Hiện trạng đa dạng sinh học tại các vùng ngập nước trên địa

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước và đề xuất giải pháp bảo vệ các vùng sinh thái dễ bị tổn thương tại tỉnh bắc giang (Trang 45 - 55)

3.2.4.1. Động vật nổi trên địa bàn tỉnh

Kết quảđiều tra đánh giá các khu vực đất ngập nước trên địa tỉnh đã xác định được 65 loài và nhóm loài động vật nổi thuộc nhóm giáp xác chân chèo Copepoda

(19 loài), râu ngành Cladocera (26 loài), Trùng bánh xe Rotatoria (13 loài), các nhóm khác bao gồm Giáp xác chân khác Amphipoda (4 loài); Giáp xác chân đều Isopoda và Giáp xác Tnaidacea mỗi nhóm có 1 loài. Tôm con, cá con và ấu trùng côn trùng (3 loài). Tại hệ thống các sông, suối đã xác định được 52 loài, trong khi tại khu vực đầm, ao, hồ xác định được 43 loài động vật nổi. Đa số động vật nổi là những loài hay gặp trong các thuỷ vực tự nhiên ít bị tác động bởi các hoạt động của con người, trừ nhóm Trùng bánh xe là nhóm chỉ thị cho thuỷ vực phú dưỡng (nhiễm bẩn hữu cơ) xuất hiện nhiều trong các ao nuôi cá. Trong khi tại sông, suối nhóm này xuất hiện với thành phần và mật độ không cao (Bảng PL1).

- Mật độđộng vật nổi:

Đặc điểm mật độ động vật nổi tại các ao, hồ cao hơn tại sông, suối, dao động từ 132 con/m3 đến 10.308 con/m3. Mật độ động vật nổi chủ yếu do các nhóm Giáp xác Chân chèo và nhóm Râu ngành quyết định. Đối với nhóm Copepoda, mật độ dao động từ 86 con/m3đến 5.322 con/m3; nhóm Cladocera có mật độ từ 32 con/m3đến 5.467 con/m3.

Các nhóm khác gồm trùng bánh xe và ấu trùng côn trùng có mật độ không đáng kể, dao động từ 32 con/m3 đến 154 con/m3 (Rotatoria); các nhóm ấu trùng từ 6 con/m3đến 28 con/m3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Bảng 3.3. Mật độ động vật nổi tại một số khu vực của tỉnh

Điểm Tổng số

MẬT ĐỘNG VẬT NỔI (Con/m3)

Copepoda Cladocera Rotatoria ATCT

SL % SL % SL % SL % 1 132 86 65,15 46 34,85 0 0 2 272 208 76,47 32 11,76 32 11,76 0 3 2594 1454 56,05 1112 42,87 0 28 1,08 4 192 112 58,33 74 38,54 0 6 3,13 5 10308 5322 51,63 4986 48,37 0 0 6 4197 2905 69,22 1138 27,11 154 3,67 0 7 9583 4116 42,95 5467 57,05 0 0

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010] Ghi chú: 1. Sông Lục Nam; 2. Sông Thương; 3. Sông Cầu; 4. Hồ Khuôn Thần; 5. Hồ Cấm Sơn; 6. Ao Tự Lạn (Hiệp Hòa); 7. Ao Thái Sơn (Việt Yên).

3.2.4.2. Đa dạng sinh học thực vật nổi

Số liệu điều tra, thu thập cho thấy vào 2 mùa (mùa mưa và mùa khô), đã xác định được 116 loài tảo gồm 14 bộ, 23 họ, 43 chi thuộc 5 ngành Cyanophyta, Dinophyta, Heterokontophyta, Euglenophyta và Chlorophyta, danh lục thành phần loài được trình bày ởBảng PL2.

Các loại thực vật phù du trong các hệ sinh thái đất ngập nước ở Bắc Giang có độ đa dạng khá cao với rất nhiều loài. Trong 5 ngành nghiên cứu, xét về đa dạng họ thì đa dạng nhất là ngành Euglenophyta với mức độ 23 loài, tiếp theo là ngành Chlorophyta: 6,22; ngành Heterokontophyta: 3,86; ngành Cyanophyta: 2,00; thấp nhất là ngành Dinophyta: 1,00.

