Tỷ lệ đực cái bọ xít mù xanh C.lividipennis

Một phần của tài liệu thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa năm 2014; đặc điểm sinh học, sinh thái loài bọ xít mù xanh (cyrtorhinus lividipennis reuter) tại nam định (Trang 57)

L ời cam đ oan

3.9: Tỷ lệ đực cái bọ xít mù xanh C.lividipennis

Chỉ tiêu Theo dõi Tỷ lệ giới tính Số cá thể theo dõi (con) Trưởng thành đực (con) Trưởng thành cái (con) Tỷ lệ giới tính (đực/cái) Thu bắt ngoài đồng 121 48 73 1,0 : 1,52 Nuôi trong phòng thí nghiệm 53 25 28 1,0 : 1,12

Qua bảng 3.9 đã cho thấy trong điều kiện nhiệt độ trung bình 26,36 ± 1,94oC và ẩm độ trung bình 82,64 ± 5,49% thì tỷ lệ giới tính của loài bọ xít mù xanh C.lividipennis có sự thay đổi rõ rệt.

Với loài bọ xít mù xanh C.lividipennis thu ở ngoài đồng thì tỷ lệ giới tính trung bình đực/cái là 1,0 : 1,52. Đối với loài bọ xít mù xanh

C.lividipennis được nuôi trong phòng thí nghiệm thì tỷ lệ giới tính đực/cái là 1,0 : 1,12. So sánh giữa tỷ lệ giới tính đực cái của loài bọ xít mù xanh

C.lividipennis thu ngoài đồng và trong phòng cho thấy loài bọ xít mù xanh

C.lividipennis thu ngoài đồng có tỷ lệ trưởng thành cái cao hơn nhiều so với trưởng thành đực. Điều này có thể lý giải do cả trưởng thành đực, trưởng thành cái đều có cánh nên khả năng di chuyển để trưởng thành đực tìm kiếm con cái giao phối khá dễ dàng. Do đó cần số lượng trưởng thành cái nhiều hơn. Bên cạnh đó điều kiện ngoài tự nhiên khắc nghiệt, không gian rộng lớn, một con đực có thể giao phối cho nhiều con cái, để bảo vệ và duy trì nòi giống và tăng số lượng cá thể trên đồng ruộng thì yêu cầu số lượng trưởng thành cái lớn. Còn bọ xít mù xanh C.lividipennis được nuôi trong phòng thí nghiệm thì có được môi trường thuận lợi, luôn được kiểm tra và được tạo điều kiện tốt nhất. Do đó mà sự chênh lệch giữa trưởng thành đực và cái nuôi trong phòng thí nghiệm là không nhiều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

3.3.8. Khả năng tiêu thụ vật mồi của các pha loài bọ xít mù xanh C. lividipennis lividipennis

Chỉ tiêu sức ăn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhằm xác định khả năng ăn mồi và cho ta biết khả năng khống chế sâu hại của các loài thiên địch. Thí nghiệm thử sức ăn của bọ xít mù xanh là chỉ tiêu quan trọng để căn cứ của việc khuyến khích sử dụng thiên địch trong phòng trừ nhóm rầy hại thân lúa. Thí nghiệm tiến hành thử sức ăn mồi các pha của bọ xít mù xanh với rầy nâu ở tuổi 2, tuổi 3 và thu được kết quả sau:

Bảng 3.10. Sức tiêu thụ rầy nâu non (tuổi 2, tuổi 3) của các pha phát dục bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis

Pha phát dục bọ xít

TB Sức ăn (con/cá thể bọ xít/ngày)

Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 TB 3 ngày

Ấu trùng tuổi 1 0,00 0,70 ± 0,48 0,90 ± 0,32 0,53 ± 0,05 Ấu trùng tuổi 2 0,60 ± 0,52 1,60 ± 0,52 1,50 ± 0,53 1,23 ± 0,08 Ấu trùng tuổi 3 1,40 ± 0,52 2,00± 0,47 1,80 ± 0,63 1,73 ± 0,11 Ấu trùng tuổi 4 1,70 ± 0,48 2,60 ± 0,70 2,50 ± 0,97 2,27 ± 0,11 Trưởng thành đực 2,40 ± 1,26 3,80 ± 1,23 4,30 ± 1,06 3,50 ± 0,21 Trưởng thành cái 3,30 ± 0,95 3,80 ± 0,79 4,70 ± 1,34 3,93 ±0,17

Ghi chú: Số cá thể theo dõi n=10 cá thể/pha phát dục bọ xít; -TB: Trung bình Nhiệt độ trung bình: 27,18oC ± 1,44; độẩm trung bình: 82,50% ± 1,90

