Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước và đề xuất giải pháp bảo vệ các vùng sinh thái dễ bị tổn thương tại tỉnh bắc giang (Trang 30 - 36)

Số liệu thu được bao gồm các số liệu sơ cấp, thứ cấp được tổng hợp và vẽ các biểu đồ bằng phần mềm Excel.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện kinh tế tự nhiên xã hội

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21o07’ đến 21o37’ vĩđộ Bắc; từ 105o53’ đến 107o02’ kinh độ Đông. Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị trấn).

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.

Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch vềđộ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là ở các khu vực còn rừng tự nhiên.

Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như: Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tương, lạc...; thuận tiện để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn a, Khí hậu

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân ấm áp; mùa Thu khô, hanh.

Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% - 80%.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều trong thời gian các tháng từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng nước bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1.000 mm, 4 tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa Hè) và gió Đông Bắc (mùa Đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết khô lạnh, rét đậm, có sương muối vào mùa Đông. Ít xuất hiện gió Lào vào mùa Hè. Một số huyện miền núi có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ vào mùa mưa. Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao.

Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

b, Đặc điểm thủy văn

Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, cụ thể tài nguyên nước trên các sông như sau:

Sông Cầu: Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m3, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m3. Hiện tại trên hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng 170 công trình chủ yếu là hồ, đập để phục vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.

Sông Thương: Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là sông Hóa, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m3, trên sông Thương đã xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang, một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn, trữ lượng nước khoảng 307 triệu m3; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m3; hồ Hố Cao, trữ lượng khoảng 1,735 triệu m3; hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,49 triệu m3 và hồ Suối Mỡ, trữ lượng khoảng 2,024 triệu m3…

Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng 0,33 tỷ m3/năm, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Sản xuất công nghiệp

Năm 2014 các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thiết yếu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ổn định; một số dự án đầu tư mới đi vào sản xuất đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 17,9%, trong đó khu vực quốc doanh tăng 3,4%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 11,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,2% so với năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 giá trị sản xuất chiếm khoảng 2,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần đưa giá trị sản xuất (giá thực tế) ước đạt 47.210 tỷđồng, bằng 101,7% kế hoạch, tăng 21,7% so với năm 2013; trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 32.070 tỷ đồng, tăng 26,4%; khu vực quốc doanh đạt 4.120 tỷ đồng, tăng 5,4%, khu vực ngoài quốc doanh đạt 11.020 tỷđồng tăng 15,9%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu trong sản xuất công nghiệp chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng dần công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm ngành công nghiệp khai thác. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến ước đạt 44.740 tỷ đồng, chiếm 94,8%, công nghiệp sản xuất, phân phối điện đạt 2.100 tỷ đồng, chiếm 4,5%, ngành công nghiệp khai thác đạt 135 tỷđồng, chiếm 0,3% tổng giá trị sản xuất.

Sản xuất ngoài quốc doanh tại các huyện, thành phố vượt kế hoạch đề ra, giá trị sản xuất theo giá thực tế ước đạt 9.025 tỷđồng đạt 112,5% kế hoạch, tăng 14%; sản xuất ngoài quốc doanh tại các khu công nghiệp đạt 1.990 tỷđồng, tăng 25% so với năm 2013.

3.1.2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất trong nhiều năm qua; giá trị sản xuất theo giá thực tếước đạt 23.370 tỷđồng.

- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 176.485 ha, bằng năm 2013. Năng suất lúa bình quân ước đạt 55,3 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 660 nghìn tấn, bằng 103,1% kế hoạch, tăng 5,7% so cùng kỳ. Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng diện tích các loại cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế.

Vụ vải thiều được mùa, sản lượng đạt trên 190.000 tấn quả tươi, tăng 60.000 tấn so với năm 2013. Trong năm 2014 do làm tốt công tác chuẩn bị, chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng của tỉnh và các tỉnh bạn nên việc tiêu thụ vải thiều năm 2014 diễn ra thuận lợi. Tổng doanh thu từ vải thiều và các hoạt động phụ trợ ước đạt 2.300 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.

- Về chăn nuôi: Những tháng đầu năm chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh, giá bán thấp nên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 tốc độ tái đàn chậm. Những tháng cuối năm, giá bán các sản phẩm chăn nuôi đã tăng và ổn định, người nông dân được khuyến khích đẩy nhanh tốc độ tái đàn gắn với làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh do vậy đàn vật nuôi có xu hướng tăng. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 210 nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm 2013. Việc phát triển sản phẩm “gà đồi Yên Thế” tiếp tục được quan tâm chỉđạo; đã phê duyệt dự án “mô hình thí điểm chuỗi liên kết chăn nuôi - giết mổ, chế biến - tiêu thụ gà đồi Yên Thế”; hiện nay, sản phẩm đang được tiêu thụ khá tốt tại thị trường trong nước, nhất là thị trường Hà Nội.

- Về sản xuất lâm nghiệp:Địa phương đã huy động các nguồn lực trong dân và các doanh nghiệp cho trồng, bảo vệ và phát triển rừng nên kết quả các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt kế hoạch đề ra. Đã hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu gỗ tập trung tại các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động và Yên Thế.

- Về sản xuất thủy sản: Cơ bản phát triển ổn định, diện tích nuôi duy trì trên 12 nghìn ha, sản lượng khai thác ước đạt 30 nghìn tấn bằng 100% kế hoạch, tăng 1,7% so với năm 2013.

Công tác dồn điền đổi thửa và triển khai xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu tiếp tục được quan tâm chỉđạo và người dân tích cực hưởng ứng; ước hết năm 2014 thực hiện dồn điền, đổi thửa, giao đất được 4.780 ha, đạt 224% kế hoạch. Đã có 68 cánh đồng mẫu, trong đó 23 cánh đồng vụ Xuân, 45 cánh đồng vụ Mùa; vụ Đông đang triển khai thực hiện xây dựng 28 cánh đồng mẫu. Qua theo dõi đánh giá, sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 20%, nhiều cánh đồng cho giá trị tăng trên 50% so với sản xuất đại trà.

3.2. Hiện trạng các vùng đất ngập nước trên địa bàn tỉnh

Theo công ước Ramsar, đất ngập nước được định nghĩa là “Các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước, bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng biển với độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp”. Xét theo tiêu chí trên, các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 hồ chứa, các hệ thống sông, đất trồng lúa và nuôi trồng thủy sản là những dạng hệ sinh thái đất ngập nước cần phải quan tâm.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước và đề xuất giải pháp bảo vệ các vùng sinh thái dễ bị tổn thương tại tỉnh bắc giang (Trang 30 - 36)