Trong thành phần loài tảo đã xác định được thấy xuất hiện một số loài thuộc các chi Nitzschia (Nitzschia pungens), Chaetoceros (Chaetoceros peruvianus, Chaetoceros curvisetus), Ceratium (Ceratium macroceros), Peridinium (Peridinium granifomite) là các loài tảo độc khi phát triển mạnh có thể gây ô nhiễm nước. Tuy số lượng loài và mật độ không cao nhưng cũng phản ánh khả năng ô nhiễm hữu cơ của thuỷ vực và ảnh hưởng đến nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Bên cạnh đó, trong thành phần loài ở một số hồ cũng thấy xuất hiện các loài chỉ thị cho môi trường giàu dinh dưỡng hữu cơ Scenedesmus oboquis, S. bicaudatus, Euglena spp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi vùng nghiên cứu

Tên khoa học SuHồối Cấy Hồ Cầu Cháy Hồ Cấm Sơn Hồ Khuôn Thần Hồ Đá Ong Hồ Cao Hồ Khe Đặng Hồ Làng Thum Hồ Suối Nứa Hồ Rừng (Hiệp Hòa) Hồ Cây Đa

NGÀNH TẢO LAM : CYANOPHYTA Lớp Chroococcaceae

Bộ Chroococcales 2 3 2 2 1 2 1 2

Bộ Nostocales 5 6 2 5 3 3 4 3 4 4 4

NGÀNH TẢO SILIC : BACILLARIOPHYTA Lớp Centridae Bộ Discinales 15 18 9 16 14 2 2 2 2 9 3 Lớp Pennatae Bộ Araphinales 17 20 6 11 10 7 6 6 5 11 11 NGÀNH TẢO LỤC: CHLOROPHYTA Lớp Chlorophyceae Bộ Chlorococcales 3 7 2 3 3 2 3 4 5 9 Bộ Zygnematales Họ Zygnemataceae 1 1 2 2 2 2 1 1 1 2 Bộ Vovocales 1 1 2 1 1

NGÀNH TẢO GIÁP PYRROPHYTA Lớp Phytomastigophorea Bộ Dinoflagellida 4 4 1 1 2 NGÀNH TẢO MẮT: EUGLENOPHYTA Lớp Euglenophyceae Bộ Euglenales 1 1 1 2 2 Tổng số 46 58 21 38 31 21 19 18 16 32 38

[Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường 2014] 3.2.4.3. Động vật đáy và các nhóm côn trùng nước

Các nhóm động vật đáy xác định được 40 loài động vật đáy thuộc các nhóm Giáp xác mười chân Decapoda: Tôm (Decapoa Macrura), Cua (Decapoa Brachyura), Thân mềm (Mollusca). Trong đó nhóm Thân mềm bao gồm các loài ốc phân bố chủ yếu trong các đầm lầy, ao và ruộng trũng. Tại khu vực nước chảy mạnh, các nhóm động vật đáy phân bố không nhiều và mật độ cũng không cao. Khi phỏng vấn một số người dân trong vùng, được biết số lượng Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) trong vùng có khá nhiều. Ốc bươu vàng là một trong những tác nhân gây thiệt hại lớn cho mùa màng trong khu vực, nhất là khi chúng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 lây lan ra các vùng trồng lúa trong mùa nước lụt. Các nhóm Tôm, Cua, Ốc khai thác không nhiều, chủ yếu phục vụ tại chỗ. (Bảng PL3)

Bước đầu xác định được các nhóm Côn trùng nước có 17 họ thuộc 7 bộ bao gồm các bộ Phù du Ephmeroptera, Cánh úp Plecoptera, Chuồn chuồn Odonata, Cánh lông Tricoptera, Cánh cứng Coleoptera, Hai cánh Diptera, Cánh vảy

Lepidoptera. Đa số các nhóm côn trùng nước là những nhóm sống trong thuỷ vực tự nhiên nước chảy tự nhiên chưa bịảnh hưởng bởi các hoạt động của con người. Tại các ao nuôi hầu như không bắt gặp các nhóm này. Tại sông, suối xác định được 17 loài; tại các hồ, ao xác định được 6 loài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5. Các nhóm côn trùng tại các khu vực đất ngập nước tỉnh

TT Tên phổ thông Tên khoa học Sông, suối Ao hồ, đầm

Bộ Phù du Ephemeroptera 1 Baetidae + 2 Heptageniidae + + Bộ Cánh úp Plecoptera 3 Perlidae + 4 Noctonectidae + + 5 Naucoridae + 6 Gerridae +

Bộ Chuồn chuồn Odonata

7 Gomphidae + + 8 Coenagrionidae + + 9 Aeshinidae + Bộ Cánh lông Trichoptera 10 Leptoceridae + 11 Hydroptilidae + Bộ Cánh cứng Coleoptera 12 Dytiscidae + + 13 Hydraenidae + Bộ Hai cánh Diptera 14 Chironomidae + 15 Simulidae + + 16 Culicidae + Bộ Cánh vảy Lepidoptera 17 Pyralidae +

