L ời cam đ oan
3.2: Trứng mới đẻ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
3.2.2.2. Pha ấu trùng
Pha ấu trùng bọ xít mù xanh gồm 4 tuổi trải qua 3 lần lột xác. Ấu trùng có hình elip, hình dạng cơ thể gần giống với bọ xít trưởng thành, cơ thể ấu trùng chia thành 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng. Kích thước và màu sắc cơ thể
thay đổi theo từng tuổi.
Ấu trùng tuổi 1: Cơ thể có màu xanh nhạt. Râu đầu dạng sợi chỉ, có màu xanh nhạt, râu đầu có 4 đốt, phía cuối các đốt có màu nâu, đốt râu thứ
nhất ngắn, đốt thứ 2, 3, 4 có chiều dài gấp đôi so với đốt 1. Lúc này chưa nhìn rõ mầm cánh. Ba đốt đầu của chân có màu xanh, đốt ống và các đốt bàn có màu nâu. Ấu trùng tuổi 1 hoạt động nhanh nhẹn, khả năng ăn rất kém, hầu như là không ăn.
Hình 3.4: Ấu trùng bọ xít mù xanh tuổi 1
(Nguồn ảnh Bùi Thị Trang, 2014)
Ấu trùng tuổi 2: Ấu trùng có màu sắc cơ thểđậm hơn so với tuổi 1, râu đầu dài hơn. Đốt ngực thứ nhất ngắn, bề rộng gấp 3 lần chiều dài. Phần gốc của mầm cánh dày lên, tạo thành 2 u lồi rõ rệt ở 2 bên phiến lưng đốt ngực giữa, phần giữa phiến lưng lõm xuống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Hình 3.5: Ấu trùng bọ xít mù xanh tuổi 2
(Nguồn ảnh Bùi Thị Trang, 2014)
Ấu trùng tuổi 3: Chủ yếu tăng kích thước chiều dài cơ thể. Mầm cánh kéo dài đến hết đốt bụng thứ 2 và bắt đầu có hình dạng gần giống cánh của trưởng thành.
Hình 3.6: Ấu trùng bọ xít mù xanh tuổi 3
(Nguồn ảnh Bùi Thị Trang, 2014)
Ấu trùng tuổi 4: Tuổi 4 tăng nhanh về kích thước cả về chiều dài và chiều rộng dần đạt tới trưởng thành. Ấu trùng đạt kích thước cơ thể lớn nhất, hình dáng cơ thể gần giống pha trưởng thành. Ấu trùng tuổi 4 xuất hiện mầm cánh màu đen rõ ràng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Hình 3.7: Ấu trùng bọ xít mù xanh tuổi 4
(Nguồn ảnh Bùi Thị Trang, 2014) 3.2.2.3. Pha trưởng thành
Trưởng thành có hình elip, đầu và râu đầu có màu đen, hai đôi cánh, bụng và các đôi chân có màu xanh lá. Phần cuối cánh có màu nâu đen nhạt.
Trưởng thành cái: cơ thể màu xanh lá, hình elip dài thuôn. Đầu và râu
đầu màu đen, các đốt râu đầu có phủ lông màu đen. Đốt thứ 2 râu đầu có chiều dài bằng chiều rộng đốt ngực. Phiến mai nằm giữa hai gốc cánh có màu
đen, phần đuôi phiến mai màu vàng. Hai cánh xếp bằng trên lưng. Cánh trước thuộc kiểu cánh nửa cứng, phần cánh làm bằng chất sừng, dày, cứng màu xanh lá, phần cánh làm bằng chất màng có màu nâu đen nhạt. Hai cánh trước dài phủ hết phần bụng, hai cánh sau ngắn hơn và xếp gọn phía dưới hai cánh trước. Bàn chân có 3 đốt. Trưởng thành cái có kích thước cơ thể lớn hơn so với trưởng thành đực. Cơ quan sinh sản ngoài nằm ở các đốt bụng cuối, có thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
Hình 3.8. Trưởng thành cái mặt lưng Hình 3.9. Trưởng thành cái mặt bụng
(Nguồn ảnh Bùi Thị Trang, 2014)
Trưởng thành đực: có hình dạng và màu sắc cơ thể tương tự như
trưởng thành cái nhưng kích thước nhỏ hơn, phần bụng trưởng thành đực cũng nhỏ và thuôn hơn so với bụng trưởng thành cái. Các đốt bụng cuối có hình ống dài.
