Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước và đề xuất giải pháp bảo vệ các vùng sinh thái dễ bị tổn thương tại tỉnh bắc giang (Trang 69 - 71)

a, Bảo tồn nguyên vị các khu bảo tồn

Tại khu vực tỉnh Bắc Giang có thể phân thành các KBT: KBT Cấm Sơn, KBT Khuôn Thần; KBT Suối Mỡ; KBT Vườn Cò Hiệp Hòa, tùy theo điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường và đặc điểm đa dạng sinh học của từng khu vực khác nhau mà đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp.

Ví dụ như Suối Mỡ hiện nay đã và đang thu hút được rất nhiều khách du lịch đến tham quan dưới hai hình thức là du lịch tâm linh và du lịch thắng cảnh. Suối Mỡ là một điểm đến quan trọng trong rất nhiều tour du lịch trong tỉnh cũng như tour du lịch liên tỉnh. Hiện tại, đã có dự án nhằm xác định khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ huyện Lục Nam, thành lập Ban quản lý khu rừng có đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hành để quản lý rừng, đất đai và đầu tư, phát triển du lịch. Kết hợp bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị lịch sử - văn hóa, các giá trịđa dạng sinh học trong khu vực với việc phát triển bền vững lịch sử - văn hóa, các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 giá trị đa dạng sinh học trong khu vực với việc phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường góp phần vào chiến lược bảo tồn các di tích văn hóa – lịch sử, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây là một hình thức khai thác và phát triển hệ sinh thái đất ngập nước cần được nhân rộng. Ngoài ra, những khu hệ sinh thái đa dạng và đặc chủng tự nhiên khác như rừng Cò ở Hiệp Hòa cũng là một nguồn lợi lớn nếu biết bảo vệ và khai thác bền vững.

Do vậy, việc thành lập các KBT như trên phù hợp với đặc điểm phân chia địa lý của khu đất ngập nước sẽđảm bảo và phát triển song song các mục đích.

- Bảo tồn ĐDSH của từng khu vực khác nhau.

- Bảo tồn cảnh quan địa lý, môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa. - Tạo điền kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học.

- Nơi tham quan học tập và du lịch sinh thái, bên cạnh đó tạo điều kiện để quản lý phù hợp.

b, Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn

Trong các kết quả phân tích trên các mẫu nước mặt tại một số hồ lớn ít chịu tác động của con người tuy chưa rõ ràng nhưng đã và đang có những ảnh hưởng nhất định từ các hoạt động khai thác tới chất lượng môi trường và hệ sinh thái của một số khu vực đất ngập nước thể hiện qua nồng độ vượt chuẩn của các chỉ tiêu (TSS,PO43-).

Hiện nay, khu vực địa lý xung quanh khu vực đất ngập nước chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp của nhân dân, nếu như diện tích này bị chuyển đổi mục đích thì cảnh quan môi trường sinh thái xung quanh sẽ bị thay đổi, chính vì thế để bảo vệ đa dạng sinh học khu vực đất ngập nước, biện pháp trước mắt và lâu dài là phải bảo vệđược cảnh quang vùng đệm xung quanh.

c, Phục hồi và khôi phục các loài, chủng loài của HST

* Phục hồi các loài và chủng quần Về cơ bản có ba cách như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 Chương trình đưa trả lại: Theo đánh giá, hiện biện pháp này chưa thực sự cần thiết vị một số loài đặc hữu trong HST đất ngập nước vẫn còn tồn tại mặc dù thưa thớt.

Chương trình đưa thêm: Hiện trạng ĐDSH của khu vực đã có một số loài bịđe dọa, do từ các tác động bởi quá trình chặt phá, khai thác không hợp lý của cư dân xung quanh, việc đưa thêm các cá thể sẽ tăng tính đa dạng.

Chương trình tạo chủng quần thể mới: Hiên nay, tại các khu vực đất ngập nước trên địa bàn tỉnh hầu như chưa có các biện pháp bảo tồn các loài hiện hữu.

* Phục hồi hệ sinh thái và cảnh quan

Hiện trạng khu vực các khu vực đất ngập nước đã bị một số loài xâm nhập thực vật như Mai dương (trinh nữ nâu) và động vật là Ốc bươu vàng. Để phục hồi đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực, cần có các biện pháp hữu hiệu để loại trừ hoặc quản lý các loài sinh vật ngoại lai này trước khi thực hiện các biện pháp phục hồi đa dạng sinh học và bảo vệđa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước và đề xuất giải pháp bảo vệ các vùng sinh thái dễ bị tổn thương tại tỉnh bắc giang (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)