Qua kết quả thể hiện ở bảng 3.10 cho thấy: Ở pha ấu trùng, ấu trùng tuổi 1 có sức tiêu thụ vật mồi thấp nhất trong các pha phát dục. Trung bình một cá thể bọ xít tuổi 1 ăn 0,53 ± 0,05 vật mồi/ngày. Trong các tuổi ấu trùng,

ấu trùng bọ xít tuổi 4 có khả năng tiêu thụ vật mồi lớn nhất, trung bình là 2,27 ± 0,11 vật mồi/ngày. Trưởng thành cái có sức ăn lớn hơn so với trưởng thành

đực, trung bình một ngày một cá thể trưởng thành cái ăn được 3,93 ± 0,17 vật mồi/ngày, trưởng thành đực tiêu thụ 3,50 ± 0,21 vật mồi/ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Kết quả này của chúng tôi cũng tương đương với khả năng tiêu thụ vật mồi của Bọ xít mù xanh với ấu trùng rầy nâu nhỏ tuổi 1 (Trần Quyết Tâm và cs., 2014).

3.3.9.Thời gian phát dục các tuổi bọ xít mù xanh C.lividipennis khi cung cấp mật độ vật mồi khác nhau (rầy nâu non tuổi 2, tuổi 3)

Ngoài đặc tính di truyền của các loài thì yếu tố sinh thái có tác động rất sâu sắc đến thời gian sinh trưởng, sức sinh sản, sự phân bố, di cư, phát tán...của các loài trong tự nhiên.

Trong hệ sinh thái đồng ruộng, mât độ vật mồi có tác động mạnh mẽ đến các đặc tinh sinh học của loài bắt mồi. Để tìm hiểu về vấn đề này, tôi tiến hành theo dõi thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ vật mồi tới thời gian phát dục các tuổi của bọ xít mù xanh C.lividipennis.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng mật độ vật mồi (rầy nâu tuổi 2, tuổi 3) tới thời gian phát dục các pha của bọ xít mù xanh C.lividipennis.

Pha phát dục Bọ xít Thời gian phát dục (ngày) CT1 CT2 CT3 CT4 Ấu trùng tuổi 1 2,40 ± 0,13 2,47 ± 0,13 2,40 ± 0,13 2,40 ± 0,13 Ấu trùng tuổi 2 3,67 ± 0,12 3,33 ± 0,13 3,13 ± 0,09 3,40 ± 0,13 Ấu trùng tuổi 3 3,60 ± 0,13 3,40 ± 0,13 3,27 ± 0,12 3,40 ± 0,13 Ấu trùng tuổi 4 3,60 ± 0,13 3,33 ± 0,12 3,20 ± 0,11 3,33 ± 0,12 TT trước đẻ 3,67 ± 0,12 2,80 ± 0,17 2,60 ± 0,13 2,73 ± 0,12 Tổng 16,94a± 0,63 15,33b± 0,68 14,60c± 0,58 15,26b± 0,63

Ghi chú: Số lượng cá thể theo dõi 5 cá thể/pha phát dục/công thức/lần nhắc lại. Trong phạm vi cùng hàng, các giá trị mang cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa ở mức α = 0.05; Nhiệt độ trung bình 23,85 ± 1,25oC; Ẩm độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Qua số liệu bảng 3.11 cho thấy: thời gian phát dục các tuổi loài bọ xít mù xanh trong điều kiện mật độ vật mồi khác nhau là có khác nhau.

Trong điều kiện mật độ vật mồi là 5 con/ngày thì thời gian phát dục các tuổi bọ xít mù xanh là dài nhất là 16,94 ± 0,63 và có sự sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại. Với mật độ vật mồi là 10 con/ ngày và mật độ vật mồi là 20 con/ngày thì thời gian phát dục các tuổi loài bọ xít mù xanh có sự sai khác không có ý nghĩa. Trong điều kiện mật độ vật mồi 15 con/ngày thì thời gian phát dục các tuổi loài bọ xít mù xanh là ngắn nhất 14,60 ± 0,58 ngày.

3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mật độ nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh C.lividipennis trong vụ mùa 2014 tại Nam Toàn, Nam và bọ xít mù xanh C.lividipennis trong vụ mùa 2014 tại Nam Toàn, Nam Trực, Nam Định.

Giữa các loài sinh vật trong tự nhiên luôn luôn tồn tại các mối quan hệ

hỗ trợ và đối kháng lẫn nhau về nơi ở, thức ăn.... Kết quả của các mối quan hệ

này đã tạo nên một trạng thái cân bằng động trong quần xã để kiểm soát số

lượng cá thể của các loài ở một giới hạn nhất định. Nắm bắt được các mối quan hệ này, con người đã biết sử dụng các loài kẻ thù tự nhiên của sâu hại để

kiểm soát và kìm hãm số lượng sâu hại.