Hình 3.10: Bộ phận sinh dục ngoài (con đực)
Hình 3.11: Bộ phận sinh dục ngoài (con cái)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Bảng 3.3: Kích thước các pha bọ xít mù xanh C.lividipennis
Pha phát dục
Chiều dài (mm) Chiều rộng (mm)
Tối thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu Tối đa Trung bình Trứng 0,7 0,9 0,79 ± 0,02 0,1 0,2 0,17 ± 0,01 Ấu trùng tuổi 1 0,8 1,2 0,92 ± 0,04 0,2 0,3 0,22 ± 0,01 Ấu trùng tuổi 2 1,4 1,60 1,5 ± 0,02 0,5 0,6 0,53 ± 0,01 Ấu trùng tuổi 3 1,7 1,9 1,8 ± 0,02 0,6 0,8 0,71 ± 0,02 Ấu trùng tuổi 4 2,0 2,3 2,15 ± 0,03 0,8 1,1 0,99 ± 0,03 TT đực 2,1 2,80 2,47 ± 0,07 0.9 1.2 1,06 ± 0,02 TT cái 2,35 2,9 2,62 ± 0,05 0,92 1,28 1,09 ± 0,03 Ghi chú: N=15 - TT: Trưởng thành
Từ bảng số liệu 3.3 cho thấy kích thước pha trứng của bọ xít mù xanh C.lividipennis là nhỏ nhất trong các pha phát dục, trung bình chiều dài 0,79 ± 0,02 mm, chiều rộng trung bình 0,17 ± 0,01 mm.
Kích thước ấu trùng tăng dần theo tuổi của bọ xít mù xanh C.lividipennis. Kích thước nhỏ nhất là ấu trùng tuổi 1 với chiều dài trung bình 0,92 ± 0,04 mm, chiều rộng trung bình 0,22 ± 0,01mm. Ấu trùng tuổi 2 kích thước tăng gần gấp đôi so với ấu trùng tuổi 1. Ấu trùng tuổi 3 chủ yếu thay
đổi về chiều dài cơ thể, chiều rộng tăng ít so với ấu trùng tuổi 2. Ấu trùng tuổi 4 có kích thước cơ thể lớn nhất trong pha ấu trùng với chiều dài trung bình 2,15 ± 0,03 mm, chiều rộng trung bình 0,99 ± 0,03 mm.
Pha trưởng thành có kích thước cơ thể lớn nhất trong các pha phát triển. Kích thước của trưởng thành cái lớn hơn trưởng thành đực. Trưởng thành cái có chiều dài trung bình 2,62 ± 0,05 mm, chiều rộng trung bình 1,09 ± 0,03 mm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
3.3. Đặc điểm sinh học của bọ xít mù xanh C.lividipennis.
Thiên địch của nhóm rầy hại thân rất phong phú và đa dạng, chúng góp phần quan trọng cho việc hạn chế mật độ của rầy, trong đó bọ xít mù xanh là một trong những loài thiên địch thường xuất hiện trên đồng ruộng và
chiếm vị trí rất lớn trong việc hạn chế sự phát sinh và phát triển của nhóm rầy hại thân lúa.Việc tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ xít mù xanh giúp biết được những đặc điểm cơ bản của chúng, từ đó có những biện pháp bảo vệ chúng ngoài tự nhiên để chúng phát huy được vai trò của mình trong việc hạn chế sâu hại.
