Sau gần 6 năm hoạt động, PGD NHCSXH huyện Thới Lai với nhiều hoạt động thiết thực cùng với các chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường,… với tổng dư nợ hiện có là 6 tháng đầu năm 2013 là 140.350 triệu đồng. Trong đó thì cho vay hộ nghèo là 56.163 triệu đồng chiếm 40,02% trong tổng dư nợ. Qua đó có thể thấy chương trình cho vay hộ nghèo là một trong những chương trình được NHCSXH đặc biệt quan tâm và đặt lên hàng đầu, nhằm thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, phấn đấu hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất.
4.1.1.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Diễn biến cụ thể của doanh số cho vay theo thời hạn được thể hiện qua hình 4.1 và hình 4.2. Nhìn vào doanh số cho vay ta thấy, đồng vốn của ngân hàng ngày càng đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo, nhìn chung doanh số cho vay hộ nghèo có phần tăng giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay là 18.415 triệu đồng, năm 2011 là 6.855 triệu đồng và năm 2012 là 31.124 triệu đồng. Mức tăng doanh số cho vay ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng đáng kể 15,886 triệu đồng tương đương 118,63% so với 6 tháng đầu năm 2012 là 7.502 triệu đồng. Tuy doanh số cho vay nhìn chung qua từng năm có chiều hướng tăng nhưng cơ cấu cho vay ngắn hạn và trung hạn có những biến động không tương ứng có thể thấy doanh số cho vay chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu vốn khác nhau của các hộ qua từng năm. Để hiểu rõ hơn về tình hình doanh số cho vay, ta cùng tìm hiểu cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn.
Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng, hộ Loại tín dụng 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Số hộ Số tiền % Số hộ Số tiền % Số hộ Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 1.684 11.601 63 647 4.095 59,74 1.033 7.928 25,47 -7.506 -64,7 3.833 93,6
Trung hạn 989 6.814 37 408 2.760 40,26 2.722 23.196 74,26 -4.054 -59,5 20.436 740,4
Tổng 2.673 18.415 100 1.055 6.855 100 3.755 31.124 100 -11.560 -62,78 24.269 354,03
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: triệu đồng, hộ
Loại tín dụng
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
2011 2012 2013
Số hộ Số tiền % Số hộ Số tiền % Số hộ Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 647 4.095 59,74 615 4.539 60,5 349 3.139 19,78 444 10,84 -1.400 -30,84
Trung hạn 408 2.760 40,26 295 2.963 39,5 1.368 12.729 80,22 203 7,36 9.766 329,6
Tổng 1.055 6.855 100 1.010 7.502 100 1.717 15.868 100 647 9,44 8.366 118,63
Doanh số cho vay ngắn hạn:
Doanh số cho vay ngắn hạn trong 2 năm 2010 và 2011 chiếm một tỷ trọng tương đối cao so với với doanh số cho vay trung hạn, cụ thể ở năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn là 11.601 triệu đồng chiếm 63%, năm 2011 là 4.095 triệu đồng chiếm 59,74%, bước sang năm 2012 tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn so với trung hạn có phần giảm xuống ở mức 7.928 triệu đồng chiếm 25,47% trong tổng doanh số cho vay. Xét theo giai đoạn 6 tháng đầu năm thì mức doanh số cho vay ngắn hạn diễn biến tương đối đồng đều và tăng trưởng không chênh lệch nhiều so với trung hạn nhưng có một sự giảm rõ rệt ở 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 4.095 triệu đồng chiếm 59,74%, 6 tháng đầu năm 2012 là 4.539 triệu đồng chiếm 60,5% tăng 17,78% so với năm 6 tháng đầu năm 2011 và bắt đầu giảm ở 6 tháng đầu năm 2013 là 3.139 triệu đồng chiếm 19,78% giảm 1.400 triệu đồng tương đương 30,84%. