Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Thới Lai là một huyện vùng nông thôn của Thành phố Cần Thơ, vừa được chia tách từ huyện Cờ Đỏ cũ thành hai huyện là: huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ theo Nghị định số 12/NĐ-CP được công bố thành lập ngày 23 tháng 02 năm 2009. Về mặt địa giới hành chính của huyện như sau:
+ Phía Đông: giáp huyện Phong Điền và quận Ô Môn
+ Phía Tây: giáp huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) và tỉnh Kiên Giang + Phía Nam: giáp huyện Phong Điền (TP Cần Thơ) và tỉnh Hậu Giang + Phía Bắc: giáp huyện Cờ Đỏ và quận Ô Môn
- Diện tích đất của huyện khoảng 25.566,30 ha. Trong đó diện tích vườn là 1.849 ha (vườn cây ăn trái 1.142 ha, vườn tạp 707 ha). Ngành nghề chủ yếu của người dân nơi đây là trồng lúa, ước tính giá trị sản lượng bình quân trong năm là 316.792 tấn lúa, 17.670 tấn hoa màu và 15.609 tấn thủy sản.
- Toàn huyện có 12 xã và 1 thị trấn là: Định Môn, Trường Thành, Trường Thắng, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Đông Bình, Đông Thuận, Thới Tân, Thới Thạnh, Tân Thạnh, Xuân Thắng và Thị trấn Thới Lai. Trong tất cả các xã, thị trấn trên chưa có xã, thị trấn nào thuộc vùng khó khăn.
- Mạng lưới giao thông của huyện tương đối thuận lợi: hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lộ giới hiện nay đảm bảo xe ô tô lưu thông 08/13 xã thị trấn, số xã còn lại xe 2 bánh di chuyển khá thuận lợi. Mật độ dân số phân bố tương đối đều cho các xã với tổng số 28.651 hộ dân với 126.842 nhân khẩu, trong đó có 869 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ 3%).
- Thới Lai là huyện vùng nông thôn nên cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa. Lúa là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân. Tuy nhiên, do trình độ dân trí còn thấp cùng với khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất chưa thật sự hiện đại nên cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tính đến ngày 31/12/2012, tỷ lệ hộ nghèo xác định theo tiêu chí cũ của huyện còn khá cao 2.492 hộ (chiếm tỷ lệ với 8,48%).
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thới Lai.
Ngày 21/10/2009 Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thới Lai chính thức được chia tách từ Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cờ Đỏ theo quyết định số 47/QĐ-HĐQT được ký ngày 13/07/2009( PGD NHCSXH huyện Thới Lai).
3.1.2 Cơ cấu tổ chức PGD Ngân hàng CSXH huyện Thới Lai – Tp Cần Thơ
Cơ cấu hiện nay của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thới Lai được thể hiện ở hình 3.1.
Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHCSXH - CN huyện Thới Lai
(Nguồn: PGD Ngân hàng CSXH huyện Thới Lai)
- Ban Đại diện Hội đồng quản trị: gồm 10 thành viên là Phó chủ tịch UBND huyện và các Trưởng phó các ban ngành đoàn thể có trách nhiệm chỉ đạo điều hành, giám sát và kiểm tra tình hình hoạt động của Phòng Giao dịch.
- Phòng giao dịch có tất cả 09 cán bộ và 01 nhân viên bảo vệ bao gồm:
PH GIÁM ĐỐC TỔ KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ TỔ KẾ TOÁN NG N QU NH N VIÊN BẢO VỆ BĐD HĐQT NHCSXH HUYỆN THỚI LAI
+ Giám đốc: điều hành chung hoạt động của Phòng giao dịch.
+ Phó giám đốc: phụ trách hoạt động tổ Kế hoạch - nghiệp vụ, đồng thời tham mưu cho Giám đốc về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng của Phòng Giao dịch.
+ Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ: 01 tổ trưởng và 02 cán bộ tín dụng: đảm trách thực hiện các kế họach nghiệp vụ tín dụng căn cứ vào chỉ tiêu cấp trên giao, tổng hợp báo cáo và lập kế hoạch cho tháng, quí, năm.
+ Tổ Kế toán - Ngân quỹ: 01 trưởng kế toán, 02 kế toán viên và 01 nhân viên kiểm ngân: là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo trong việc quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán đúng với các chế độ qui định.
+ Nhân viên bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ tài sản và giữ gìn an toàn trật tự tại PGD.
3.2 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PGD NHCSXH HUYỆN THỚI LAI – TP CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Theo nghị định 78/2002/ NĐ - CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội về các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính Phủ phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thới Lai cũng thực hiện các chủ trương chính sách về vốn tín dụng ưu đãi và là địa chỉ đáng tin cậy để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả. Và khi muốn tiến hành phân tích tình hình hoạt động hỗ trợ vốn ta cần phải xem xét khái quát kết quả cho vay các chương trình tín dụng chính sách của ngân hàng.
