Điều tra diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa trên đồng

Một phần của tài liệu thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa năm 2014; đặc điểm sinh học, sinh thái loài bọ xít mù xanh (cyrtorhinus lividipennis reuter) tại nam định (Trang 32 - 35)

L ời cam đ oan

2.5.2. Điều tra diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa trên đồng

Áp dụng theo quy chuẩn ngành QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 71/2010/TT- BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010.

Điều tra định kỳ 7 ngày một lần trên các ruộng được lựa chọn cố định trong khu vực điều tra.

* Chọn khu vực điều tra

Dựa vào nguyên tắc chọn khu vực điều tra là cánh đồng đại diện cho các yếu tốđiều tra như: chân đất, địa hình, giống, mùa vụ ....

Khu vực được lựa chọn là cánh đồng thuộc xã Nam Toàn - huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định.

Chọn ruộng điều tra: Tiến hành điều tra trên các giống lúa được trồng phổ biến trong vụ mùa 2014 như Bắc Thơm 7, Bắc thơm kháng bạc lá, TEJ vàng, BC15.

* Chọn điểm điều tra

Trên mỗi ruộng điều tra chọn ngẫu nhiên 10 điểm điều tra nằm trên đường chéo góc của ruộng, mỗi điểm điều tra 10 khóm, điểm điều tra cách bờ 2m.

* Tiến hành điều tra

Điều tra bọ xít mù xanh: tại mỗi điểm điều tra sử dụng khay có kích thước 20 × 25 × 5cm bên trên có tráng một lớp dầu mỏng ở đáy. Mỗi điểm

điều tra 10 khóm. Tại mỗi khóm, đặt khay nghiêng 1 góc 45o, dùng tay đập 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Điều tra rầy: Dùng khay có kích thước 20 × 25 × 5cm bên trên có tráng một lớp dầu mỏng ở đáy. Mỗi điểm điều tra 10 khóm. Tại mỗi khóm, đặt khay nghiêng 1 góc 45o, dùng tay đập 2 đập, đếm và phân tuổi số rầy rơi vào khay.

Điều tra thành phần các nhóm thiên địch khác của rầy: trên mỗi điểm

điều tra đếm thành phần và thu bắt thiên địch mang vềđịnh loài thành phần.

2.5.3. Một số đặc tính sinh vật học của bọ xít mù xanh trong phòng thí

nghiệm

Nhân nuôi vật mồi

Vật mồi được lựa chọn ở đây là loài rầy nâu. Thí nghiệm theo dõi khả

năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít mùa xanh tiến hành trên pha rầy non của rầy nâu. Chuẩn bị nguồn thức ăn cho rầy nâu: Sử dụng 20 gam hạt giống Bắc thơm cho một khay gieo mạ. Khi mạ được 1 tuần tuổi chuyển vào cốc giấy, cấy từ 1-2 dảnh/cốc. Khi mạđược 9 - 10 ngày tuổi tiến hành thả rầy nâu.

Thu bắt trưởng thành rầy nâu ngoài đồng ruộng, phân biệt đực cái và ghép cặp. Trưởng thành đực và cái sau khi được ghép đôi sẽđược nuôi trong cốc mạ 9-10 ngày tuổi được cách ly bằng ống chụp rầy. Hàng ngày theo dõi sự phát triển của cặp rầy. Trong thời gian ghép đôi nếu trưởng thành đực chết trước thì sẽ được thay thế bằng một trưởng thành đực khác. Khi phần bụng rầy cái bắt đầu to lên cứ sau 24 giờ, cặp rầy trưởng thành được tách ra khỏi cốc mạ cũ và chuyển sang cốc mạ mới. Tiến hành chuyển cốc mạ hàng ngày cho đến khi trưởng thành chết. Những cây lúa làm thức ăn sau khi thay được giữ lại, dùng để nhân nuôi lấy nguồn rầy non và trưởng thành làm thức ăn cho bọ xít mù xanh.

Nhân nuôi bọ xít mù xanh

Sử dụng các ống nghiệm có đường kính 1,5cm và cao 15cm để nuôi (ống nuôi) bọ xít mù xanh. Trong ống nuôi có để 2 dảnh mạđược quấn bông

ướt giữ ẩm ở phần gốc dảnh mạ. Thu bắt bọ xít trưởng thành ngoài đồng ruộng bằng vợt côn trùng hoặc ống hút. Số lượng cặp bọ xít trưởng thành ban đầu là 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

cặp/đợt thí nghiệm. Các cặp được nuôi riêng rẽ trong các ống nuôi có thức ăn là rầy nâu tuổi nhỏ. Sau 24h lại chuyển bọ xít vào ống nuôi mới để theo dõi và thu trứng bọ xít mù xanh.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và thời gian sống các pha bọ xít mù xanh * Nghiên cứu đặc điểm hình thái và theo dõi thời gian phát dục của pha trứng:

Trưởng thành đực và cái sau khi vũ hoá được ghép đôi và theo dõi. Trong thời gian ghép đôi nếu trưởng thành đực chết trước thì sẽđược thay thế

bằng một trưởng thành đực khác. Hàng ngày theo dõi hoạt động của trưởng thành đực và trưởng thành cái. Khi bụng trưởng thành cái to lên, tiến hành chuyển cặp trưởng thành sang ống nuôi mới. Cây lúa ở ống nuôi cũ sẽ được cắt và quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện trứng.

Khi quan sát hình thái pha trứng dùng kim nhỏ tách lớp biểu bì phía trên bẹ lá ra để quan sát trứng, sau đó chuyển trứng vào đĩa petri có lót giấy thấm và tiến hành đo kích thước của trứng (N= 30 trứng).

Đánh dấu ngày đầu tiên con cái đẻ trứng để tính thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái. Đếm số trứng đẻ hàng ngày của trưởng thành cái và tổng số đẻ. Theo dõi để xác định số trứng nở và trứng ung nhằm đánh giá tỷ lệ nở của trứng. (N>= 30).

Các quả trứng sau khi nở thành bọ xít non tuổi 1 được chuyển sang ống nuôi mới để theo dõi thời gian phát dục của pha ấu trùng.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và theo dõi thời gian phát dục của bọ xít non:

- Quan sát đặc điểm hình thái: Mỗi đợt thí nghiệm tiến hành đo kích thước của 30 cá thể bọ xít ở từng tuổi bằng thước đo côn trùng đểđo chiều dài và chiều rộng cơ thể.

- Theo dõi thời gian phát dục: tiến hành nuôi cá thể loài bọ xít mù xanh trong các ống nuôi với thức ăn là ấu trùng rầy nâu tuổi 2, tuổi 3. Hàng ngày cung cấp vật mồi, theo dõi thời gian sống của tuổi 1 đến khi lột xác sang tuổi 2. Tiếp tục theo dõi thời gian lột xác sang các tuổi cho đến khi lột xác thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

trưởng thành. (N>= 30).

- Theo dõi tỷ lệ sống sót của các tuổi bọ xít non từ khi trứng nở tới khi lột xác hóa trưởng thành.

Một phần của tài liệu thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa năm 2014; đặc điểm sinh học, sinh thái loài bọ xít mù xanh (cyrtorhinus lividipennis reuter) tại nam định (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)