L ời cam đ oan
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter - Nhóm rầy hại thân - Thiên địch nhóm rầy hại thân 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian thực hiện: Vụ mùa năm 2014 - Địa điểm: + Nam Trực - Nam Định + Chi cục Bảo vệ thực vật Nam Định 2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu - Vật liệu: + Giống lúa BC 15, TEJ vàng, BT kháng bạc lá, Bắc Thơm 7 được trồng phổ biến tại huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.
- Dụng cụ nghiên cứu: Ống nghiệm, đĩa petri, hộp nuôi sâu, hộp nuôi rầy, tủ nuôi rầy, kính lúp soi nổi, khay điều tra rầy, cồn, xô trồng lúa.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch của chúng. - Diễn biến số lượng nhóm rầy hại thân lúa và một số loài thiên địch phổ biến của chúng.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học bọ xít mù xanh (C. lividipennis ): Xác định vòng đời, thời gian phát dục các pha...
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Điều tra thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa
Tiến hành điều tra thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa trên các giống lúa TEJ vàng, BC15, BT kháng bạc lá, Bắc Thơm 7 theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.
Trên mỗi ruộng cốđịnh, tiến hành thu bắt toàn bộ thiên địch của nhóm rầy hại thân tại 10 điểm trên hai đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 10 khóm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
Tách bẹ lúa thu ngẫu nhiên 30 ổ trứng rầy và 30 cá thể rầy trưởng thành về tiếp tục theo dõi để xác định tỷ lệ bị ký sinh.
Các mẫu vật thu được ngâm cồn 70oC mang về bộ môn Côn trùng để định loại.
2.5.2. Điều tra diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa trên đồng ruộng
Áp dụng theo quy chuẩn ngành QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 71/2010/TT- BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010.
Điều tra định kỳ 7 ngày một lần trên các ruộng được lựa chọn cố định trong khu vực điều tra.
* Chọn khu vực điều tra
Dựa vào nguyên tắc chọn khu vực điều tra là cánh đồng đại diện cho các yếu tốđiều tra như: chân đất, địa hình, giống, mùa vụ ....
Khu vực được lựa chọn là cánh đồng thuộc xã Nam Toàn - huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định.
Chọn ruộng điều tra: Tiến hành điều tra trên các giống lúa được trồng phổ biến trong vụ mùa 2014 như Bắc Thơm 7, Bắc thơm kháng bạc lá, TEJ vàng, BC15.
* Chọn điểm điều tra
Trên mỗi ruộng điều tra chọn ngẫu nhiên 10 điểm điều tra nằm trên đường chéo góc của ruộng, mỗi điểm điều tra 10 khóm, điểm điều tra cách bờ 2m.
* Tiến hành điều tra
Điều tra bọ xít mù xanh: tại mỗi điểm điều tra sử dụng khay có kích thước 20 × 25 × 5cm bên trên có tráng một lớp dầu mỏng ở đáy. Mỗi điểm
điều tra 10 khóm. Tại mỗi khóm, đặt khay nghiêng 1 góc 45o, dùng tay đập 2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Điều tra rầy: Dùng khay có kích thước 20 × 25 × 5cm bên trên có tráng một lớp dầu mỏng ở đáy. Mỗi điểm điều tra 10 khóm. Tại mỗi khóm, đặt khay nghiêng 1 góc 45o, dùng tay đập 2 đập, đếm và phân tuổi số rầy rơi vào khay.
Điều tra thành phần các nhóm thiên địch khác của rầy: trên mỗi điểm
điều tra đếm thành phần và thu bắt thiên địch mang vềđịnh loài thành phần.
2.5.3. Một số đặc tính sinh vật học của bọ xít mù xanh trong phòng thí
nghiệm
Nhân nuôi vật mồi
Vật mồi được lựa chọn ở đây là loài rầy nâu. Thí nghiệm theo dõi khả
năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít mùa xanh tiến hành trên pha rầy non của rầy nâu. Chuẩn bị nguồn thức ăn cho rầy nâu: Sử dụng 20 gam hạt giống Bắc thơm cho một khay gieo mạ. Khi mạ được 1 tuần tuổi chuyển vào cốc giấy, cấy từ 1-2 dảnh/cốc. Khi mạđược 9 - 10 ngày tuổi tiến hành thả rầy nâu.
