So sánh số lượng chim của tỉnh Bắc Giang so với Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước và đề xuất giải pháp bảo vệ các vùng sinh thái dễ bị tổn thương tại tỉnh bắc giang (Trang 49)

Việt Nam Bắc Giang Tỉ lệ Bắc Giang/Việt Nam

Số bộ 19 15 78,95

Số họ 81 49 60,49

Số loài 868 210 24,19

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010]

Danh sách các loài chim đã xác định được ở Bắc Giang có ởBảng PL4.

Trong số các bộ chim ở Bắc Giang, bộ Sẻ Passeriformes phong phú, đa dạng nhất với 114 loài (chiếm 54,29% tổng số loài), 69 giống (chiếm 49,64% tổng số giống), 25 họ (51,02% tổng số họ). Như vậy số lượng loài thuộc bộ Sẻ chiếm hơn một nửa số lượng chim của tỉnh Bắc Giang.

Trong số 14 bộ chim còn lại, bộ Sả và bộ Gõ kiến cũng khá đa dạng: bộ Sả (Coraciiformes) có 14 loài (6,67%), bộ Gõ kiến (Piciformes) 13 loài (6,19%). Các bộ Cắt (Falconiformes), Bồ câu (Columbiformes) và Cu cu (Cuculiformes) mỗi bộ có 10 loài (4,67%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Bảng 3.7. Tổng hợp số lượng các họ, giống và loài ở các Bộ chim

TT Tên khoa học Tên phổ thông Họ Giống Loài

SL % SL % SL % 1 Ciconiformes Bộ Hạc 1 2,04 6 4,32 7 3,33 2 Anserridae Bộ Ngỗng 1 2,04 1 0,72 1 0,48 3 Falconiformes Bộ Cắt 2 4,08 8 5,76 10 4,76 4 Galliformes Bộ gà 1 2,04 7 5,04 8 3,81 5 Gruiformes Bộ Sếu 2 4,08 2 1,44 2 0,95 6 Charadriiformes Bộ Rẽ 2 4,08 3 2,16 7 3,33 7 Columbiformes Bộ Bồ câu 1 2,04 6 4,32 10 4,76 8 Psittaciformes Bộ Vẹt 1 2,04 1 0,72 2 0,95 9 Cuculiformes Bộ Cu cu 1 2,04 8 5,76 10 4,76 10 Strigiformes Bộ Cú 3 6,12 6 4,32 9 4,29 11 Apodiformes Bộ Yến 1 2,04 2 1,44 2 0,95 12 Trogoniformes Bộ Nuốc 1 2,04 1 0,72 1 0,48 13 Coraciiformes Bộ Sả 5 10,20 10 7,19 14 6,67 14 Piciformes Bộ Gõ kiến 2 4,08 9 6,47 13 6,19 15 Passeriformes Bộ Sẻ 25 51,02 69 49,64 114 54,29 Tổng số 49 139 210

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010] * Về phân bố của các loài chim

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010]

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 Phân bố của các loài chim theo địa hình trong tỉnh Bắc Giang được chia thành 3 vùng là vùng rừng núi, vùng đồi, trung du và cùng đồng bằng. Hình 3.6

thể hiện sự phân bố của các loài chim ở các khu vực

Vùng đồng bằng: đã xác định có 51 loài chim (chiếm 24,29% tổng số loài) có phân bố ở khu vực đồng bằng, trong đó chủ yếu là các loài trong bộ Sẻ như Chèo bẻo Dicrurus macrocerus, Sẻ Passer montanus, Chim sâu Dicaeum, Rẻ quạt họng Rhipidura albicollis, giống chim chích Orthotomus, Phylloscopus, Bách thanh Lanius schach... một số loài chim nước như các loài trong họ Diệc Ardeidae, họ Choi choi Charadriidae, họ Bồ câu Columbidae và họ Cu cu Cuculidae.