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

3.2.4.4. Hiện trạng và sự đa dạng về số lượng, thành phần, đặc điểm và sự phân bố các loài động vật có xương tại các khu vực đất ngập nước

a. Chim

* Đa dạng thành phần loài

Kết quả nghiên cứu đã thống kê được ở Bắc Giang có 210 loài chim thuộc 49 họ, 15 bộ. So với tổng số loài chim hiện biết ở Việt Nam, số lượng chim của tỉnh Bắc Giang chiếm 78,95% tổng số bộ, 60,49% tổng số họ và 24,19% tổng số loài chim của Việt Nam.

Bảng 3.6. So sánh số lượng chim của tỉnh Bắc Giang so với Việt Nam

Việt Nam Bắc Giang Tỉ lệ Bắc Giang/Việt Nam

Số bộ 19 15 78,95

Số họ 81 49 60,49

Số loài 868 210 24,19

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010]

Danh sách các loài chim đã xác định được ở Bắc Giang có ởBảng PL4.

Trong số các bộ chim ở Bắc Giang, bộ Sẻ Passeriformes phong phú, đa dạng nhất với 114 loài (chiếm 54,29% tổng số loài), 69 giống (chiếm 49,64% tổng số giống), 25 họ (51,02% tổng số họ). Như vậy số lượng loài thuộc bộ Sẻ chiếm hơn một nửa số lượng chim của tỉnh Bắc Giang.

Trong số 14 bộ chim còn lại, bộ Sả và bộ Gõ kiến cũng khá đa dạng: bộ Sả (Coraciiformes) có 14 loài (6,67%), bộ Gõ kiến (Piciformes) 13 loài (6,19%). Các bộ Cắt (Falconiformes), Bồ câu (Columbiformes) và Cu cu (Cuculiformes) mỗi bộ có 10 loài (4,67%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Bảng 3.7. Tổng hợp số lượng các họ, giống và loài ở các Bộ chim

TT Tên khoa học Tên phổ thông Họ Giống Loài

SL % SL % SL % 1 Ciconiformes Bộ Hạc 1 2,04 6 4,32 7 3,33 2 Anserridae Bộ Ngỗng 1 2,04 1 0,72 1 0,48 3 Falconiformes Bộ Cắt 2 4,08 8 5,76 10 4,76 4 Galliformes Bộ gà 1 2,04 7 5,04 8 3,81 5 Gruiformes Bộ Sếu 2 4,08 2 1,44 2 0,95 6 Charadriiformes Bộ Rẽ 2 4,08 3 2,16 7 3,33 7 Columbiformes Bộ Bồ câu 1 2,04 6 4,32 10 4,76 8 Psittaciformes Bộ Vẹt 1 2,04 1 0,72 2 0,95 9 Cuculiformes Bộ Cu cu 1 2,04 8 5,76 10 4,76 10 Strigiformes Bộ Cú 3 6,12 6 4,32 9 4,29 11 Apodiformes Bộ Yến 1 2,04 2 1,44 2 0,95 12 Trogoniformes Bộ Nuốc 1 2,04 1 0,72 1 0,48 13 Coraciiformes Bộ Sả 5 10,20 10 7,19 14 6,67 14 Piciformes Bộ Gõ kiến 2 4,08 9 6,47 13 6,19 15 Passeriformes Bộ Sẻ 25 51,02 69 49,64 114 54,29 Tổng số 49 139 210

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010] * Về phân bố của các loài chim

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010]

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 Phân bố của các loài chim theo địa hình trong tỉnh Bắc Giang được chia thành 3 vùng là vùng rừng núi, vùng đồi, trung du và cùng đồng bằng. Hình 3.6

thể hiện sự phân bố của các loài chim ở các khu vực

Vùng đồng bằng: đã xác định có 51 loài chim (chiếm 24,29% tổng số loài) có phân bố ở khu vực đồng bằng, trong đó chủ yếu là các loài trong bộ Sẻ như Chèo bẻo Dicrurus macrocerus, Sẻ Passer montanus, Chim sâu Dicaeum, Rẻ quạt họng Rhipidura albicollis, giống chim chích Orthotomus, Phylloscopus, Bách thanh Lanius schach... một số loài chim nước như các loài trong họ Diệc Ardeidae, họ Choi choi Charadriidae, họ Bồ câu Columbidae và họ Cu cu Cuculidae.

