Bắc Giang là một tỉnh miền núi Bắc Bộ với 10 đơn vị hành chính huyện thị. Ngoài rất nhiều các ao, hồ, suối, khe, ngòi lớn nhỏ phân bố rải rác ở khắp các vùng, với lợi thếđồi núi, toàn tỉnh cũng đã xây dựng được khá nhiều công trình thủy lợi hồ chứa lớn để tưới và tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hình thành các hệ thống thủy nông như: Cầu Sơn - Cấm Sơn, các hồ đập trung thủy nông như hồ Suối Nứa, hồ Khuôn Thần, hồ Làng Thum vv... và khoảng 121 trạm bơm tưới tiêu và 254 hồ đập lớn nhỏ các loại, nhiều phai đập tạm, 248 km đê trung ương và địa phương. Chính vì vậy, hồ chứa có thể coi như là một dạng đất ngập nước phổ biến, điển hình và đặc trưng của tỉnh với đầy đủ các chức năng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 của hệ sinh thái đất ngập nước và lưu trữ các giá trị cao về đa dạng sinh học. Do đó, những dữ liệu về phân bố, diện tích các dạng đất ngập nước nhân tạo này là cơ sở thông tin quan trọng để dựa vào đó chúng ta có thể tìm kiếm và khư trú được những vùng trọng điểm với diện tích đất ngập nước lớn, kết hợp với hiện trạng quản lý khai thác tài nguyên nước của các hồ chứa, những vùng đất ngập nước “dễ bị tổn thương” sẽđược xác định.
Theo số liệu tổng hợp về các hồ chứa lớn tổng cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng trên 400 hồ chứa trong đó, có khoảng 370 hồ chứa có dung tích nhỏ hơn 500.000 m3 và 38 hồ chứa có dung tích lớn hơn 500.000 m3. Số lượng và diện tích dựa trên phân loại theo dung tích với 2 dạng hồ chứa: lớn hơn 500.000 m3 và nhỏ hơn 500.000 m3.
[Nguồn:Tài liệu thứ cấp và điều tra]
Hình 3.1. Sự phân bố các hồ chứa trên địa bàn tỉnh
Các dạng đất ngập nước nhân tạo hồ chứa tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, đặc biệt 3 huyện ở vùng núi cao: Lục Ngạn, Yên Thế và Sơn Động là những nơi có nhiều hồ chứa nhất.
a, Các hồ có dung tích nhỏ hơn 500.000 m3:
Hình 3.2 thể hiện sự số lượng, phân bố của các hồ có dung tích nhỏ hơn 500.000 m3. Các hồ nhỏ này nằm rải rác tại các huyện Lục Nam, Sơn Động, Yên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Thế, Yên Dũng và Lục Ngạn. Lục Ngạn, Sơn Động và Yên Thế là 3 huyện có nhiều hồ chứa, trong đó số lượng tập trung nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn 163, Yên Thế có 128 hồ và huyện Sơn Động có khoảng hơn 64 hồ. Dung tích trung bình của các hồ vào khoảng 240.000 m3. Các hồở Yên Thế và Lục Nam có dung tích khá đồng đều, khoảng trên dưới 100.000 m3. Lục Ngạn và Sơn Động, số lượng hồ rất nhiều và dung tích cũng tương đối khác nhau, thay đổi trong khoảng 100.000 – 500.000 m3…
[Nguồn:Tài liệu thứ cấp và điều tra]
Hình 3.2. Số lượng, phân bố các hồ địa bàn tỉnh (dung tích < 500,000 m3)
b, Các hồ có dung tích lớn hơn 500.000 m3:
Có tất cả 38 hồ chứa dung tích lớn hơn 500.000 m3
(Bảng 3.2).Các hồ chứa dung tích lớn hơn 500.000 m3 nằm tập trung tại các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động và Yên Thế, số lượng hồ nhiều nhất thuộc về 3 huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế (10 hồ). Huyện Sơn Động có 6 hồ và Lạng Giang có 1 hồ. Ở Lục Ngạn và Yên Thế có một số hồ có dung tích cực lớn, đặc biệt ở Lục Ngạn có 2 hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần có dung tích khoảng 25.000.000 m3 (Cấm Sơn) và 16.000.000 m3 (Khuôn Thần). Ở Lục Nam có hồ Suối Nứa với dung tích trên 6.000.000 m3. Ở Yên Thế có hồ Đá Ong, Suối Cấy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 và Cầu Rễđều có dung tích rất lớn trên 5.000.000 m3. Ngoài ra, các hồ còn lại có dung tích khá tương đồng, tập trung trong khoảng 2.500.000 m3. (Hình 3.3)
[Nguồn:Tài liệu thứ cấp và điều tra]
Hình 3.3. Số lượng, phân bố các hồ địa bàn tỉnh (dung tích >500,000 m3)
Khu vực Hồ Cấm Sơn: Hồ Cấm Sơn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp các huyện Lạng Giang, TP. Bắc Giang, Lục Nam và Lục Ngạn, đồng thời là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của TP. Bắc Giang. Tại các xã xung quanh hồ như Cấm Sơn, Tân Sơn, Phong Vân, HộĐáp và Sơn Hải có diện tích rừng trồng khá lớn, với 7.054,4 ha.
