Từ bảng 3.22 cho thấy: Ftn của vụ/địa điểm và giống lần lượt là 41,494 và 15,856 ; đều lớn hơn Flt ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Vì vậy, có sự sai khác về vụ/địa điểm và giống ở mức ý nghĩa 1% và 5%. Về tương tác giữa giống và địa điểm không có sự sai khác ở 2 mức ý nghĩa trên.
Bảng 3.22. Phân tích phương sai tổng hợp về năng suất của các tổ hợp lai qua các điểm nghiên cứu trong hai vụ năm 2014
Nguồn biến Tổng BF Bậc tự do Trung bình Ftn Flt 0,05 0,01 Địa điểm 7476,891 4 1869,223 3,450* 2,56 3,72 Vụ/địa điểm 2708,667 5 541,733 41,494** 2,40 3,41 Giống 2438,411 10 243,841 15,856** 2,03 2,70
Giống * địa điểm 615,150 40 15,379 1,178 1,63 2,01
Ngẫu nhiên 652,781 50 13,056
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78
Bảng 3.23. Tính ổn định về năng suất của các tổ hợp lai trong hai vụ năm 2014 Giống Trung bình HSHQ Ttn P(HSHQ) S 2di Ftn P(S2di) ST6101 71,743 -0,031 0,370 0,634 -4,104 0,371 0,223 ST6172 73,145 0,201 6,004 0,996* -6,145 0,059 0,020 ST6253 77,785 -0,046 1,759 0,912 -6,293 0,036 0,010 ST6142 64,341 0,059 3,029 0,972* -6,397 0,020 0,004 SS6552 69,711 -0,020 0,256 0,596 -4,491 0,312 0,181 SS6572 70,682 0,027 0,247 0,593 -2,374 0,636 0,401 NM6639 74,741 -0,170 3,709 0,984* -5,813 0,110 0,047 H1E 68,066 -0,334 4,021 0,987* -4,177 0,360 0,215 NK7328 67,329 -0,442 6,420 0,997* -4,915 0,247 0,136 NK66 67,165 0,346 2,669 0.963* -0,819 0,874 0,537 DK9901 65,447 0,410 2,945 0,971* 0,059 1,009 0,602
ST6142 là tổ hợp lai có tính ổn định nhất về năng suất (S2di = -6,397) qua các vùng sinh thái khác nhau trong thí nghiệm. Tuy nhiên, giống lại không có năng suất cao nên việc lựa chọn tổ hợp lai này cần tính toán hợp lý.
Bốn tổ hợp lai ST6172, ST6253, NM6639 và ST6101 có năng suất trung bình qua các điểm thí nghiệm cao hơn so với các giống đối chứng NK7328, NK66 và DK9901. Đồng thời các tổ hợp lai này có chỉ số ổn định S2di nhỏ lần lượt là - 6,145, -6,293, -5,813 và -4,104; có P của S2di là không đáng kể vì vậy đây là những tổ hợp lai có độ ổn định cao (bảng 3.23).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79
3.9.3 Phân nhóm môi trường và chỉ số môi trường của các điểm thí nghiệm
Dựa trên thời gian sinh trưởng cho thấy môi trường thí nghiệm phân thành 4 nhóm theo địa điểm là Bà Rịa Vùng Tàu, Nghệ An, Hưng Yên và Lạng Sơn cùng với Hòa Bình là một nhóm khác biệt (hình 3.2).
Hình 3.2. Phân nhóm môi trường theo thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai trong thí nghiệm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80
Hình 3.3. Phân nhóm môi trường theo năng suất của các tổ hợp lai trong thí nghiệm
Phân nhóm môi trường thí nghiệm dựa trên năng suất ở 2 vụ tại 5 địa điểm thí nghiệm trong năm 2014 cho thấy nếu các yếu tố môi trường có sự sai khác 84%, 9 điểm thí nghiệm phân thành 3 nhóm môi trường khác biệt theo địa điểm là Bà Rịa Vũng Tàu, điểm Lạng Sơn và Hưng Yên là một nhóm, điểm Hòa Bình và điểm Nghệ An là một nhóm (hình 3.3).
Kết quả phân tích cho phép khẳng định các điểm thí nghiệm là những điểm có điều kiện môi trường khác nhau, do vậy những đánh giá và phân tích sự sai khác giữa các kiểu gen và môi trường đã phản ánh đúng tương tác kiểu gen và môi trường.
Chỉ số môi trường được xét là hiệu số giữa năng suất trung bình của các giống trồng trong môi trường đó với năng suất trung bình của các giống tại tất cả các môi trường thí nghiệm.
Khi chỉ số môi trường tại một điểm thí nghiệm có giá trị lớn hơn “0” thì môi trường đó được coi là môi trường thuận lợi. Năng suất trung bình các cây trồng ở môi trường thuận lợi luôn cao hơn năng suất trung bình của tất cả các môi trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81
trong thí nghiệm và khi chỉ số môi trường của điểm thí nghiệm có giá trị nhỏ hơn “0” ta cũng có kết luận ngược lại.
Bảng 3.24. Chỉ số môi trường của các điểm thí nghiệm trong năm 2014
Địa điểm Chỉ số môi trường Vụ Xuân Hè Vụ Hè Thu Lạng Sơn -2,36 -1,48 Hòa Bình 16,23 4,25 Hưng Yên -17,50 -5,77 Nghệ An -10,72 -8,02 Bà Rịa Vũng Tàu 14,35 11,01
Kết quả trình bày ở bảng 3.24 đã nêu rõ các môi trường thuận lợi và các môi trường không thuận lợi đối với các tổ hợp lai trong thí nghiệm. Hai điểm thí nghiệm ở Hòa Bình và Bà Rịa Vũng Tàu có môi trường thuận lợi cho cây ngô phát triển và cho năng suất cao cả ở hai vụ Xuân Hè và Hè Thu. Các điểm Lạng Sơn, Hưng Yên và Nghệ An cả 2 vụ trong năm 2014 không thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