77,5 77,3 77,8 263,2 284,3 238,9 261,5 297,1 31,8 30,5 30,6 30,7 28,6 H1E 72,3 79,6 79,4 79,3 78,0 244,2 274,3 241,5 251,8 267,7 31,2 29,5 29,7 29,2 29,2 NK7328 73,3 75,9 79,2 78 78,1 266,4 286,4 245,2 267,5 282,9 34,1 30,5 31,0 31,0 32,5 NK66 75,4 76,6 78,9 79,3 78,9 254,1 288,3 238,9 243,5 277,0 30,6 29,4 29,6 29,8 28,9 DK9901 82,9 82,7 80,1 80,2 80,2 241,3 281,2 210,2 250,1 260,9 32,8 32,6 31,9 31,4 33,9
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
Bảng 3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai trong vụ Hè Thu năm 2014
Chỉ tiêu,
địa điểm
Giống
Tỷ lệ hạt/bắp (%) Khối lượng 1000 hạt (g) Ẩm độ khi thu hoạch (%)
LS HB HY NA BRVT LS HB HY NA BRVT LS HB HY NA BRVT ST6101 77,0 77,5 77,1 75,6 78,0 270,3 278,5 260,4 270,3 275,5 30,5 30,8 36,1 39,7 32,1 ST6172 79,8 80,1 82,4 79,1 80,2 277,8 288,4 283,5 283,3 294,1 33,1 31,9 37,4 39,5 33,3 ST6253 78,9 81,0 79,7 78,2 81,7 268,1 285,9 278,9 276,2 293,7 31,2 29,2 31,8 37,5 32,7 ST6142 80,0 78,3 71,6 78,0 80,3 266,3 255,4 257,7 260,3 262,3 30,4 31,3 31,7 34,8 31,9 SS6552 77,0 79,5 78,1 77,2 78,3 254,7 278,5 262,3 261,2 275,4 30,5 30,4 31,7 33,6 31,5 SS6572 76,5 79,8 76,5 75,1 79,0 268,7 269,0 266,3 263,5 274,3 31,1 30,9 31,9 36,2 30,6 NM6639 74,5 77,3 73,3 75,2 77,1 266,5 278,5 243,3 266,3 275,1 32,0 30,7 33,0 34,7 30,8 H1E 73,4 79,8 78,9 67,6 76,3 254,1 260,3 245,8 253,3 257,7 30,4 28,4 30,2 38,0 32,2 NK7328 75,3 77,2 78,4 77,3 78,0 268,3 276,8 265,5 261,8 272,9 33,5 31,1 35,5 36,9 34,6 NK66 74,5 76,8 74,5 75,0 77,3 252,5 284,3 247,7 255,5 289,5 29,4 28,1 32,0 34,0 30,6 DK9901 80,2 81,3 78,8 78,1 80,7 245,1 266,2 254,3 255,5 266,9 31,2 29,1 31,9 36,1 31,8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
3.8 Năng suất thực thu của các tổ hợp lai trong các điểm nghiên cứu
Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống cũng như trong sản xuất ngô, một giống tốt không thể là giống có năng suất thấp, mục đích của việc chọn giống vẫn là tìm ra giống cho năng suất cao và ổn định. Năng suất thực thu là chỉ tiêu tổng hợp của các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ ràng nhất về đặc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định.
3.8.1 Năng suất thực thu của các tổ hợp lai tại các điểm thí nghiệm trong vụ Xuân Hè năm 2014 Xuân Hè năm 2014
Bảng 3.18. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai trong vụ Xuân Hè năm 2014 (tạ/ha) Địa điểm Giống Lạng Sơn Hòa Bình Hưng Yên Nghệ An Bà Rịa Vũng Tàu NS trung bình % tăng Đ/C1 % tăng Đ/C2 % tăng Đ/C3 ST6101 69,33 89,72 55,79 61,98 85,38 72,44 4,5 9,65 10,09 ST6172 72,90 93,38 57,40 64,51 85,09 74,66 7,34 12,34 12,76 ST6253 76,03 91,46 61,45 72,72 90,78 78,49 11,86 16,61 17,02 ST6142 59,28 81,2 49,20 53,69 91,64 67,00 -3,25 2,31 2,79 SS6552 71,83 87,53 50,02 49,54 88,37 69,46 0,40 6,13 6,65 SS6572 72,26 84,55 51,62 53,28 87,08 69,76 0,84 6,59 7,11 NM6639 71,28 89,56 62,12 66,81 91,07 76,17 10,12 9,16 11,75 H1E 68,70 83,30 52,60 64,63 71,59 68,16 -1,47 4,14 4.65 NK7328 (Đ/C1) 64,82 82,65 56,83 57,33 84,26 69,18 NK66 (Đ/C2) 63,27 86,73 44,39 54,65 78,21 65,45 DK9901 (Đ/C3) 60,26 84,39 41,99 58,80 80,23 65,13 CV% 5,0 4,0 6,8 5,1 3,0 LSD0,05 7,61 7,65 7,99 6,86 5,63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
Qua bảng 3.18 ta thấy, bốn tổ hợp lai có triển vọng trong vụ Xuân Hè là ST6101, ST6172, ST6253 và NM6639 với năng suất trung bình của 5 điểm thí nghiệm dao động từ 72,44-78,49 tạ/ha.
ST6253 có năng suất trung bình của 5 điểm cao nhất là 78,49 tạ/ha, tỷ lệ phần trăm tăng so với các đối chứng NK7328 (đ/c1), NK66 (đ/c2) và DK9901 (đ/c3) lần lượt là 11,86%, 16,61% và 17,02%.