3.3.1. Tập tính sinh sống
Bọ xít thường tập trung ở phía dưới gốc lúa, nơi có nhiều rầy non và trưởng thành gây hại. Bọ xít mù xanh có khả năng di chuyển nhanh nhẹn, do
đó chúng còn phân bố cả ở những lá phía trên thân nhưng với tần suất thấp hơn so với khu vực dưới gốc lúa. Trưởng thành cái loài bọ xít mù xanh đẻ
trứng trong mô nằm ở bẹ lá lúa. Trứng được đẻ không tập trung thành các ổ
lớn, chúng được đẻ rải rác thành các ổ nhỏ từ 1-3 quả.
Trứng sắp nở xuất hiện hai chấm đỏ. Trứng nở, ấu trùng tuổi 1 dùng
đầu đẩy nắp vỏ trứng để thoát ra ngoài. Khi mới nở từ trứng, ấu trùng tuổi1 thường nằm bất động xung quanh vị trí đẻ trứng sau đó vài phút mới dần dần di chuyển ra xung quanh.
Ấu trùng bọ xít tuổi lớn và trưởng thành hoạt động rất nhanh nhẹn, chúng thường tập trung tìm trứng và rầy non ở phía dưới khóm lúa. Khi tìm
được thức ăn chúng sử dụng vòi chích vào phía dưới mô cây, đâm vòi vào hút hết chất dịch trong trứng, để lại lớp vỏ. Ấu trùng tuổi 1 trong ngày đầu hầu như
không ăn mồi. Thời gian vũ hóa nhiều nhất vào lúc sáng sớm từ 6-7 giờ sáng và chiều tối từ 6-8 giờ.
Khi giao phối, con đực nằm phía trên con cái và sử dụng chân trước để
kẹp chặt phần bụng con cái và đưa bộ phận sinh dục vào bên trong bộ phận sinh dục của con cái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
3.3.2. Thời gian phát dục các pha bọ xít mù xanh C.lividipennis
Việc nghiên cứu vòng đời và thời gian phát dục các pha của côn trùng có nhiều ứng dụng trong việc dự tính dự báo thời gian phát sinh của các lứa côn trùng trên đồng ruộng. Thời gian phát dục các pha là một chỉ tiêu rất quan trọng khi nghiên cứu vềđặc điểm sinh học của bọ xít mù xanh C.lividipennis. Tôi tiến hành nhân nuôi và theo dõi từ khi trứng được đẻ ra cho tới khi trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên và thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.4
Bảng 3.4. Thời gian phát dục các pha của bọ xít mù xanh C.lividipennis
Pha phát dục Thời gian phát dục (ngày) Tối thiểu Tối đa Trung bình Trứng 7 9 7,67 ± 0,14 Ấu trùng tuổi 1 2 3 2,40 ± 0,09 Ấu trùng tuổi 2 3 4 3,43 ± 0,09 Ấu trùng tuổi 3 3 4 3,47 ± 0,09 Ấu trùng tuổi 4 3 4 3,37 ± 0,09 Trưởng thành 2 3 2,33 ± 0,09 tiền đẻ trứng Vòng đời 20 27 22,61 ± 0,59
Ghi chú: số cá thể theo dõi n=30. – TB: Trung bình Nhiệt độ trung bình: 28,21oC ± 1,27; độẩm trung bình: 84,97% ± 4,73
Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy thời gian phát dục trung bình pha trứng 7,67 ± 0,14 ngày.
Với pha ấu trùng, thời gian phát triển ấu trùng tuổi 1 có thời gian ngắn nhất (trung bình 2,40 ± 0,09 ngày). Tiếp đến là ấu trùng tuổi 4 có thời gian phát triển trung bình 3,37 ± 0,09 ngày. Ấu trùng tuổi 2 có thời gian phát triển trung bình 3,43 ± 0,09 ngày. Ấu trừng tuổi 3 có thời gian phát triển dài nhất trung bình 3,47 ± 0,09 ngày.