Vùng trung du: Đây là khu vực tiếp giáp với vùng rừng núi, chủ yếu là trồng các loài cây ăn quả. Sự tác động của con người ở đây khá lớn nên thành phần loài chim có sự biến động. Có 92 loài (chiếm 43,81% số loài chim của tỉnh) phân bố ở khu vực trung du của tỉnh Bắc Giang, trong đó cũng chủ yếu là các loài thuộc bộ Sẻ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của nhiều loài thuộc họ Cu cu (Cuculidae) như Chèo chẹo Hierococcyx, Bắt cô trói cột Cuculus micropterus, Tìm vịt xanh Chrysococcyx maculatus, Phướn Phaenicophaeus tristis... Các loài trong họ Cú mèo Strigidae và họ Cú lợn Tytonidae.

Vùng rừng núi: Với đặc điểm của khu vực này là diện tích rừng tự nhiên có tỉ lệ che phủ khá cao, địa hình phức tạp; đặc biệt là trong đó có khu bảo tồn được bảo vệ nghiêm ngặt, ít chịu tác động của con người nên thành phần loài ở đây khá phong phú. Đây là khu vực chiếm đại đa số các loài Chim trong toàn tỉnh với 154 loài (chiếm 73,33% tổng số loài). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Lưỡng cư, bò sát

* Đa dạng thành phần loài: đã xác định được ở tỉnh Bắc Giang 102 loài Lưỡng cư, Bò sát thuộc 73 giống, 26 họ(Bảng PL5)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Bảng 3.8. Số lượng các nhóm Lưỡng cư, Bò sát ở Bắc Giang

TT Nhóm Họ Giống Loài SL % SL % SL % 1 Lưỡng cư 9 34,62 27 36,99 42 41,18 2 Thằn lằn 7 26,92 12 16,44 17 16,67 3 Rắn 6 23,08 27 36,99 34 33,33 4 Rùa 4 15,38 7 9,59 9 8,82 Tổng 26 73 102

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010]

Sựđa dạng ở các nhóm Lưỡng cư, Bò sát như sau:

- Đa dạng nhất là nhóm Lưỡng cư với 42 loài (chiếm 41,18% tổng số loài) thuộc 27 giống (26,99% số giống), 9 họ (34,62% số họ). Đáng chú ý là ngoài bộ Không đuôi Anura (40 loài) còn gặp cảđại diện của bộ Có đuôi Caudata (1 loài) và bộ Không chân Apoda (1 loài).

- Tiếp đến là nhóm Rắn có 34 loài (33,33%) thuộc 27 giống (36,99%), 6 họ (23,08%). Trong đó họ Rắn nước Colubridae nhiều nhất với 24 loài, họ Rắn hổ Elapidae có 4 loài, họ Rắn lục Viperidae có 3 loài. Các họ khác chỉ có 1 loài.

- Đối với Thằn lằn, đã ghi nhận được 17 loài (16,67%) thuộc 12 giống (16,44%), 7 họ. Họ có nhiều loài nhất là Thằn lằn bóng Scincidae (5 loài), họ Tắc kè Gekkonidae (4 loài) và họ Nhông Agamidae (3 loài). Đáng chú ý có một số loài hiếm gặp như Thằn lằn cá sấu Shinisaurus crocodilurus và Thạch sùng mí bốn vạch Goniurosaurius lichtenfelderi cũng được ghi nhận ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

- Nhóm Rùa có 9 loài (8,82%) thuộc 7 giống (9,59%), 4 họ (15,38%). Trong đó họ Rùa thường Emydidae có 4 loài, họ Rùa núi Testudinidae có 2 loài, các họ Rùa đầu to Platysternidae và họ Ba ba mỗi họ có 1 loài.

* Về phân bố của các nhóm Lưỡng cư, Bò sát:

Theo các khu vực đồng bằng, trung du và miền núi, số lượng các loài Lưỡng cư, Bò sát ở các vùng có sự khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Bảng 3.9. Số lượng các loài Lưỡng cư, Bò sát theo khu vực đồng bằng, trung du và miền núi ở tỉnh Bắc Giang

TT Nhóm ĐV Đồng bằng Trung du Miền núi

SL % SL % SL %

1 Lưỡng cư 14 33,33 10 23,81 28 66,67

2 Bò sát 13 21,67 25 41,67 53 88,33

Tổng 27 26,47 35 34,31 81 79,41

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010]

Khu vực đồng bằng có 27 loài (26,47% tổng số loài LCBS), gồm 14 loài Lưỡng cư và 13 loài Bò sát. Vùng trung du có 35 loài (34,31% tổng số loài), trong đó có 10 loài Lưỡng cư và 25 loài Bò sát. Khu vực miền núi đa dạng nhất với 81 loài (79,41% số loài), trong đó bò sát có 53 loài và lưỡng cư có 28 loài.

