Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh huyện thới lai thành phố cần thơ (Trang 78)

Hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng là một phạm vi kinh tế có liên quan chặt chẽ đến nhiều phạm trù kinh tế khác. Do tính tổng hợp và phức tạp của hoạt động tín dụng ở ngân hàng đặc biệt là NHCSXH việc nâng cao hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng là một vấn đề hết sức cần thiết. Thông qua việc phân tích về thực trạng tín dụng tại NHCSXH – Chi nhánh huyện Thới Lai ta có thể thấy trong những năm qua ngân hàng đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Cụ thể:

- Nguồn vốn không ngừng tăng qua từng năm. Cho thấy nhà nước đang rất quan tâm đến công tác xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho họ vươn lên thoát nghèo.

- Tình hình dư nợ hộ nghèo trong giai đoạn này cũng không ngừng tăng lên đáp ứng được một phần nào nhu cầu của các hộ dân trên địa bàn huyện.

- Công tác cho vay và thu nợ ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, nâng hệ số thu nợ đạt ở mức khá cao trung bình trên 90%.

- Tỷ lệ nợ xấu được ngân hàng kiểm soát và hạn chế và không ngừng giảm qua từng năm.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt làm được thì thực trạng tín dụng tại ngân hàng vẫn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng một phần nào trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.

- Hệ số thu nợ của ngân hàng tuy đang ở mức cao, tuy nhiên vẫn tồn tại nợ xấu, cơ cấu sử dụng vốn vay còn đơn điệu và chưa hợp lý. Doanh số cho vay của ngân hàng không ngừng tăng qua từng năm do đó ngân hàng càng nặng nề hơn trong công tác điều tra và quản lý các món vay của mình để thu nợ kịp thời và hạn chế nợ xấu. Tuy nhiên, mặc dù có những năm hệ số này đạt ở mức cao 95,9% năm 2011 và cũng có năm chỉ ở mức 71,49% năm 2010. Có thể thấy phần lớn khi nhận được khoản vay thì hầu hết hộ nghèo thường sử dụng trong công tác chăn nuôi và trồng trọt là chính, hàng năm chiếm trên 90% cho ngành này. Các ngành nghề dịch vụ và tiểu thủ công chưa nhiều chủ yếu chỉ chiếm dưới 5%, thiếu đi sự phối hợp tốt trong công tác chuyển giao kỹ thuật cho hộ nghèo, do đó chỉ cần có một biến động nhỏ trong ngành này sẽ

làm hệ số này biến động mạnh. Vì vậy cần tìm ra các biện pháp thiết thực để giúp cho hộ nghèo mở mang hiểu biết để có những hình thức kinh doanh phong phú hơn để tạo thêm thu nhập.

- Hệ số dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng tuy chiếm khá cao, có năm đạt đến 30,49 lần. Tuy nhiên trong đó nguồn vốn huy động của ngân hàng chỉ chiếm một phần khá nhỏ, trung bình cứ 30 đồng ngân hàng cho vay thì trong đó chỉ có 1 đồng vốn huy động chứng tỏ công tác huy động vốn từ dân cư của ngân hàng vẫn đang ở mức rất thấp vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của các khoản vay từ ngân hàng. Tuy dư nợ của ngân hàng có phần tăng qua các năm nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động chỉ tăng ở mức rất thấp. Do đó ngân hàng cần chú ý và đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng này về các hình thức nâng cao khả năng huy động vốn từ dân cư nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu vốn vay ngày càng cao của hộ nghèo.

- Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tuy có giảm nhưng vẫn đang ở mức đáng chú ý, trung bình hàng năm con số này vẫn ở mức khá cao trên 3% việc sử dụng nguồn vốn vay cho mục đích kinh doanh hợp lý còn rất hạn chế, việc đối diện với thiên tai mất mùa và những tác động từ yếu tố giá thị trường đã gây không ích khó khăn cho hộ vay từ đó làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chiếm một phần lớn trong cho vay hộ nghèo.

- Việc thực hiện qui trình tín dụng chưa đầy đủ, thông thường theo quy định tín dụng thì sau khi các hộ vay hoàn trả nợ vay, cán bộ tín dụng phải đánh giá hiệu quả tín dụng, phân loại tình trạng hộ vay để có rút kinh nghiệm cho những lần vay sau. Nhưng trên thực tế do khối lượng công việc nhiều, các cán bộ thường không làm như vậy và thường dựa vào bảng đánh giá tình trạng hộ vay của phòng LĐTBXH để có thể đưa ra quyết định cho vay, hoặc nếu có kiểm soát thì không hoàn toàn kiểm hết. Do đó dẫn đế tình trạng những khoản vay không đáp ứng được chất lượng và dẫn đến gia tăng tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng.

Thông qua việc phân tích về thực trạng tín dụng tại NHCSXH – Chi nhánh huyện Thới Lai, có thể thấy chi nhánh vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Do đó việc tìm một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo mang tính cấp thiết không chỉ riêng bản thân Ngân hàng mà còn liên quan đến công tác XĐGN của toàn Huyện Thới Lai.