Trưởng thành sau vũ hóa 2-3 ngày bắt đầu đẻ trứng. Thời gian tiền đẻ
trứng của trưởng thành cái loài bọ xít mù xanh C.lividipennis trung bình 2,33 ± 0,09 ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
Vòng đời loài bọ xít mù xanh C.lividipennis trung bình 22,61 ± 0,59
ngày trong đó thời gian ngắn nhất 20 ngày, dài nhất 27 ngày.
Kết quả thời gian phát dục các pha của Bọ xít mù xanh khi nuôi bằng
ấu trùng rầy nâu tuổi nhỏ của chúng tôi có thời gian phát dục ngắn hơn khi nuôi bằng trứng của rầy xanh đuôi đen Nephotettix virescens với thời gian hoàn thành vòng đời là 20 - 31 ngày, trung bình 26,12 ngày (Liquido and Nishida, 1985).
3.3.3. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái
Khả năng sinh sản của côn trùng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến số lượng cá thể của từng loài trong quần thể sinh vật. Khả năng sinh sản có vai trò quan trọng thể hiện sức tăng mật độ quần thể. Khả năng sinh sản nhanh hay chậm tùy thuộc vào
đặc tính sinh học của từng loài. Đối với bọ xít mù xanh C.lividipennis thì đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để dự báo số lượng phát sinh của loài đó ngoài
đồng ruộng. Qua nghiên cứu tìm hiểu cho thấy trưởng thành loài bọ xít mù xanh C.lividipennis có đôi cánh nên chuyển động rất nhanh nhẹn. Chúng bắt
đầu đẻ trứng sau vũ hóa 2 - 3 ngày. Trưởng thành cái đẻ trứng rải rác trong mô cây lúa. Qua quá trình nhân nuôi và nghiên cứu tôi theo dõi sức đẻ trứng của 15 cặp trưởng thành và thu được kết quảđược thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Sức đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù xanh
C.lividipennis
Chỉ tiêu theo dõi Dao động Trung bình
Thời gian đẻ trứng (ngày) 8 – 12 10,07 ± 1,33 Tổng số trứng đẻ/ngày/TT cái (quả) 0 – 13 4,92 ± 2,97 Tổng số trứng đẻ/TT cái (quả) 43 – 72 56,00 ± 7,44 Nhiệt độ (oC) 26,75oC ± 2,24
Ẩm độ (%) 80,54% ± 3,96
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
Kết quả cho thấy trong điều kiện nhiệt độ trung bình 26,75oC ± 2,24;
độ ẩm trung bình 80,54% ± 3,96, sức đẻ trứng của bọ xít mù xanh
C.lividipennis thay đổi qua các ngày với số trứng đẻ trung bình/ngày/trưởng thành cái là 4,92 ± 2,97 quả và biến động từ 0 - 13 quả. Số trứng đẻ trong suốt thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái giao động từ 43 - 72 quả. Với số trứng
đẻ trung bình trên mỗi trưởng thành cái 56,00 ± 7,44 quả.
