L ời cam đ oan
3.3: Kích thước các pha bọ xít mù xanh C.lividipennis
Pha phát dục
Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm)
Tối thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu Tối đa Trung bình Trứng 0,7 0,9 0,79 ± 0,02 0,1 0,2 0,17 ± 0,01 Ấu trùng tuổi 1 0,8 1,2 0,92 ± 0,04 0,2 0,3 0,22 ± 0,01 Ấu trùng tuổi 2 1,4 1,60 1,5 ± 0,02 0,5 0,6 0,53 ± 0,01 Ấu trùng tuổi 3 1,7 1,9 1,8 ± 0,02 0,6 0,8 0,71 ± 0,02 Ấu trùng tuổi 4 2,0 2,3 2,15 ± 0,03 0,8 1,1 0,99 ± 0,03 TT đực 2,1 2,80 2,47 ± 0,07 0.9 1.2 1,06 ± 0,02 TT cái 2,35 2,9 2,62 ± 0,05 0,92 1,28 1,09 ± 0,03 Ghi chú: N=15 - TT: Trưởng thành
Từ bảng số liệu 3.3 cho thấy kích thước pha trứng của bọ xít mù xanh C.lividipennis là nhỏ nhất trong các pha phát dục, trung bình chiều dài 0,79 ± 0,02 mm, chiều rộng trung bình 0,17 ± 0,01 mm.
Kích thước ấu trùng tăng dần theo tuổi của bọ xít mù xanh C.lividipennis. Kích thước nhỏ nhất là ấu trùng tuổi 1 với chiều dài trung bình 0,92 ± 0,04 mm, chiều rộng trung bình 0,22 ± 0,01mm. Ấu trùng tuổi 2 kích thước tăng gần gấp đôi so với ấu trùng tuổi 1. Ấu trùng tuổi 3 chủ yếu thay
đổi về chiều dài cơ thể, chiều rộng tăng ít so với ấu trùng tuổi 2. Ấu trùng tuổi 4 có kích thước cơ thể lớn nhất trong pha ấu trùng với chiều dài trung bình 2,15 ± 0,03 mm, chiều rộng trung bình 0,99 ± 0,03 mm.
Pha trưởng thành có kích thước cơ thể lớn nhất trong các pha phát triển. Kích thước của trưởng thành cái lớn hơn trưởng thành đực. Trưởng thành cái có chiều dài trung bình 2,62 ± 0,05 mm, chiều rộng trung bình 1,09 ± 0,03 mm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
3.3. Đặc điểm sinh học của bọ xít mù xanh C.lividipennis.
Thiên địch của nhóm rầy hại thân rất phong phú và đa dạng, chúng góp phần quan trọng cho việc hạn chế mật độ của rầy, trong đó bọ xít mù xanh là một trong những loài thiên địch thường xuất hiện trên đồng ruộng và
chiếm vị trí rất lớn trong việc hạn chế sự phát sinh và phát triển của nhóm rầy hại thân lúa.Việc tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ xít mù xanh giúp biết được những đặc điểm cơ bản của chúng, từ đó có những biện pháp bảo vệ chúng ngoài tự nhiên để chúng phát huy được vai trò của mình trong việc hạn chế sâu hại.
3.3.1. Tập tính sinh sống
Bọ xít thường tập trung ở phía dưới gốc lúa, nơi có nhiều rầy non và trưởng thành gây hại. Bọ xít mù xanh có khả năng di chuyển nhanh nhẹn, do
đó chúng còn phân bố cả ở những lá phía trên thân nhưng với tần suất thấp hơn so với khu vực dưới gốc lúa. Trưởng thành cái loài bọ xít mù xanh đẻ
trứng trong mô nằm ở bẹ lá lúa. Trứng được đẻ không tập trung thành các ổ
lớn, chúng được đẻ rải rác thành các ổ nhỏ từ 1-3 quả.
Trứng sắp nở xuất hiện hai chấm đỏ. Trứng nở, ấu trùng tuổi 1 dùng
đầu đẩy nắp vỏ trứng để thoát ra ngoài. Khi mới nở từ trứng, ấu trùng tuổi1 thường nằm bất động xung quanh vị trí đẻ trứng sau đó vài phút mới dần dần di chuyển ra xung quanh.
Ấu trùng bọ xít tuổi lớn và trưởng thành hoạt động rất nhanh nhẹn, chúng thường tập trung tìm trứng và rầy non ở phía dưới khóm lúa. Khi tìm
được thức ăn chúng sử dụng vòi chích vào phía dưới mô cây, đâm vòi vào hút hết chất dịch trong trứng, để lại lớp vỏ. Ấu trùng tuổi 1 trong ngày đầu hầu như
không ăn mồi. Thời gian vũ hóa nhiều nhất vào lúc sáng sớm từ 6-7 giờ sáng và chiều tối từ 6-8 giờ.
Khi giao phối, con đực nằm phía trên con cái và sử dụng chân trước để
kẹp chặt phần bụng con cái và đưa bộ phận sinh dục vào bên trong bộ phận sinh dục của con cái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
3.3.2. Thời gian phát dục các pha bọ xít mù xanh C.lividipennis
Việc nghiên cứu vòng đời và thời gian phát dục các pha của côn trùng có nhiều ứng dụng trong việc dự tính dự báo thời gian phát sinh của các lứa côn trùng trên đồng ruộng. Thời gian phát dục các pha là một chỉ tiêu rất quan trọng khi nghiên cứu vềđặc điểm sinh học của bọ xít mù xanh C.lividipennis. Tôi tiến hành nhân nuôi và theo dõi từ khi trứng được đẻ ra cho tới khi trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên và thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.4