5.2 GIẢI PHÁP N NG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VỚI HÌNH THỨC CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH – CHI NHÁNH HUYỆN THỚI LAI - TP CẦN THƠ

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đứng trước những nguy cơ rủi ro và tín dụng là một trong những lĩnh vực rủi ro cao nhất. Đối với các ngân hàng Việt Nam hoạt động tín dụng đang là lĩnh vực chiếm tỷ trọng khá cao nên việc đảm bảo tín dụng sẽ là vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy mà nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu và là một nhân tố quan trọng nhất để cạnh tranh và phát triển của mỗi ngân hàng. Thông qua việc phân tích thực trạng tín dụng tại NHCSXH – Chi nhánh huyện Thới Lai vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Để chất lượng tín dụng tại ngân hàng trong thời gian tới thực hiện hiệu quả thì ngân hàng cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây.

5.2.1. Trong công tác huy động vốn

Việc huy động vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, với tình hình hiện nay kinh doanh của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn Trung Ương là chính, nguồn vốn huy động tại địa phương tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng được những nhu cầu vốn cần thiết của người dân. Trong thực tế nguồn vốn nhàn rỗi trong bộ phận dân cư rất nhiều nhưng do tình hình chung cũng như lãi suất huy động tại NHCSXH tương đối thấp hơn so với những ngân hàng thương mại khác. Do đó ngân hàng cần có những biện pháp thiết thực nhằm tuyên truyền quảng bá đến người dân về những lợi ích mà gửi tiết kiệm tại NHCSXH mang lại để thu hút nguồn vốn từ họ.

Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: thay đổi trong tác phong làm việc, luôn coi khách hàng là thượng đế, đồng thời phải tạo lòng tin từ mọi người, vận dụng chính sách lãi suất linh hoạt nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ dân chúng. Đồng thời cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm tạo đều kiện cho người dân có thể dễ dàng trong việc đầu tư vốn của mình vào ngân hàng CSXH. Song song đó cũng nên cải cách các trang thiết bị ngân hàng theo hướng hiện đại nhằm quản lý và xử lý thông tin một cách nhanh chống, chính xác tạo được thiện cảm cũng như uy tín của ngân hàng.

Tập trung các nguồn vốn cân đối từ Trung ương, nguồn vốn huy động tại địa phương (chủ yếu là nguồn vốn ngân sách địa phương) đảm bảo chi tiêu đúng kế hoạch đề ra đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

5.2.2 Trong công tác cho vay và thu nợ

Đây là công tác quan trọng nhất quyết định đến chất luợng của các khoản tín dụng và sự tồn tại của ngân hàng. Do vậy muc tiêu của ngân hàng CSXH – Chi nhánh huyện Thới Lai không chỉ mở rộng doanh số cho vay mà phải thực hiện các khoản vay có hiệu quả.

- Gắn công tác cho vay vốn và dịch vụ sau đầu tư.

+ Trước khi cho hộ nghèo vay vốn phải nên tập huấn kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi của họ. Có thể tập huấn theo qui mô toàn xã hoặc từng ấp tùy theo điều kiện của từng vùng. Để người dân có thể hiểu rõ trong cách thức chăn nuôi cũng như chăm sóc cây trồng của mình một cách có hiệu quả nhằm tạo ra được năng suất ngày một cao.

+ Hiện nay một số sản phẩm của người nghèo sản xuất không đáp ứng đến nhu cầu của đa số người tiêu dùng. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẽ và đơn chiết do đó trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm ngày càng khó khăn, vì vậy chi nhánh cần kết hợp với ban ngành đoàn thể trong công tác hướng dẫn hộ vay trong việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi, bổ sung con giống,… nâng cao được sản phẩm ngày càng phong phú hơn. Góp phần thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.

5.2.3 Giải pháp thu hồi nợ quá hạn và xử lý nợ xấu

Có thể thấy nợ quá hạn là mối lo ngại nhất của Ngân hàng nhất là đối với NHCSXH. Vì vậy giải pháp xử lý và thu hồi nợ quá hạn là một nhiệm vụ hết sức cần thiết trong công tác tín dụng của Ngân hàng hiện nay.

+ Đối với những khoản nợ quá hạn khách hàng có thiện chí trả nợ do nhu cầu vốn đầu tư thêm trong thời gian ngắn nhưng thiếu vốn, ngân hàng có thể xem xét cho vay thêm nhưng không nên cho vay vượt quá chu kỳ sản xuất để có thể tạo điều kiện cho khách hàng có nguồn thu nhập để trả nợ cho Ngân hàng. Kiên quyết xử lý các trường hợp hộ vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả hoặc trễ nảy trong việc hoàn thành nghĩa vụ nợ của mình.