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ nghèo trong những năm gần đây thấp như vậy do đây là đối tượng đặt biệt khó khăn của ngân hàng, nếu khoản thời gian cho vay quá ngắn thì họ sẽ không đủ thời gian để hoàn trả tiền lãi và nợ gốc lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, chương trình cho vay ngắn hạn của ngân hàng cũng góp phần cải thiện trong công tác xóa đói giảm nghèo giúp vốn kịp thời cho những hộ khó khăn, những hộ làm kinh tế mà có chu kỳ sản xuất ngắn như nông nghiệp, mua bán nhỏ,… mặc dù đây chỉ là những mức cho vay nhỏ nhưng nó cũng góp phần phân tán được rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Khác với DSCV ngắn hạn thì DSCV trung hạn tăng dần về mặt tỷ trọng qua từng năm. Nếu DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong những năm 2010 và năm 2012 thì DSCV trung hạn bắt đầu tăng lên ở năm 2012 và thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 mức tăng cao nhất chiếm 80.22% và đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tỷ trọng năm sau cao hơn năm trước một phần do tình hình kinh tế đã bắt đầu ổn định, các hộ nghèo khi đến hạn trả nợ và sau đó vay lại với số tiền nhiều hơn để có thể tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn trung hạn để cải tạo ruộng đất của các hộ nghèo ngày càng tăng lên, xen canh trồng cây lương thực và cây lúa ngày một nhiều, một số hộ tái nghèo có nhu cầu vay vốn để làm kinh tế thoát nghèo. Đồng thời khoảng thời gian trung hạn đối với các khoản vay đối với các hộ nghèo cũng làm giảm bớt đi áp lực trả nợ đối với các hộ dân, họ có khoản thời gian đầy đủ hơn để có thể tạo nguồn thu nhập cao hơn từ số vốn vay của mình.
4.1.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Ở lĩnh vực cho vay theo ngành kinh tế cũng chiếm một phần khá cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Có thể thấy việc cho vay các thành phần kinh tế cũng chiếm một phần quan trọng trong cho vay của ngân hàng. Do vậy sự biến động của ngành này sẽ ảnh hưởng nhiều đến tình hình cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó sự đóng góp của các ngành như chăn nuôi, trồng trọt, mua bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp cũng không nhỏ. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu phân tích về doanh số cho vay của các ngành này.
Ngành nông nghiệp
Nhìn chung doanh số cho vay theo ngành kinh tế không ngừng tăng qua từng năm. Trong tổng doanh số cho vay theo ngành thì ngành nông nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng rất cao (trung bình trên 85%) qua 3 năm. Do vậy sự biến động của ngành này sẽ ảnh hưởng nhiều đến tình hình cho vay của ngân hàng.
Do xuất phát từ một huyện nông thôn nên ngành nghề chủ yếu và chiếm đại đa số ở đây là làm về nông nghiệp. Nhìn chung mức cho vay cao nhất vẫn ở thời điểm 2012 đạt ở mức 29.854 triệu đồng. Xét ở thời điểm 6 tháng đầu năm các năm 2011, 2012, 2013 ta thấy có sự tăng trưởng về doanh số cho vay và tỷ trọng ở từng giai đoạn cũng có sự biến đổi đáng kể và mức tăng cao nhất là ở 6 tháng đầu năm 2013 với 6.376 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giảm qua từng năm một phần do biến động của tình hình kinh tế thế giới cũng như đã ảnh hưởng một phần đến các quyết định cho vay của ngân hàng. Lạm phát tăng cao, lãi suất không ngừng biến động. Bên cạnh đó Chính phủ đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ việc doanh số cho vay năm 2012 có phần giảm so với các năm một phần do tình hình kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi và từng bước được cải thiện. Vì vậy bước sang những năm kế tiếp thì doanh số cho vay đã tăng trưởng ổn định trở lại. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với ngành trồng trọt trong tổng doanh số cho vay của ngành nông nghiệp. Đó là do nhu cầu chăn nuôi của các hộ nghèo cao và hộ nghèo khi vay tiền của ngân hàng đa số là những trường hợp không có đất canh tác, hoặc không có điều kiện để sản xuất nông nghiệp. Do đó nguồn thu nhập chủ yếu của họ khi sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng là sử dụng cho việc chăn nuôi hoặc một số ít dùng để bổ sung nguồn vốn cho việc trồng các loại cây hoa màu xen canh với trồng lúa. Vì vậy doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp cao như vậy đã giúp cho hộ nghèo đủ vốn để sản xuất theo thời vụ, tăng năng xuất cây trồng, đa dạng hóa vật nuôi, nâng cao được mức sống của người dân.