Kết quả của chúng tôi về sức đẻ trứng của Bọ xít mù xanh nhỏ hơn so với sức đẻ trứng của Bọ xít mù xanh khi nuôi bằng trứng rầy nâu ở Ấn Độ, trung bình 147 trứng/ trưởng thành cái (Phophaly et al., 1978). Ở Trung Quốc, sức đẻ trứng của Bọ xít mù xanh khi nuôi bằng trứng rầy nâu và trứng rầy lưng trắng đạt khá cao, trung bình 247,6 ± 74,73 và 237,25 ± 18,62 quả/ trưởng thành cái. Trong khi đó nuôi bằng ấu trùng rầy nâu và rầy lưng trắng thì sức đẻ trứng của Bọ xít mù xanh giảm đi.(Chen et al., 1994)
3.3.4. Nhịp điệu đẻ trứng của Bọ xít mù xanh C.lividipennis
Nhịp điệu đẻ trứng của mỗi loài không giống nhau. Nhịp điệu đẻ nhanh hay chậm phụ thuộc vào đặc tính sinh học của loài. Để tìm hiểu về nhịp điệu cũng như tốc độđẻ trứng của loài Bọ xít mù xanh chúng tôi tiến hành theo dõi và thu được kết quả thể hiện trong bảng 3.6
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
Bảng 3.6: Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù xanh
C.lividipennis
Thời gian đẻ trứng Số trứng đẻ /ngày/TT cái
Ít nhất Nhiều nhất Trung bình Ngày thứ 1 0 3 1,27 ± 0,96 Ngày thứ 2 1 5 2,40 ± 1,18 Ngày thứ 3 2 6 4,00 ± 1,07 Ngày thứ 4 4 10 6,60 ± 1,76 Ngày thứ 5 6 13 8,73 ± 1,94 Ngày thứ 6 7 13 9,87 ± 1,73 Ngày thứ 7 4 12 7,80 ± 2,24 Ngày thứ 8 4 10 6,73 ± 1,83 Ngày thứ 9 3 6 4,53 ± 1,06 Ngày thứ 10 2 6 3,91 ± 1,30 Ngày thứ 11 0 4 1,71 ± 1,07 Ngày thứ 12 0 3 1,50 ± 1,29 Tổng 43 72 56,00 ± 7,44
Ghi chú: N= 15 cặp trưởng thành đực cái
Nhiệt độ trung bình: 26,75oC ± 2,24; độẩm trung bình: 80,54% ± 3,96
Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái trong suốt thời gian đẻ trứng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
Hình 3.12: Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù xanh
Qua bảng 3.6 và hình 3.12 thể hiện nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái bọ xít mù xanh cho thấy: trưởng thành cái sau vũ hóa 2 ngày bắt đầu
đẻ trứng; Trứng được đẻ rải rác và thời gian đẻ trứng kéo dài 12 ngày; Số
lượng trứng đẻ tăng dần qua các ngày và đạt số lượng đẻ tăng nhiều nhất vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, sau đó số trứng được đẻ/trưởng thành cái/ngày giảm dần cho đến khi trưởng thành cái chết sinh lý.
Kết quả của chúng tôi về nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành cái loài bọ xít mù xanh phù hợp với kết quả của Trần Quyết Tâm và công sự (2014) khi nuôi bọ xít mù xanh bằng trứng rầy nâu nhỏ.
3.3.5. Tỷ lệ trứng nở
Tỷ lệ trứng nở cũng là một trong các yếu tố quyết định đến số lượng của quần thể sinh vật trên đồng ruộng. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng số lượng của loài. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm sinh vật học của loài, tuổi của trưởng thành cái khi đẻ trứng, vị trí đẻ trứng,
điều kiện nhiệt độ, ẩm độ của môi trường. Tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ trứng nở của loài bọ xít mù xanh C.lividipennis trong phòng thí nghiệm và thu được kết quả thể hiện trong bảng 3.7
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Bảng 3.7: Tỷ lệ trứng nở bọ xít mù xanh C.lividipennis Đợt theo dõi Số lượng trứng/đợt theo dõi (quả) Số lượng trứng nở (quả) Tỷ lệ trứng nở (%) Nhiệt độ TB (oC) Ẩm độ TB (%) 26/8-5/9/2014 60 50 83,33 28,52 ± 0,99 84,30 ± 4,46 15/9-24/9/2014 53 48 90,57 27,77 ± 3,90 85,73 ± 4,05 09/10-18/10/2014 81 71 87,65 26,73 ± 1,48 79,57 ± 3,41 Trung bình 87,18 Ghi chú: - TB: Trung bình