Thu bắt trưởng thành rầy nâu ngoài đồng ruộng, phân biệt đực cái và ghép cặp. Trưởng thành đực và cái sau khi được ghép đôi sẽđược nuôi trong cốc mạ 9-10 ngày tuổi được cách ly bằng ống chụp rầy. Hàng ngày theo dõi sự phát triển của cặp rầy. Trong thời gian ghép đôi nếu trưởng thành đực chết trước thì sẽ được thay thế bằng một trưởng thành đực khác. Khi phần bụng rầy cái bắt đầu to lên cứ sau 24 giờ, cặp rầy trưởng thành được tách ra khỏi cốc mạ cũ và chuyển sang cốc mạ mới. Tiến hành chuyển cốc mạ hàng ngày cho đến khi trưởng thành chết. Những cây lúa làm thức ăn sau khi thay được giữ lại, dùng để nhân nuôi lấy nguồn rầy non và trưởng thành làm thức ăn cho bọ xít mù xanh.
Nhân nuôi bọ xít mù xanh
Sử dụng các ống nghiệm có đường kính 1,5cm và cao 15cm để nuôi (ống nuôi) bọ xít mù xanh. Trong ống nuôi có để 2 dảnh mạđược quấn bông
ướt giữ ẩm ở phần gốc dảnh mạ. Thu bắt bọ xít trưởng thành ngoài đồng ruộng bằng vợt côn trùng hoặc ống hút. Số lượng cặp bọ xít trưởng thành ban đầu là 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
cặp/đợt thí nghiệm. Các cặp được nuôi riêng rẽ trong các ống nuôi có thức ăn là rầy nâu tuổi nhỏ. Sau 24h lại chuyển bọ xít vào ống nuôi mới để theo dõi và thu trứng bọ xít mù xanh.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và thời gian sống các pha bọ xít mù xanh * Nghiên cứu đặc điểm hình thái và theo dõi thời gian phát dục của pha trứng:
Trưởng thành đực và cái sau khi vũ hoá được ghép đôi và theo dõi. Trong thời gian ghép đôi nếu trưởng thành đực chết trước thì sẽđược thay thế
bằng một trưởng thành đực khác. Hàng ngày theo dõi hoạt động của trưởng thành đực và trưởng thành cái. Khi bụng trưởng thành cái to lên, tiến hành chuyển cặp trưởng thành sang ống nuôi mới. Cây lúa ở ống nuôi cũ sẽ được cắt và quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện trứng.
Khi quan sát hình thái pha trứng dùng kim nhỏ tách lớp biểu bì phía trên bẹ lá ra để quan sát trứng, sau đó chuyển trứng vào đĩa petri có lót giấy thấm và tiến hành đo kích thước của trứng (N= 30 trứng).
Đánh dấu ngày đầu tiên con cái đẻ trứng để tính thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái. Đếm số trứng đẻ hàng ngày của trưởng thành cái và tổng số đẻ. Theo dõi để xác định số trứng nở và trứng ung nhằm đánh giá tỷ lệ nở của trứng. (N>= 30).
Các quả trứng sau khi nở thành bọ xít non tuổi 1 được chuyển sang ống nuôi mới để theo dõi thời gian phát dục của pha ấu trùng.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và theo dõi thời gian phát dục của bọ xít non:
- Quan sát đặc điểm hình thái: Mỗi đợt thí nghiệm tiến hành đo kích thước của 30 cá thể bọ xít ở từng tuổi bằng thước đo côn trùng đểđo chiều dài và chiều rộng cơ thể.
- Theo dõi thời gian phát dục: tiến hành nuôi cá thể loài bọ xít mù xanh trong các ống nuôi với thức ăn là ấu trùng rầy nâu tuổi 2, tuổi 3. Hàng ngày cung cấp vật mồi, theo dõi thời gian sống của tuổi 1 đến khi lột xác sang tuổi 2. Tiếp tục theo dõi thời gian lột xác sang các tuổi cho đến khi lột xác thành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
trưởng thành. (N>= 30).