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng, hộ Ngành 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Số hộ Số tiền % Số hộ Số tiền % Số hộ Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 2.458 17.035 92,45 977 6.383 93,12 3.595 29.854 95,92 -10.652 -62,53 23.471 367,71 + Trồng trọt 132 635 3,45 22 145 2,12 290 2.403 7,72 -490 -77,17 2.258 1.157,24 + Chăn nuôi 2.326 16.390 89 955 6.238 91 3.305 27.451 88,2 -10.152 -61,94 21.213 340.06 Buôn Bán 159 1.107 6,01 68 442 6,45 115 936 3,01 -665 -60,07 494 111,76 Tiểu thủ công 56 283 1,54 10 30 0,44 45 334 1,07 -253 -89,4 304 1.013,33 Tổng 2.673 18.415 100 1.055 6.855 100 3.755 31.124 100 -11.560 -62,78 24.269 354,03
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: triệu đồng, hộ
Ngành
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
2011 2012 2013
Số hộ Số tiền % Số hộ Số tiền % Số hộ Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 965 6.376 93,01 900 6.736 89,79 1.626 15.179 95,66 360 5,65 8.443 125,34 + Trồng trọt 26 138 2,01 42 419 5,59 56 422 2,66 281 203,62 3 0,72 + Chăn nuôi 939 6.238 91 858 6.317 84,2 1.570 14.757 93 79 1,27 8.440 133,61 Buôn Bán 72 424 6,19 86 607 8,09 93 556 3,5 183 43,16 -51 -8,4 Tiểu thủ công 18 55 0,8 24 159 2,12 52 133 0,84 104 189,09 -26 -15,72 Tổng 1.055 6.855 100 1,010 7,502 100 1.717 15.868 100 647 9,44 8.366 111,52
Buôn bán.
Ngành này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh số cho vay, qua 3 năm doanh số cho vay ở ngành này cũng có phần tăng giảm nhưng không có nhiều biến động. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 442 triệu đồng với 68 hộ vay, giảm 655 triệu đồng so với năm 2010 tương đương 60,07%. Năm 2012 doanh số cho vay bắt đầu tăng trưởng trở lại ở mức 115 hộ vay với mức cho vay là 936 triệu đồng. Có thể thấy doanh số cho vay ở ngành này không cao do nhu cầu mua bán chỉ thuận lợi chỉ tập trung ở các thị trấn mới có hiệu quả.
Tiểu thủ công nghiệp
Bên cạnh đó thì ngành tiểu thủ công nghiệp tỷ trọng hầu như thấp nhất trong tổng số cho vay. Do huyện Thới Lai là một huyện vùng sâu với ngành nghề truyền thống chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, việc sản xuất kinh doanh theo mô hình tiểu thủ công nghiệp chưa được phổ biến. Do đó nhu cầu vốn kinh doanh cho ngành ngày chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các ngành khác. Cụ thể:
Năm 2011/2010 giảm 253 triệu đồng tương đương giảm 89,4%.
Năm 2012/2011 bắt đầu tăng lên 304 triệu đồng tăng khá lớn so với các năm còn lại.
Xét theo giai đoạn 6 tháng đầu năm qua 3 năm 2011, 2012, 2013 thì tốc độ tăng trưởng của ngành tăng giảm nhưng không có biến động nhiều như ở năm 2012 mức cho vay là 159 triệu đồng tăng 104 triệu so với năm 2011 là 55 triệu, và sang năm 2013 thì mức cho vay có phần giảm xuống chỉ còn 133 triệu đồng giảm 26 triệu so với năm 2012. Qua đó ta có thể thấy trong công tác cho vay đối với những hộ thuộc ngành kinh doanh này, ngân hàng ngày càng chú trọng và tìm hiểu để có thể mở rộng cho vay cũng như góp vốn giúp họ có thể kiếm thêm thu nhập.