Như vậy, số lượng các loài Lưỡng cư, Bò sát ở Bắc Giang tăng dần từ khu vực đồng bằng đến trung du và miền núi. Điều này thể hiện rõ sự thích nghi của các loài Lưỡng cư, Bò sát với cảnh quan đa dạng và các điều kiện sống phù hợp ở các vùng miền núi, nhất là các loài Bò sát.

c. Cá

* Đa dạng thành phần loài

Kết quả nghiên cứu đã thống kê được 69 loài cá thuộc 20 họ, 7 bộ ở tỉnh Bắc Giang. Danh sách các loài Bảng PL6

Vềđặc trưng thành phần loài: trong các bộ cá ở tỉnh Bắc Giang, bộ cá Chép đa dạng nhất với 37 loài (chiếm 53,62% tổng số loài) thuộc 29 giống (chiếm 37% tổng số giống). Tiếp đến là bộ cá Vược và bộ cá Nheo đều có 12 loài (chiếm 17,39%) thuộc 9 giống (16,67%). Tuy nhiên, xét về họ thì bộ cá Vược đa dạng nhất với 7 họ (chiếm 35% tổng số họ cá ở Bắc Giang).

Kém đa dạng nhất thuộc về các bộ cá Thát lát, bộ cá Nhái chỉ có 1 giống, 1 loài (1,85% tổng số giống và 1,45% tổng số loài). Bộ cá Mang liền có 2 giống thuộc 2 loài (chiếm 3,7% tổng sốn giống và 2,90% tổng số loài). Bộ cá Trích có 3 giống (5,56% tổng số giống), 4 loài (5,8% tổng số loài).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Bảng 3.10. Số lượng loài trong các bộ Cá ở tỉnh Bắc Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Tên khoa học Tên phổ thông Họ Giống Loài

SL % SL % SL % I Osteolossiformes Bộ cá Thát lát 1 5,00 1 1,85 1 1,45 II Clupeiformes Bộ cá Trích 2 10,00 3 5,56 4 5,80 III Cypriniformes Bộ cá Chép 3 15,00 29 53,70 37 53,62 IV Siluriformes Bộ cá Nheo 4 20,00 9 16,67 12 17,39 V Beloniformes Bộ cá Nhái 1 5,00 1 1,85 1 1,45 VI Synbranchiformes Bộ Mang liền 2 10,00 2 3,70 2 2,90 VII Perciformes Bộ cá Vược 7 35,00 9 16,67 12 17,39

Tổng 20 54 69

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010] * Đặc điểm phân bố các loài cá ở Bắc Giang theo các hệ sinh thái thủy vực

- Các loài cá sống trong ao, hồ, mương, ruộng

Có 15 loài (chiếm 21,74% số loài cá) gặp ở hệ thống ao, hồ, mương, ruộng lúa nước ở khu vực đồng bằng, gồm các loài cá nuôi và cá tự nhiên. Các loài thường gặp ở đây gồm: cá Chép (Cyprinus carpio), cá Diếc (Carassius auratus), cá Trắm (Ctenopharyngodon idella), cá Quả (Channa striata), lươn (Monopterus albus), Chạch bùn (Misgurnus anguillicaulatus), Cá Mè trắng (Hypophthalmichthysmolitrix), Cá Rô đồng (Anabas testudineus), cá Đòng dong (Puntiussemifasciolatus)...

- Các loài cá sống ở sông

Ở hệ thống các sông lớn thuộc khu vực đồng bằng, trung du, miền núi gặp số lượng loài nhiều nhất với 50 loài (chiếm 72,46% số loài cá). Trong đó có nhiều loài phổ biến, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: cá Mương (Hemiculter leucisculus), cá Chày mắt đỏ (Squaliobarbus curriculus), cá Chày đất (Spinibarbus hollandi), cá Ngão (Culterflavipinnis)...

- Các loài sống ở hệ thống khe suối nhỏ: các vùng miền núi có 28 loài (40,58% số loài cá). Trong đó một số loài thường gặp gồm có cá Rô mo (Coreoperca whiteheadi), cá Nhọ chảo (Sarcocheilichthys parvus), cá Cháo

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước và đề xuất giải pháp bảo vệ các vùng sinh thái dễ bị tổn thương tại tỉnh bắc giang (Trang 45 - 55)