+ Xét duyệt chặt chẽ trước khi cho vay và định kỳ trả nợ linh hoạt, cán bộ tín dụng cần bám sát địa bàn, phân tích kỹ tình hình kinh tế của các hộ nhằm quyết định đúng mức cần thiết, khả năng trả nợ đúng hạn nhằm đạt đến mục tiêu chung của cả ngân hàng và hộ nghèo là sử dụng vốn. Do phần lớn các khoản vay của ngân hàng đều là những đối tượng lao động nghèo, chủ yếu là những công việc chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán, và các công việc làm thuê kiếm thêm thu nhập cho gia đình nên trong giờ làm việc hành chính do nhà nước quy định, họ thường xuyên đi làm vắng. Vì vậy muốn điều tra thẩm định

cho vay phải tranh thủ ngoài giờ. Do đó cán bộ tín dụng cũng phải hết sức tận tụy với công việc của mình mới có thể làm tốt được.

- Trong hoạt động của phòng xử lý nợ xấu

+ Thì cần thường xuyên rà soát lại những khoản nợ và phân loại chúng thành từng nhóm để có thể kịp thời xử lý các khoản nợ mà có khả năng trả nhưng không có thiện chí trả cho ngân hàng.

+ Tiến hành giao chỉ tiêu thu nợ cho từng Hội, tổ, đoàn thể,… đồng thời có thể có những hình thức khen thưởng động viên thậm chí bắt buộc mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhằm đảm bảo cho các khoản vay của tổ mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Việc xử lý nợ xấu là một vấn đề không hề đơn giản, nó không chỉ nằm ở khả năng của riêng bản thân của Ngân hàng mà còn liên quan đến sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể. UBND huyện Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,… vì vậy để nợ xấu được xử lý một cách hiệu quả thì chi nhánh cũng cần liên kết với các ban ngành đoàn thể địa phương để có thể điều tra cũng như quản lý các khoản cho vay của ngân hàng ngày càng chặt chẽ góp phần hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong công tác tín dụng của ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng ở mức tốt nhất.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Xét về phương diện lý luận thực tiễn, công cuộc xóa đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng và là một đòi hỏi bức xúc trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước. Tín dụng đối với người nghèo là một trong những yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích thực trạng tín dụng tại NHCSXH – Chi nhánh huyện Thới Lai, có thể nhận thấy rằng trong những năm qua thì chi nhánh đã thực hiện khá tốt trong việc cho vay hộ nghèo trên địa bàn huyện Thới Lai, tình hình dư nợ ngày càng tăng trưởng chứng tỏ ngân hàng đã tận dụng khá tốt nguồn vốn của mình để cho vay một cách hợp lý. Hệ số thu nợ luôn đạt ở mức cao cho thấy công tác nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng ngày càng được chú trọng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chỉ ở mức thấp và ngày càng giảm cho thấy ngân hàng đang rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng của mình.

Kết hợp với việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong khâu cho vay, thu hồi nợ và hạn chế nợ xấu trong ngân hàng đã góp phần nào đó giúp hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh đó, chi nhánh không chỉ dừng lại ở những gì đạt được mà phải phấn đấu hơn nữa để có thể khắc phục được những tồn tại thiếu sót trong hoạt động tín dụng của mình. Với phương châm hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. NHCSXH – Chi nhánh huyện Thới Lai đã trở thành một người bạn thân thiết và đồng hành với bà con trong công cuộc xóa đói và vươn lên thoát nghèo.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng CSXH Trung Ương

Ngân hàng CSXH Trung ương cần quan tâm đến lợi ích của các ngân hàng, xây dựng hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đủ mạnh về nguồn vốn, vững về bộ máy tổ chức quản lý, hiện đại về công nghệ, mạng lưới hoạt động rộng khắp, tập trung cao về mặt nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng CSXH.

Ngân hàng CSXH Trung ương cần tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với ngân hàng nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng, bảo đảm công tác quản lý nhà nước đối với ngành ngân hàng.

Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn dành cho hộ nghèo là rất quan trọng và thiết thực với họ. Vì vậy trong quá trình thực hiện, ngân hàng TW cần

tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình cho vay nhất là các đối tượng hộ nghèo.

Qua quá trình phân tích cho thấy mặc dù chương trình cho vay đối với hộ nghèo chiếm ưu thế trong tổng nguồn vốn cho vay. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ đối với những hộ nghèo đang thiếu vốn kinh doanh, vì vậy ngân hàng CSXH cần đa dạng hóa các hình thức cho vay, để người nghèo có thể lựa chọn những hình thức vay phù hợp với yêu cầu kinh doanh của họ. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… về việc quản lý hộ nghèo để giúp cho nguồn vốn vay được đảm bảo hơn.

Qua nghiên cứu cho thấy tình hình nợ xấu vẫn còn tồn tại trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thế nên để khắc phục những tình trạng đó và tránh thất thoát nguồn vốn cho ngân hàng thì cần thường xuyên cử cán bộ tín dụng kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Xem họ sử dụng vốn có hợp lý hay không, từ đó có thể đưa ra những giả pháp cần khắc

Một phần của tài liệu thực trạng cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh huyện thới lai thành phố cần thơ (Trang 78)