Một trong những xu hướng hiện nay trong quản lý đối tượng rầy hại thân lúa là khuyến khích bảo vệ các kẻ thù tự nhiên của rầy hại. Bọ xít mù xanh C.lividipennis là loài có ý nghĩa lớn trong việc kìm hãm số lượng rầy hại thân do chúng là loài có khả năng săn mồi lớn, phổ thức ăn rộng gồm nhiều loài rầy hại và xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng. Nhằm xác định mối quan hệ giữa bọ xít mù xanh và vật mồi của chúng trên đồng ruộng, dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái, chúng tôi đã tiến hành điều tra, xác định diễn biến mật độ bọ xít mù xanh và mật độ rầy tổng số trên một số giống lúa trồng phổ biến trong vụ mùa 2014 tại xã Nam Toàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

3.4.1. Ảnh hưởng yếu tố thời vụ.

Một trong những hướng quản lý dịch hại là bảo vệ, khích lệ kẻ thù tự

nhiên của chúng. Bọ xít mù xanh là loài có khả năng săn mồi lớn, phổ thức ăn rộng gồm nhiều loài rầy hại thân và chúng thường xuyên xuất hiện trên đồng ruộng. Nhằm xác định mối quan hệ giữa bọ xít mù xanh và nhóm rầy hại thân, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trên trà sớm và trà trung vụ mùa năm 2014 tại Nam Trực - Nam Định

Bảng 3.12. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trong trà sớm và trà trung 2014 tại Nam Trực, Nam Định

Giai đoạn sinh trưởng Mật độ (con/m2 ) Vụ sớm Vụ trung Rầy tổng số Bọ xít mù xanh Rầy tổng số Bọ xít mù xanh Đẻ nhánh 8,32 0,00 0,00 0,00 Đẻ nhánh 72,96 0,00 33,92 0,00 Đẻ nhánh rộ 191,36 0,00 189,44 0,00 Đứng cái 234,24 3,84 561,92 0,00 Phân hóa đòng 436,48 11,20 62,08 2,97 Phát triển đòng 721,28 24,32 75,52 9,24 Đòng già 110,08 23,04 91,52 22,11 Bắt đầu trỗ bông 238,72 92,48 308,48 83,16 Ngậm sữa 574,72 199,04 907,52 164,67 Chắc xanh 2204,80 256,96 2266,24 232,32 Đỏđuôi 139,52 175,36 129,28 189,75 Chín 103,04 143,04 108,8 171,93 Trung bình 419,63 77,44 394,56 73,01

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Hình 3.13. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trong trà sớm và trà trung 2014 tại Nam Trực, Nam Định

Kết quả thể hiện trong bảng 3.12 và hình 3.13 cho thấy diễn biến nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh có sự khác nhau dưới ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ. Trong trà mùa sớm, trên giống bắc thơm số 7 rầy tổng số phát sinh sớm hơn, mật độ cao hơn (mật độ trung bình 419,63 con/m2) so với trà mùa trung đại trà trên giống bắc thơm kháng bạc lá (mật độ trung bình 394,56 con/m2). Cả hai trà lúa đều có 2 cao điểm gây hại của nhóm rầy hại thân, trong đó đều chung cao điểm gây hại là lứa rầy thứ 5 trong năm (vào nửa cuối tháng 8) với tỷ lệ rầy lưng trắng chiếm đa số khoảng 70%. Tuy nhiên với trà mùa sớm, cao điểm gây hại thứ 2 trùng với thời điểm phát sinh lứa rầy thứ 6 trong năm (vào nửa đầu tháng 9) với tỷ lệ rầy nâu chiếm đa số khoảng 90%.

Đối với trà lúa mùa trung đại trà, cao điểm gây hại thứ hai của rầy muộn hơn, nó trùng với thời điểm phát sinh rầy lứa 7 trong năm (cuối tháng 9, đầu tháng 10) với tỷ lệ rầy nâu là chủ yếu chiếm khoảng >90% rầy tổng số.

Mật độ rầy trên trà lúa mùa sớm cao hơn so với trà lúa mùa trung, Kéo theo đó là mật độ bọ xít mù xanh trong trà mùa sớm cũng xuất hiện sớm hơn (vào giai đoạn đứng cái) so với trà lúa mùa trung (vào giai đoạn phân hóa đòng).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Mật độ trung bình bọ xít mù xanh trên trà lúa mùa sớm là 77,44 con/m2 cũng cao hơn so với trà lúa mùa trung với mật độ trung bình 73,01 con/m2.