ST6172 có năng suất cao nhất tại Hòa Bình đạt 93,38 tạ/ha và tăng so với giống đối chứng ở đó là NK7328 (82,65 tạ/ha) là 12,98%.
3.8.2 Năng suất thực thu của các tổ hợp lai tại các điểm thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2014 Thu năm 2014
Bảng 3.19. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai trong vụ Hè Thu 2014 (tạ/ha) Địa điểm Giống Lạng Sơn Hòa Bình Hưng Yên Nghệ An Bà Rịa Vũng Tàu NS trung bình % tăng Đ/C1 % tăng Đ/C2 % tăng Đ/C3 ST6101 76,88 76,40 63,45 61,71 79,27 71,54 10,01 6,43 8,81 ST6172 71,10 78,47 61,61 64,65 85,82 72,33 11,23 7,60 10,00 ST6253 78,18 85,42 70,72 65,76 88,32 77,68 19,45 15,56 18,14 ST6142 63,54 66,69 54,61 54,12 77,59 63,31 -2,64 -5,82 -3,71 SS6552 60,29 70,33 67,82 62,32 83,62 68,88 5,92 2,47 4,76 SS6572 65,79 74,55 59,95 62,16 72,28 66,95 2,40 -0,40 1,83 NM6639 74,84 77,19 66,83 70,40 84,60 74,77 14,98 11,23 13,72 H1E 64,23 64,62 64,75 51,95 69,65 63,04 -3,06 -6,22 -4,12 NK7328 (Đ/C1) 66,47 62,20 61,62 57,11 77,76 65,03 NK66 (Đ/C2) 61,12 73,12 59,99 58,80 83,07 67,22 DK9901 (Đ/C3) 57,83 74,29 61,67 59,33 75,61 65,75 CV% 6,1 5,9 6,4 5,8 4,7 LSD0,05 9,13 9,61 9,02 7,91 8,38
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
Qua bảng 3.19 ta thấy, bốn tổ hợp lai có triển vọng trong vụ Hè Thu là ST6101, ST6172, ST6253 và NM6639 với năng suất trung bình của 5 điểm thí nghiệm dao động từ 71,54-77,68 tạ/ha.
ST6253 có năng suất trung bình của 5 điểm cao nhất là 77,68 tạ/ha, có tỷ lệ phần trăm tăng so với các đối chứng NK7328 (đ/c1), NK66 (đ/c2) và DK9901 (đ/c3) lần lượt là 19,45%, 15,56% và 18,14%.
ST6253 có năng suất cao nhất tại Bà Rịa Vũng Tàu đạt 88,32 tạ/ha và tăng so với giống đối chứng ở đó là NK66 (83,07 tạ/ha) là 6,32%.
3.8.3 Năng suất thực thu trung bình của các tổ hợp lai có triển vọng trong thí nghiệm năm 2014 nghiệm năm 2014
Hình 3.1. Năng suất thực thu trung bình của các THL có triển vọng trong thí nghiệm năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75
Qua hình 3.1 ta thấy, năng suất thực thu của các tổ hợp lai ST6101, ST6172, ST6253 và NM6639 trong năm 2014. Năng suất của 4 tổ hợp lai này đều cao hơn 3 giống đối chứng ở tất cả các điểm nghiên cứu.
Các tổ hợp lai ST6101, ST6172, ST6253 và NM6639 cho năng suất trung bình qua 5 điểm thí nghiệm ở 2 vụ Xuân Hè và Hè Thu năm 2014 lần lượt đạt 7,2; 7,3; 7,8 và 7,5 tấn/ha cao hơn so với giống đối chứng có NSTT trung bình cao nhất là NK7328 (6,7 tấn/ha) lần lượt là 6,94; 8,22; 14,10 và 10,67%.
3.9 Đánh giá tính ổn định của các tổ hợp lai thí nghiệm qua các vùng sinh thái khác nhau khác nhau
Một trong những yêu cầu của giống mới là khả năng ổn định của giống qua các môi trường khác nhau, trên cơ sở đó có những khuyến cáo nhằm tránh rủi ro cho người sản xuất. Từ các số liệu thu thập được trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi tiến hành phân tích thống kê đánh giá tính ổn định của các giống theo phần mềm của Nguyễn Đình Hiền, trên một số tính trạng chính như thời gian sinh trưởng và năng suất thực thu của các tổ hợp lai. Qua kết quả phân tích, bước đầu có những kết luận về tính ổn định của các tổ hợp lai tại 5 điểm nghiên cứu với các tiểu vùng sinh thái khác nhau.
Một giống được coi là ổn định qua các môi trường nếu đảm bảo độ lệch của đường hồi quy S2di là nhỏ dần đến 0 và P không đáng kể <1,0 (không có dấu *).
3.9.1 Tính ổn định về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai thí nghiệm qua các vùng sinh thái vùng sinh thái
Thời gian sinh trưởng của một giống là chỉ tiêu quan trọng không những có ảnh hưởng tới năng suất cây trồng mà còn ảnh hưởng đến việc bố trí mùa vụ. Kết quả phân tích tính ổn định về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai qua 5 điểm nghiên cứu.
Từ bảng 3.20 cho thấy: Ftn của vụ/địa điểm và giống lần lượt là 92,535 và 87,633; đều lớn hơn Flt ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Vì vậy, có sự sai khác về vụ/địa điểm và giống ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Về địa điểm và tương tác giữa giống và địa điểm không có sự sai khác ở 2 mức ý nghĩa trên.