Phân bố hệ sinh thái đất ngập nước dựa trên diện tích nuô

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước và đề xuất giải pháp bảo vệ các vùng sinh thái dễ bị tổn thương tại tỉnh bắc giang (Trang 38 - 39)

sn và canh tác lúa

Canh tác lúa nước là một hình thức sản xuất nông nghiệp ở những vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới trên cơ sở đặc tính phát triển của cây lúa, tạo nên các vùng đất ngập nước nhân tạo. Cùng với hoạt động canh tác lúa, những vùng đất ngập nước được xây dựng từ nhu cầu sản xuất nuôi trồng thủy hải sản với đặc thù về khả năng tích trữ các chất dinh dưỡng, chính là cơ sở cung cấp thức ăn cho các loài động thực vật dưới nước và đã được khai thác cho hoạt động sản xuất nông nghiệp từ rất lâu đời. Những vùng nước mặt này tùy vào quy mô của hoạt động sản xuất có thể trải rộng từ vài chục đến vài trăm ha, tạo nên những khu hệ sinh thái đất ngập nước nhân tạo.

Bảng 3.1 thể hiện diện tích các dạng đất ngập nước đang được khai thác với mục đích trồng lúa và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Diện tích nuôi trồng thủy sản lớn thường tập trung ở các huyện Việt Yên, Tân Yên, Yên Thế (900-1.200 ha). Các huyện Yên Dũng, Lạng Giang Hiệp Hòa, Lục Nam có tổng diện tích canh tác lúa lớn nhất trên địa bàn tỉnh (khoảng 9.000 – 11.000 ha). Việc trồng lúa nước chủ yếu tiến hành trong một hoặc hai vụđểđáp ứng nhu cầu lương thực của người dân địa phương. Lục Ngạn và Sơn Động là 2 huyện có tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản và trồng lúa ít nhất. Theo kết quảđiều tra, nuôi trồng thủy sản và canh tác lúa là 2 hoạt động mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh. Về quy mô, hoạt động canh tác lúa thường có diện tích trong khoảng 0,1-0,8 ha/hộ. Năng suất trung bình vào khoảng 2 tạ/sào. Với việc khai thác nước mặt cho các mục đích nuôi trồng thủy sản và trồng lúa, thì đây là một nguồn ô nhiễm rất có khả năng sẽ gây ra tác động đến chất lượng môi trường, đặc biệt là một số khu vực có diện tích lớn trên địa bàn tỉnh như các huyện Việt Yên, Lục Nam...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Bảng 3.1. Diện tích đất trồng lúa và diện tích nuôi trồng thủy sản ở các huyện

Huyện

Tổng

diện tích đất nông nghiệp

Diện tích trồng lúa Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha ha Ha Hiệp Hòa 12.296 9.754 614 Lạng Giang 13.718 9.661 660 Lục Nam 45.890 10.736 110 Lục Ngạn 28.847 5.313 104 Sơn Động 10.951 2.945 45 Tân Yên 12.941 8.211 897 TP Bắc Giang 5.832 4.042 544.8 Việt Yên 10.625 7.615 1.150 Yên Dũng 12.534 9.202 778 Yên Thế 24.442 6.554 1.003

[Nguồn: Niên giám thống kê 2013]

Với dạng đất ngập nước được hình thành dựa trên hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và canh tác lúa, qua số liệu tổng hợp, có thể thấy phân bố tập trung chủ yếu tại các huyện đồng bằng với diện tích nuôi trồng thủy sản và canh tác lúa rất lớn. Tuy nhiên, một số huyện miền núi như Lạng Giang, Yên Thế, Lục Nam và Yên Dũng cũng có quy mô sản xuất lớn, do đó diện tích các vùng đất ngập nước nhân tạo này cũng chiếm phần trăm khá lớn.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước và đề xuất giải pháp bảo vệ các vùng sinh thái dễ bị tổn thương tại tỉnh bắc giang (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)