Hồ Khuôn Thần: có diện tích 140 ha và có 5 đảo đều được trồng thông. Xung quanh hồ là một vùng núi thấp bao bọc, với diện tích 2.283 ha, rừng tự nhiên chiếm 300 ha.
Suối Mỡ: có diện tích 70 ha (tính cả diện tích đất ngập nước khi đập ngăn nước hoàn thành), chiếm 5,8% tổng diện tích khu vực rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ, đất ngập nước phân bố tập trung ở giữa khu vực (hồ Hố Chuối, Suối Mỡ và các khe suối nhỏ trong khu vực). Suối Mỡ nằm trong một quần thể du lịch quan trọng ở vùng Đông Bắc nước ta. Hiện nay Quốc lộ 293 đang được xây dựng vành đai du lịch từ Thành phố Bắc Giang - Suối Mỡ - Đồi Thông và Tây Yên Tử.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Ngoài ra, Suối Mỡ có thể kết nối với Tây Yên Tử và Côn Sơn - Kiếp Bạc. Như vậy, Suối Mỡ là một trong những tâm điểm của quần thể du lịch quan trọng này.
Hình 3.4. Hồ Cấm Sơn – Huyện Lục Ngạn
Hình 3.5. Hồ Khuôn Thần – Huyện Lục Ngạn
Có thể thấy, chỉ ở những vùng miền núi trên địa bàn tỉnh mới có sự xuất hiện của dạng đất ngập nước nhân tạo hồ chứa. Trong 7 huyện miền núi, 4 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế là những khu vực có nhiều hồ chứa với diện tích đất ngập nước lớn nhất. Tất cả các hồđã được xây dựng và tồn tại trong khoảng 20-40 năm trở lại đây. Đặc biệt, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế có những vùng đất ngập nước hồ chứa rất lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
Bảng 3.2. Thống kê các hồ có dung tích lớn hơn 500,000 m3
STT Tên hồ Huyện Dung tích (x106 m3)
1 Hồ Cao Lạng Giang 1,735
2 Suối Nứa Lục Nam 6,277
3 Suối Mỡ Lục Nam 2,024
4 Chùa Ông Lục Nam 1,4
5 Ba Bãi Lục Nam 1,25
6 Cửa Cốc Lục Nam 1,32
7 Khe Ráy Lục Nam 1,42
8 Khoang Song Lục Nam 1,31
9 Khe Cát Lục Nam 1,48 10 Đá Cóc Lục Nam 1,05 11 Hồ Va Lục Nam 0,95 12 Đá Mài Lục Ngan 1,475 13 Hàm Rồng Lục Ngan 1,16 14 Cấm Sơn Lục Ngạn 24,97 15 Khuôn Thần Lục Ngạn 16,1 16 Làng Thum Lục Ngạn 8,335 17 Cây Đa Lục Ngạn 2,49 18 Trại Muối Lục Ngạn 1,761 19 Đồng Cốc Lục Ngạn 2,053 20 Dộc Bấu Lục Ngạn 1,071 21 Bầu Lầy Lục Ngạn 2,664 22 Khe Sàng Lục Ngạn 1,456 23 Khe Đặng Sơn Động 1,354 24 Khe Chão Sơn Động 1,287 25 Khuôn Thắm Sơn Động 1,01 26 Khe Hắng Sơn Động 2,24 27 Khe Áng Sơn Động 0,5 28 Hồ Lân Sơn Động 0,5 29 Cầu Rễ Yên Thế 5,4 30 Suối Cấy Yên Thế 5,2 31 Đá Ong Yên Thế 6.71 32 Ngạc Hai Yên Thế 1,596 33 Chùa Sừng Yên Thế 1,146 34 Hồ Cầu Cháy Yên Thế 0,82 35 Hồ Cầu Cài Yên Thế 0,79
36 Hồ Suôí Ven Yên Thế 0,8
37 Hồ Chồng Chềnh Yên Thế 0,635
38 Hồ Hồng Lĩnh Yên Thế 0,543
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37