Trong hoạt động ngân hàng Chính sách Xã hội, nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà nó còn mang tính chất quyết định đến hoạt động hỗ trợ người nghèo an sinh xã hội. Do đó, ngân hàng Chính sách Xã hội phải làm sao cho nguồn vốn này hoạt động hiệu quả nhất.
Trong quá trình 6 năm hoạt động với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, các bộ ngành, nguồn vốn của NHCSXH huyện Thới Lai không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn
của tầng lớp dân nghèo. Diễn biến cụ thể của từng nguồn vốn qua các năm được trình bày ở bảng 3.1 và bảng 3.2.
3.2.1.1 Vốn Trung ương cấp
Đối với NHCSXH nói chung và PGD NHCSXH huyện Thới Lai nói riêng thì nguồn vốn do Trung ương cấp giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng và nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Nhằm thực hiện một số chương trình cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo, học sinh sinh viên, cho vay các hộ sản xuất kinh doanh,… do Trung Ương đề ra.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn Trung Ương chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Đa phần nguồn vốn không ngừng tăng qua từng năm, mức tăng năm sau so với năm trước ở khoảng 9%. Từ năm 2010 đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn khá đồng đều. Cụ thể nguồn vốn Trung ương cấp năm 2010 đạt trên 104.150 triệu đồng chiếm 96,7% năm 2011 là 117.093 triệu đồng tăng 9.705 triệu đồng tương đương với 9,04% so với năm 2010, năm 2012 đạt 128.693 triệu đồng (chiếm 95,19%) tăng 11.600 triệu so với năm trước mức tăng tương đương 9,91%.
Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn Trung Ương cũng không ngừng tăng lên 145.962 triệu đồng chiếm 94,9% trong tổng nguồn vốn, tăng 16,84% so với 6 tháng đầu năm 2012 ở mức 124.920 triệu đồng. Nhìn chung nguồn vốn Trung ương không ngừng tăng lên qua từng năm, có thể thấy Nhà nước đang rất quan tâm trong việc đầu tư cũng như hỗ trợ vốn cho ngân hàng, nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giúp những hộ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp cận được những ưu đãi từ ngân hàng, sớm vươn lên thoát nghèo và cải thiện cuộc sống tốt hơn.
3.2.1.2 Vốn huy động
NHCSXH cũng như những NHTM khác trên thị trường là đều thực hiện chức năng tín dụng “đi vay và cho vay” chỉ khác ở chỗ mục đích cuối cùng của NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục đích cuối cùng của việc cho vay là nhằm giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và giúp những hộ nghèo có điều kiện để vươn lên trong cuộc sống, vì vậy muốn nâng cao nguồn vốn huy động ngân hàng cần có các biện pháp thu hút nguồn vốn. Thông qua công tác huy động vốn, ngân hàng đã tập trung trong tay mình một phần nguồn vốn được vay từ thị trường, từ đó cung cấp lại cho các hộ nghèo, cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua các năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 3.1 và bảng 3.2.
Thành phần kinh tế chủ yếu của NHCSXH là hộ nông dân, hoạt động trong việc sản xuất nông nghiệp là chính. Do đó, việc huy động nguồn vốn không khả quan như những NHTM khác trên địa bàn. Nguồn vốn huy động của NHCSXH Chi nhánh huyện Thới Lai chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn và chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong 3 năm gần đây tỷ trọng nguồn vốn của Ngân hàng có phần tăng giảm nhưng không chênh lệch nhiều. Cụ thể, năm 2010 vốn huy động được là 1.813 triệu đồng chiếm 1,64% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 nguồn vốn tăng lên ở mức 2.527 triệu đồng, tăng 714 triệu đồng tương đương tăng 39,38%. Nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng trong những năm tiếp theo, cụ thể năm 2012 vốn huy động tăng lên ở mức 4.270 triệu đồng tăng 1.743 triệu đồng so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 xu hướng gia tăng nguồn vốn huy động vẫn không ngừng tăng trưởng ở mức 4.920 triệu đồng, tăng 1.670 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011 và 2012 lần lượt là 2.110 triệu đồng và 3.250 triệu đồng.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng là chưa mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân một phần là do lãi suất huy động của ngân hàng thường thấp hơn so với các NHTM khác do ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên không thể thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền vào ngân hàng. Phần lớn các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm của Hội phụ nữ xã với các hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Điều này đã làm cho ngân hàng thiếu tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên thị trường, do đó nguồn vốn duy trì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là dựa vào nguồn vốn Trung ương cấp mà giảm dần sự linh hoạt trong công tác huy động vốn.
3.1.1.3 Vốn địa phương
Bên cạnh nguồn vốn huy động thì nguồn vốn địa phương của ngân hàng cũng chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn do ngân sách tỉnh, thành phố cấp cho những chương trình cho vay ưu đãi cho người nghèo do tỉnh, thành phố phát động. Nguồn vốn của NHCSXH - Chi nhánh huyện Thới Lai có phần tăng giảm qua từng năm nhưng nhìn chung tương đối ổn định. Năm 2010 đạt ở mức 1.847 triệu đồng chiếm 1,63% trong tổng nguồn vốn, năm 2011 nguồn vốn địa phương giảm nhẹ ở mức 1.759 triệu đồng chiếm 1,45%, và bắt đầu tăng trở lại vào năm 2012 với mức 2.228 triệu đồng tăng 469 triệu đồng tăng 26,26%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn địa phương vẫn không biến động nhiều ở mức tăng 2.926 triệu đồng tăng 1.380 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 và tăng 1.366 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011.
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nguồn vốn trung ương 107.388 96,7 117.093 96,47 128.693 95,19 9.705 9,04 11.600 9,91
Nguồn vốn địa phương 1.847 1,66 1.759 1,45 2.228 1,65 -88 -4,76 469 26.66
Vốn huy động 1.813 1,64 2.527 2,08 4.270 3,16 714 39,38 1.743 68.98
Tổng nguồn vốn 111.048 100 121.379 100 135.191 100 10.331 9.30 13.812 11,38
Bảng 3.2: Cơ cấn nguồn vốn của ngân hàng 6 đầu năm 2011, 2012, 2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch 2013/2012
2011 2012 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nguồn vốn trung ương 104.150 96,6 124.920 94,13 145.962 94,9 20.360 19,55 21.042 16,84
Nguồn vốn địa phương 1.560 1,45 1.546 1,16 2.926 1,9 -14 -0,9 1.380 89,26
Vốn huy động 2.110 1,96 3.250 2,45 4.920 3,2 1.140 54,03 1.670 51,38
Tổng nguồn vốn 107.820 100 132.716 100 153.808 100 24.896 23,09 21.092 15,89