3.2.1 Tình hình nguồn vốn
Trong hoạt động ngân hàng Chính sách Xã hội, nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà nó còn mang tính chất quyết định đến hoạt động hỗ trợ người nghèo an sinh xã hội. Do đó, ngân hàng Chính sách Xã hội phải làm sao cho nguồn vốn này hoạt động hiệu quả nhất.
Trong quá trình 6 năm hoạt động với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, các bộ ngành, nguồn vốn của NHCSXH huyện Thới Lai không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn
của tầng lớp dân nghèo. Diễn biến cụ thể của từng nguồn vốn qua các năm được trình bày ở bảng 3.1 và bảng 3.2.
3.2.1.1 Vốn Trung ương cấp
Đối với NHCSXH nói chung và PGD NHCSXH huyện Thới Lai nói riêng thì nguồn vốn do Trung ương cấp giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng và nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Nhằm thực hiện một số chương trình cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo, học sinh sinh viên, cho vay các hộ sản xuất kinh doanh,… do Trung Ương đề ra.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn Trung Ương chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Đa phần nguồn vốn không ngừng tăng qua từng năm, mức tăng năm sau so với năm trước ở khoảng 9%. Từ năm 2010 đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn khá đồng đều. Cụ thể nguồn vốn Trung ương cấp năm 2010 đạt trên 104.150 triệu đồng chiếm 96,7% năm 2011 là 117.093 triệu đồng tăng 9.705 triệu đồng tương đương với 9,04% so với năm 2010, năm 2012 đạt 128.693 triệu đồng (chiếm 95,19%) tăng 11.600 triệu so với năm trước mức tăng tương đương 9,91%.
Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn Trung Ương cũng không ngừng tăng lên 145.962 triệu đồng chiếm 94,9% trong tổng nguồn vốn, tăng 16,84% so với 6 tháng đầu năm 2012 ở mức 124.920 triệu đồng. Nhìn chung nguồn vốn Trung ương không ngừng tăng lên qua từng năm, có thể thấy Nhà nước đang rất quan tâm trong việc đầu tư cũng như hỗ trợ vốn cho ngân hàng, nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giúp những hộ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp cận được những ưu đãi từ ngân hàng, sớm vươn lên thoát nghèo và cải thiện cuộc sống tốt hơn.
3.2.1.2 Vốn huy động
NHCSXH cũng như những NHTM khác trên thị trường là đều thực hiện chức năng tín dụng “đi vay và cho vay” chỉ khác ở chỗ mục đích cuối cùng của NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục đích cuối cùng của việc cho vay là nhằm giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và giúp những hộ nghèo có điều kiện để vươn lên trong cuộc sống, vì vậy muốn nâng cao nguồn vốn huy động ngân hàng cần có các biện pháp thu hút nguồn vốn. Thông qua công tác huy động vốn, ngân hàng đã tập trung trong tay mình một phần nguồn vốn được vay từ thị trường, từ đó cung cấp lại cho các hộ nghèo, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua các năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 3.1 và bảng 3.2.
Thành phần kinh tế chủ yếu của NHCSXH là hộ nông dân, hoạt động trong việc sản xuất nông nghiệp là chính. Do đó, việc huy động nguồn vốn không khả quan như những NHTM khác trên địa bàn. Nguồn vốn huy động của NHCSXH Chi nhánh huyện Thới Lai chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn và chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong 3 năm gần đây tỷ trọng nguồn vốn của Ngân hàng có phần tăng giảm nhưng không chênh lệch nhiều. Cụ thể, năm 2010 vốn huy động được là 1.813 triệu đồng chiếm 1,64% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 nguồn vốn tăng lên ở mức 2.527 triệu đồng, tăng 714 triệu đồng tương đương tăng 39,38%. Nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng trong những năm tiếp theo, cụ thể năm 2012 vốn huy động tăng lên ở mức 4.270 triệu đồng tăng 1.743 triệu đồng so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 xu hướng gia tăng nguồn vốn huy động vẫn không ngừng tăng trưởng ở mức 4.920 triệu đồng, tăng 1.670 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011 và 2012 lần lượt là 2.110 triệu đồng và 3.250 triệu đồng.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng là chưa mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân một phần là do lãi suất huy động của ngân hàng thường thấp hơn so với các NHTM khác do ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên không thể thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền vào ngân hàng. Phần lớn các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm của Hội phụ nữ xã với các hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Điều này đã làm cho ngân hàng thiếu tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên thị trường, do đó nguồn vốn duy trì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là dựa vào nguồn vốn Trung ương cấp mà giảm dần sự linh hoạt trong công tác huy động vốn.
