Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai của Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng thích ứng của các tổ hợp ngô lai ở một số vùng sinh thái khác nhau (Trang 25 - 27)

Từ năm 1971-1986, các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu chương trình chọn tạo giống ngô lai và được tập trung cao độ từ năm 1990 đến nay. Bước đầu

Hc vin Nông nghip Vit Nam – Lun văn Thc s Khoa hc Nông nghip Page 16

thành công trong việc chọn tạo các giống lai không quy ước như: LS3, LS5, LS6, LS7, LS8,…, các giống này có năng suất 3-7 tấn/ha đã được mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc. Tiếp đến là những thành công trong công tác nghiên cứu giống lai qui ước, trong một thời gian ngắn các nhà nghiên cứu ngô Việt Nam đã tạo ra hàng loạt các giống tốt cho năng suất cao từ 7-10 tấn/ha như: LVN10, LVN4, LVN14, LVN99,…

Vũ Văn Liết và cs, (2011) đã sử dụng phương pháp ISSR để phân tích các đặc tính của sự đa dạng di truyền trong các giống ngô địa ở vùng núi phía Bắc gồm 21 giống (12 giống thường và 9 giống ngô nếp). Kết luận là phương pháp đánh giá ISSR đã chỉ ra các thông tin về đa dạng di truyền của các giống ngô này và rất hữu ích cho các chương trình thu thập, bảo tồn và nhân giống tại Việt Nam.

Phan Đức Thịnh và cs, (2013) đã chọn lọc 28 dòng tự phối của ngô (Zea mays

L.) có nguồn gốc khác nhau được đánh giá để chọn dòng bố mẹ có khả năng chịu hạn phục vụ cho tạo giống ngô ưu thế lai. Những dòng này được phát triển từ giống ngô địa phương và từ các dòng nguồn gen ngô Mỹ và Trung Quốc. Kết quả cho thấy trong điều kiện hạn nhân tạo, một số tính trạng của rễ có tương quan chặt đến năng suất. Dựa trên kết quả đánh giá kiểu hình và marker phân tử đã chọn được 5 dòng là TP17, TP12, TP2, TP5 và TP24 có thể sử dụng cho chọn tạo giống ngô lai chịu hạn.

Lê Thị Minh Thảo và cs, (2014) đã đánh giá đa dạng và phân nhóm di truyền của 24 dòng ngô nếp tự phối đời S8 đến S10 sử dụng chỉ thị hình thái và chỉ thị phân tử SSR. Thí nghiệm đồng ruộng đánh giá kiểu hình nhận thấy các dòng có đặc điểm nông sinh học phù hợp với dòng thuần cho tạo ngô nếp giống lai. Đánh giá khả năng chịu hạn bằng thí nghiệm chậu vại về các đặc điểm của bộ rễ, thân lá và các đặc điểm hình thái khác nhận biết 5 dòng có khả năng chịu hạn tốt là l5, l9, l8, l23, l15. Những dòng này đồng thời thuộc các nhóm di truyền khác nhau nên có thể sử dụng cho chương trình tạo giống ngô nếp lai chịu hạn thích ứng với điều kiện canh tác nhờ nước trời cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Như vậy, chương trình chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam đã từng bước phát triển từ giống lai không quy ước đến lai kép, lai ba và lai đơn cải tiến. Những thành tích đó đã đưa sản xuất ngô ở Việt Nam đứng trong hàng ngũ các nước tiên tiến ở

Hc vin Nông nghip Vit Nam – Lun văn Thc s Khoa hc Nông nghip Page 17

Châu Á, một loạt các giống lai do Việt Nam chọn tạo đã được trồng ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Cùng với việc mở rộng diện tích trồng các giống lai thì các biện pháp kỹ thuật canh tác như thời vụ, mật độ, phân bón cũng được nghiên cứu và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

Công nghệ sinh học là một ngành khoa học mới được áp dụng ở Việt Nam nhưng cũng đã đạt được những thành công bước đầu. Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở Viện nghiên cứu Ngô ngày càng hoàn thiện và đã chọn ra hơn 10 dòng đơn bội kép, bước đầu đánh giá là rất triển vọng, đã sử dụng kỹ thuật tạo dòng đơn bội kép. Đặc biệt từ năm 2002, Việt Nam đã tham gia vào mạng lưới công nghệ sinh học vùng Châu Á nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào tạo giống ngô lai.

Như vậy, để sản xuất ngô Việt Nam theo kịp các nước tiên tiến và đạt năng suất trung bình của thế giới, việc quan trọng nhất là tăng cường thu thập các nguồn nguyên liệu phù hợp, kết hợp chọn tạo giống bằng các phương pháp hiện đại với truyền thống, đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác để phát huy tối đa tiềm năng của giống.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng thích ứng của các tổ hợp ngô lai ở một số vùng sinh thái khác nhau (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)