- Theo dõi tỷ lệ sống sót của các tuổi bọ xít non từ khi trứng nở tới khi lột xác hóa trưởng thành.
2.5.4. Thời gian phát dục các pha bọ xít mù xanh khi cung cấp mật độ vật mồi khác nhau (rầy nâu tuổi 2, tuổi 3) mồi khác nhau (rầy nâu tuổi 2, tuổi 3)
Thí nghiệm được tiến hành theo dõi thời gian phát dục bọ xít non các tuổi, thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành cái. Các cá thểđược nuôi riêng rẽ trong các ống nuôi. Với mỗi thí nghiệm sử dụng mật độ vật mồi là rầy nâu tuổi 2, tuổi 3 với 4 công thức
+ CT 1: 5 rầy non/ngày + CT 2: 10 rầy non/ngày + CT 3: 15 rầy non/ngày + CT 4: 20 rầy non/ngày
2.5.5. Xác định sức sinh sản của trưởng thành cái
Các cá thể bọ xít trưởng thành được phân biệt giới tính, xác định tỷ lệ đực cái và tiến hành ghép đôi, sau đó được đưa vào các ống nuôi, hàng ngày cung cấp thức ăn là rầy nâu tuổi 2, tuổi 3.
Theo dõi và đánh dấu ngày đẻ trứng đầu tiên và ngày kết thúc đẻ của mỗi cặp trưởng thành để xác định thời gian đẻ trứng con cái. Sau khi trưởng thành cái đã đẻ trứng, hàng ngày chuyển cặp bọ xít sang ống nuôi mới và tiến hành soi đếm số trứng trưởng thành cái đã đẻ ở ống nuôi cũ. Đếm số lượng trứng đẻ hàng ngày của từng cặp để xác định nhịp điệu đẻ trứng, đếm tổng số
trứng đẻ của mỗi trưởng thành cái, kết hợp với thời gian đẻ trứng để tính số
trứng đẻ trung bình/trưởng thành cái/ngày.
2.5.6. Xác định sức tiêu thụ vật mồi của các pha phát dục bọ xít mù xanh
Thí nghiệm theo dõi số lượng vật mồi tiêu thụ hàng ngày của bọ xít non các tuổi và trưởng thành đực, trưởng thành cái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
dụng loại vật mồi là ấu trùng rầy nâu tuổi 2, tuổi 3. Hàng ngày chuyển vật mồi cho các cá thể bọ xít với số lượng không hạn chế. Sau 24h đếm số lượng vật mồi còn lại để xác định sức tiêu thụ vật mồi của các pha phát dục. Thí nghiệm được theo dõi trong 3 ngày liên tiếp.
2.6. Công thức tính toán.
* Mức độ phổ biến của thiên địch bắt mồi ăn thịt.
Mức độ phổ biến của thiên địch bắt mồi ăn thịt được lượng hóa theo tần suất bắt gặp như sau: Mức độ bắt gặp (%) = Sốđiểm có thiên địch --- x100 Tổng sốđiểm điều tra - : Rất ít (<10% số lần bắt gặp) + : Ít (11-20% số lần bắt gặp) ++ : Trung bình (21-50% số lần bắt gặp) +++ : Nhiều (>51% số lần bắt gặp) * Mật độ rầy nâu - Mật độ rầy (con/m2) = Tổng số rầy/khay (---×sốkhóm/m2)×2 Tổng số khóm điều tra * Mật độ thiên địch - Mật độ thiên địch (con/m2) = Tổng số con /khay (---×số khóm/m2 ) Tổng số khóm điều tra
* Thời gian phát dục, kích thước từng pha của bọ xít mù xanh - Xtb =
X1 +X2 +…+Xn ---
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Trong đó: Xtb là giá trị trung bình của mỗi chỉ tiêu X1 ,X2 ,Xn: Giá trị từng chỉ tiêu của mỗi cá thể N: Tổng số cá thể thí nghiệm * Tỷ lệ trứng nở (%) Tỷ lệ trứng nở (%) = n X 100 N N :Là tổng số trứng theo dõi n: Là số trứng nở * Tỷ lệ sống sót (%) Tỷ lệ sống sót (%) = Số trưởng thành vũ hóa X 100 Tổng số cá thể theo dõi * Tỷ lệđực cái Tỷ lệđực/cái = Số cá thểđực Số cá thể cái * Khả năng đẻ trứng trung bình/trưởng thành cái
Trứng đẻ TB =
Tổng số trứng được đẻ ra
(trứng/TT cái) Tổng số trưởng thành cái theo dõi
* Khả năng tiêu thụ vật mồi:
Vật mồi tiêu thụ = Tổng số vật mồi bị ăn (vật mồi/con) Tổng số cá thể theo dõi
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được được xử lý dựa trên phần mềm Excel và IRRISTAT 4.0 với α = 0.05.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch phổ biến của chúng vụ mùa 2014 tại xã Nam Toàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định. vụ mùa 2014 tại xã Nam Toàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.