3.1.1.3 Vốn địa phương
Bên cạnh nguồn vốn huy động thì nguồn vốn địa phương của ngân hàng cũng chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn do ngân sách tỉnh, thành phố cấp cho những chương trình cho vay ưu đãi cho người nghèo do tỉnh, thành phố phát động. Nguồn vốn của NHCSXH - Chi nhánh huyện Thới Lai có phần tăng giảm qua từng năm nhưng nhìn chung tương đối ổn định. Năm 2010 đạt ở mức 1.847 triệu đồng chiếm 1,63% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 nguồn vốn địa phương giảm nhẹ ở mức 1.759 triệu đồng chiếm 1,45%, và bắt đầu tăng trở lại vào năm 2012 với mức 2.228 triệu đồng tăng 469 triệu đồng tăng 26,26%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn địa phương vẫn không biến động nhiều ở mức tăng 2.926 triệu đồng tăng 1.380 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 và tăng 1.366 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011.
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nguồn vốn trung ương 107.388 96,7 117.093 96,47 128.693 95,19 9.705 9,04 11.600 9,91
Nguồn vốn địa phương 1.847 1,66 1.759 1,45 2.228 1,65 -88 -4,76 469 26.66
Vốn huy động 1.813 1,64 2.527 2,08 4.270 3,16 714 39,38 1.743 68.98
Tổng nguồn vốn 111.048 100 121.379 100 135.191 100 10.331 9.30 13.812 11,38
Bảng 3.2: Cơ cấn nguồn vốn của ngân hàng 6 đầu năm 2011, 2012, 2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
2011 2012 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nguồn vốn trung ương 104.150 96,6 124.920 94,13 145.962 94,9 20.360 19,55 21.042 16,84
Nguồn vốn địa phương 1.560 1,45 1.546 1,16 2.926 1,9 -14 -0,9 1.380 89,26
Vốn huy động 2.110 1,96 3.250 2,45 4.920 3,2 1.140 54,03 1.670 51,38
Tổng nguồn vốn 107.820 100 132.716 100 153.808 100 24.896 23,09 21.092 15,89
3.2.2 Kết quả cho vay của ngân hàng qua các năm
Ngoài công tác huy động vốn thì việc cho vay cũng là một vấn đề rất quan trọng trên cơ sở cho vay đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao trong công tác đầu tư. Việc thu hồi các khoản nợ giúp cho Ngân hàng duy trì được nguồn vốn vay để tiếp tục hỗ trợ cho những hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn cần được giúp đỡ, xử lý nợ quá hạn nhằm đảm bảo hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Kết quả cho vay của ngân hàng qua các năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 3.3 và 3.4.
NHCSXH là một ngân hàng quốc doanh chính vì thế bên cạnh việc thực hiện giống như hoạt động của các NHTM khác thì ngân hàng còn thực hiện thêm những nhiệm vụ mà nhà nước giao phó, doanh số cho vay của NHCSXH Chi nhánh huyện Thới Lai chủ yếu là: cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay mua nhà trả chậm, cho vay học sinh sinh viên, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, dự án nhà 167, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay hỗ trợ nhà đối với người dân tộc khó khăn (QĐ74),… trong đó cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số cho vay.
Qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng có phần tăng giảm qua từng năm cụ thể ở năm 2010 doanh số cho vay đạt 40.875 triệu đồng nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống 27.638 triệu đồng giảm 13.237 triệu tương đương 32,38%. Bước sang năm 2012 tốc độ cho vay lại tăng lên đến 47.194 triệu đồng tăng 19.556 triệu so với năm 2011 tăng tương đương 70,76%, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay cũng không ngừng tăng cao so với 6 tháng đầu năm của hai năm 2011 và 2012. Cụ thể: 6 tháng đầu năm 2011 thì doanh số cho vay đạt mức 11.393 triệu đồng và tiếp tục tăng ở năm 2012 là 12.364 triệu đồng tăng 425 triệu đồng tương đương 3,36% và mức tăng cao nhất ở 6 tháng đầu năm 2013 là 32.713 triệu đồng tăng 20.349 triệu đồng so với năm 2012 ở mức 164,58%. Có thể thấy qui mô cho vay của ngân hàng ngày càng tăng, số vốn vay cung cấp đến các hộ ngày càng nhiều hơn. Tỷ trọng cho vay của năm sau cao hơn năm trước cho thấy tình hình kinh tế ngày càng ổn định, các dự án cho vay của ngân hàng có tính khả thi hơn, các hộ nghèo cũng như các đối tượng chính sách hoạt động ngày càng có hiệu quả, do đó ngân hàng không ngừng tăng nguồn vốn cho vay đến các hộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu phát triển kinh tế gia đình của các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Thới Lai.
Cùng với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng được ngân hàng đặt biệt quan tâm. Qua 3 năm ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng không ngừng
Bảng 3.3: Kết quả cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 40.875 27.638 47.194 -13.237 -32.38 19.556 70,76
Doanh số thu nợ 18.690 17.278 36.157 -1.412 -8.17 18.879 109.27
Dư nợ 108.773 119.133 130.356 10.360 9.52 11.223 9.42