L ời cam đ oan
3.3.4. Nhịp điệu đẻ trứng của Bọ xít mù xanh C.lividipennis
Nhịp điệu đẻ trứng của mỗi loài không giống nhau. Nhịp điệu đẻ nhanh hay chậm phụ thuộc vào đặc tính sinh học của loài. Để tìm hiểu về nhịp điệu cũng như tốc độđẻ trứng của loài Bọ xít mù xanh chúng tôi tiến hành theo dõi và thu được kết quả thể hiện trong bảng 3.6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
Bảng 3.6: Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù xanh
C.lividipennis
Thời gian đẻ trứng Số trứng đẻ /ngày/TT cái
Ít nhất Nhiều nhất Trung bình Ngày thứ 1 0 3 1,27 ± 0,96 Ngày thứ 2 1 5 2,40 ± 1,18 Ngày thứ 3 2 6 4,00 ± 1,07 Ngày thứ 4 4 10 6,60 ± 1,76 Ngày thứ 5 6 13 8,73 ± 1,94 Ngày thứ 6 7 13 9,87 ± 1,73 Ngày thứ 7 4 12 7,80 ± 2,24 Ngày thứ 8 4 10 6,73 ± 1,83 Ngày thứ 9 3 6 4,53 ± 1,06 Ngày thứ 10 2 6 3,91 ± 1,30 Ngày thứ 11 0 4 1,71 ± 1,07 Ngày thứ 12 0 3 1,50 ± 1,29 Tổng 43 72 56,00 ± 7,44
Ghi chú: N= 15 cặp trưởng thành đực cái
Nhiệt độ trung bình: 26,75oC ± 2,24; độẩm trung bình: 80,54% ± 3,96
Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái trong suốt thời gian đẻ trứng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
Hình 3.12: Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù xanh
Qua bảng 3.6 và hình 3.12 thể hiện nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù xanh cho thấy: trưởng thành cái sau vũ hóa 2 ngày bắt đầu
đẻ trứng; Trứng được đẻ rải rác và thời gian đẻ trứng kéo dài 12 ngày; Số
lượng trứng đẻ tăng dần qua các ngày và đạt số lượng đẻ tăng nhiều nhất vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, sau đó số trứng được đẻ/trưởng thành cái/ngày giảm dần cho đến khi trưởng thành cái chết sinh lý.
Kết quả của chúng tôi về nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái loài bọ xít mù xanh phù hợp với kết quả của Trần Quyết Tâm và công sự (2014) khi nuôi bọ xít mù xanh bằng trứng rầy nâu nhỏ.