3.1.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa
Nhóm rầy hại thân lúa được xếp vào một trong những đối tượng hại nguy hiểm trên lúa. Chúng chủ yếu chích hút dịch ở thân lúa làm cây lúa bị
khô héo gây tổn thất năng suất nặng nề. Bên cạnh đó chúng còn là môi giới truyền bệnh vius lúa vàng lùn, lùn xoắn lá. Để xác định thành phần nhóm rầy hại thân lúa trong điều kiện vụ mùa 2014 tại xã Nam Toàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định, tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quảở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa 2014 tại xã Nam Toàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Mức độ phổ biến
1 Rầy nâu Nilaparvata lugens
(Stal) Delphacidae +++
2 Rầy lưng
trắng
Sogatella furcifera
(Horvath) Delphacidae +++
3 Rầy nâu nhỏ Laodelphax
striatellus (Fallén) Delphacidae + Ghi chú: + : Ít phổ biến(xuất hiện < 20%)
++ : Phổ biến trung bình (xuất hiện 20 – 50%) + ++ : Phổ biến nhiều (xuất hiện >50%)
Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy, thành phần nhóm rầy hại thân lúa tại xã Nam Toàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định trong vụ mùa năm 2014 xuất hiện 3 loài rầy đó là: rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ. Chúng đều thuộc họ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
loài có mức phổ biến cao, thiết lập quần thể lớn và phạm vi phân bố rộng. Tại Nam Định ghi nhận sự xuất hiện của loài rầy nâu nhỏ có mức độ xuất hiện ít hơn so với 2 loài rầy nâu và rầy lưng trắng.
3.1.2. Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa
Thiên địch của dịch hại nói chung, của sâu hại nói riêng là những thành viên không thể thiếu được trong các sinh quần tự nhiên cũng như sinh quần nông nghiệp. Theo thời gian, ngày càng tích lũy được nhiều dẫn liệu khoa học chứng minh vai trò quan trọng của thiên địch tự nhiên trong hạn chế số lượng sâu hại. Thiên địch giúp điều hòa số lượng chủng quần dịch hại, giữ dịch hại
ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế trong điều kiện áp lực dịch hại ở mức không quá cao và duy trì như những mắt xích trong mạng lưới dinh dưỡng. Mỗi loài sâu hại đều có một tập đoàn thiên địch của nó bao gồm các loài ong ký sinh, côn trùng bắt mồi và các loài vi sinh vật gây bệnh hại. Sự thiếu vắng kẻ thù tự
nhiên là một trong những yếu tố làm cho sâu hại gia tăng nhanh và dễ phát triển thành dịch. Để tìm hiểu về sự phong phú của tập đoàn thiên địch với nhóm rầy hại thân trong vụ mùa 2014 tại Nam Trực - Nam Định, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân và thu được kết quả như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Bảng 3.2. Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa 2014 tại xã Nam Toàn huyện Nam Trực tỉnh Nam Định
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ Họ phMổứ bic độến
1 Bọ cánh cộc nâu Paederus fuscipes Curt. Coleoptera Staphylinidae +++
2 Bọ ba khoang 4 chấm trắng Ophionea indica Thunbr. Coleoptera Carabidae +