3.4.2. Ảnh hưởng yếu tố giống

Ngoài yếu tố thời vụ, tôi tiến hành điều tra diễn biến nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trên 2 giống BC15 và giống TEJ vàng trong trà lúa mùa trung và thu được kết quả thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.13. Diễn biến nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trên giống BC15 vụ mùa 2014 tại Nam Trực - Nam Định

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ (con/m2 ) Rầy tổng số Bọ xít mù xanh 22/7 Đẻ nhánh 0,00 0,00 29/7 Đẻ nhánh rộ 29,44 0,00 05/8 Đẻ nhánh rộ 151,68 0,00 12/8 Đứng cái 528,64 0,00 19/8 Phân hóa đòng 55,04 2,31 26/8 Phát triển đòng 60,16 7,26 03/9 Phát triển đòng 74,24 17,16 10/9 Đòng già 157,44 58,08 17/9 Đang trỗ 341,76 88,77 24/9 Ngậm sữa 2114,60 207,20 01/10 Chắc xanh 136,32 159,40 08/10 Đỏđuôi 110,08 161,70 15/10 Chín hoàn toàn 97,28 140,30 Trung bình 296,66 64,78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Hình 3.14. Diễn biến nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trên giống BC15 vụ mùa 2014 tại Nam Trực - Nam Định

Đầu vụ mùa trung, trên giống BC15 vào giai đoạn lúa mới cấy đến bắt

đầu đẻ nhánh, rầy và bọ xít mù xanh chưa xuất hiện. Đến giai đoạn lúa đẻ

nhánh rộ, rầy xuất hiện với mật độ thấp 29,44 con/m2. Sau đó mật độ rầy tăng dần qua các kỳđiều tra. Bọ xít mù xanh xuất hiện muộn hơn vào giai đoạn lúa phân hóa đòng với mật độ 2,31 con/m2 và tăng dần theo mật độ rầy tổng số. Mật độ rầy và bọ xít mù xanh tăng và đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa ngậm sữa, đó cũng là thời điểm mật độ rầy nâu chiếm ưu thế trong nhóm rầy tổng số. Sau đó mật độ rầy giảm nhanh cho đến cuối vụ. Kéo theo đó mật độ bọ xít mùa xanh cũng giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn so với rầy.

Mật độ rầy trung bình trong cả vụ đạt 296,66 con/m2, mật độ bọ xít mù xanh trung bình trong cả vụ đạt 64,78 con/m2 . Như vậy mật độ rầy tổng số trong cả vụ cao gấp gần 5 lần so với mật độ bọ xít mù xanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bảng 3.14. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trên giống TEJ vàng vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ (con/m2 ) Rầy tổng số Bọ xít mù xanh 22/7 Đẻ nhánh 0,00 0,00 29/7 Đẻ nhánh rộ 25,60 0,00 05/8 Đẻ nhánh rộ 106,88 0,00 12/8 Cuối đẻ nhánh 468,48 0,00 19/8 Phân hóa đòng 48,00 0,00 26/8 Phát triển đòng 55,04 4,95 03/9 Phát triển đòng 83,20 12,87 10/9 Đòng già 110,72 41,91 17/9 Bắt đầu trỗ bông 314,24 71,61 24/9 Ngậm sữa 1959,70 201,63 01/10 Chắc xanh 113,92 163,02 08/10 Đỏ đuôi 101,12 147,51 15/10 Chín 76,80 137,94 Trung bình 266,44 60,11

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Hình 3.15. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân và bọ xít mù xanh trên giống TEJ vàng vụ mùa 2014 tại Nam Trực, Nam Định

Đầu vụ mùa trung, trên giống TEJ vàng, rầy bắt đầu xuất hiện vào giai

đoạn đẻ nhánh rộ với mật độ 25,60 con/m2. Bọ xít mù xanh xuất hiện muộn hơn so với trên giống BC15. Vào thời kỳ lúa phát triển đòng bọ xít mù xanh bắt đầu xuất hiện với mật độ 4,95 con/m2. Sau đó mật độ bọ xít và rầy tăng dần qua các kỳđiều tra và đạt mật độ lớn nhất vào giai đoạn lúa ngậm sữa với mật độ rầy tổng số 1959,70 con/m2 ; mật độ bọ xít mù xanh là 201,63 con/m2 . Qua bảng số liệu 3.13 và 3.14, so sánh giữa mật độ rầy tổng số và mật

độ bọ xít mù xanh trong cả vụ giữa 2 giống BC15 và TEJ vàng thì mật độ trên giống TEJ vàng thấp hơn so với giống BC15. Tuy nhiên sự chênh lệch đó là không đáng kể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

3.5. Tương quan mật độ giữa nhóm rầy hại thân lúa với mật độ bọ xít mù xanh. mù xanh.

3.5.1. Tương quan mật độ giữa nhóm rầy hại thân lúa và bọ xít mù xanh trên giống Bắc Thơm số 7 trên giống Bắc Thơm số 7

Hình 3.16. Tương quan mật độ giữa nhóm rầy hại thân lúa và bọ xít mù

Một phần của tài liệu thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa năm 2014; đặc điểm sinh học, sinh thái loài bọ xít mù xanh (cyrtorhinus lividipennis reuter) tại nam định (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)