Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn mang đầy những rủi ro tiềm ẩn, vì vậy việc ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng trong khâu tín dụng là một việc làm hết sức cần thiết, để làm được điều này trước hết chúng ta cần hiểu được chất lượng tín dụng là gì? và những chỉ tiêu nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong ngân hàng.
2.1.5.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng được hiểu theo đúng nghĩa là vốn vay của ngân hàng được khách hàng sử dụng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ để tạo ra một số tiền lớn hơn vừa để hoàn trả ngân hàng cả gốc và lãi, trang trãi các chi phí khác có lợi (Nguyễn Minh Kiều, 2011).
2.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng
Chất lượng tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng và là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất, đặc biệt hơn đối với NHCSXH kinh doanh không nhằm mục tiêu lợi nhuận, trong đó thì tín dụng hộ nghèo chiếm phần đa số trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và luôn chứa đầy những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Do đó, đo lường chất lượng tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tùy theo mục đích phân tích mà có thể đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau (Nguyễn Đăng Dờn-Chủ biên, 2010).
a) Nhóm chỉ tiêu định tính
Nhóm chỉ tiêu này nhằm để đánh giá tình hình, chế độ, quy chế, thể lệ tín dụng của ngân hàng.
Khi vay vốn, ngân hàng phải tuân thủ ba nguyên tắc, đó là. - Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
- Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hóa tương đương.
- Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam kết. Ba nguyên tắc tín dụng trên đây hình thành từ một qui luật nội tại của tín dụng. Trên thực tế cho thấy, một khi cả ba nguyên tắc ấy, hoặc một trong ba nguyên tắc ấy bị coi nhẹ, hoặc quá nhấn mạnh nguyên tắc này tùy tiện với nguyên tắc kia sẽ sớm dẫn đến tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán. Khi xét đến chất lượng tín dụng thì chúng ta phải xem xét đến chất lượng tuân thủ nghiêm ngặt cả ba nguyên tắc cho vay trên.
b) Nhóm chỉ tiêu định lượng
- Tỷ lệ nợ dư nợ trên tổng nguồn vốn
Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, bằng ngược lại thì ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng.
- Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt.
Dư nợ Tổng nguồn vốn Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn = * 100 Dư nợ Vốn huy động Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy
- Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.
- Tỷ suất nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại.
Theo Quyết định số 71/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Từ ngày 27-07-2005, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ sẽ được gọi là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.