Vùng trung du: Đây là khu vực tiếp giáp với vùng rừng núi, chủ yếu là trồng các loài cây ăn quả. Sự tác động của con người ở đây khá lớn nên thành phần loài chim có sự biến động. Có 92 loài (chiếm 43,81% số loài chim của tỉnh) phân bố ở khu vực trung du của tỉnh Bắc Giang, trong đó cũng chủ yếu là các loài thuộc bộ Sẻ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của nhiều loài thuộc họ Cu cu (Cuculidae) như Chèo chẹo Hierococcyx, Bắt cô trói cột Cuculus micropterus, Tìm vịt xanh Chrysococcyx maculatus, Phướn Phaenicophaeus tristis... Các loài trong họ Cú mèo Strigidae và họ Cú lợn Tytonidae.

Vùng rừng núi: Với đặc điểm của khu vực này là diện tích rừng tự nhiên có tỉ lệ che phủ khá cao, địa hình phức tạp; đặc biệt là trong đó có khu bảo tồn được bảo vệ nghiêm ngặt, ít chịu tác động của con người nên thành phần loài ở đây khá phong phú. Đây là khu vực chiếm đại đa số các loài Chim trong toàn tỉnh với 154 loài (chiếm 73,33% tổng số loài).

b. Lưỡng cư, bò sát

* Đa dạng thành phần loài: đã xác định được ở tỉnh Bắc Giang 102 loài Lưỡng cư, Bò sát thuộc 73 giống, 26 họ(Bảng PL5)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Bảng 3.8. Số lượng các nhóm Lưỡng cư, Bò sát ở Bắc Giang

TT Nhóm Họ Giống Loài SL % SL % SL % 1 Lưỡng cư 9 34,62 27 36,99 42 41,18 2 Thằn lằn 7 26,92 12 16,44 17 16,67 3 Rắn 6 23,08 27 36,99 34 33,33 4 Rùa 4 15,38 7 9,59 9 8,82 Tổng 26 73 102

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010]

Sựđa dạng ở các nhóm Lưỡng cư, Bò sát như sau:

- Đa dạng nhất là nhóm Lưỡng cư với 42 loài (chiếm 41,18% tổng số loài) thuộc 27 giống (26,99% số giống), 9 họ (34,62% số họ). Đáng chú ý là ngoài bộ Không đuôi Anura (40 loài) còn gặp cảđại diện của bộ Có đuôi Caudata (1 loài) và bộ Không chân Apoda (1 loài).

- Tiếp đến là nhóm Rắn có 34 loài (33,33%) thuộc 27 giống (36,99%), 6 họ (23,08%). Trong đó họ Rắn nước Colubridae nhiều nhất với 24 loài, họ Rắn hổ Elapidae có 4 loài, họ Rắn lục Viperidae có 3 loài. Các họ khác chỉ có 1 loài.

- Đối với Thằn lằn, đã ghi nhận được 17 loài (16,67%) thuộc 12 giống (16,44%), 7 họ. Họ có nhiều loài nhất là Thằn lằn bóng Scincidae (5 loài), họ Tắc kè Gekkonidae (4 loài) và họ Nhông Agamidae (3 loài). Đáng chú ý có một số loài hiếm gặp như Thằn lằn cá sấu Shinisaurus crocodilurus và Thạch sùng mí bốn vạch Goniurosaurius lichtenfelderi cũng được ghi nhận ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

- Nhóm Rùa có 9 loài (8,82%) thuộc 7 giống (9,59%), 4 họ (15,38%). Trong đó họ Rùa thường Emydidae có 4 loài, họ Rùa núi Testudinidae có 2 loài, các họ Rùa đầu to Platysternidae và họ Ba ba mỗi họ có 1 loài.

* Về phân bố của các nhóm Lưỡng cư, Bò sát:

Theo các khu vực đồng bằng, trung du và miền núi, số lượng các loài Lưỡng cư, Bò sát ở các vùng có sự khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Bảng 3.9. Số lượng các loài Lưỡng cư, Bò sát theo khu vực đồng bằng, trung du và miền núi ở tỉnh Bắc Giang

TT Nhóm ĐV Đồng bằng Trung du Miền núi

SL % SL % SL %

1 Lưỡng cư 14 33,33 10 23,81 28 66,67

2 Bò sát 13 21,67 25 41,67 53 88,33

Tổng 27 26,47 35 34,31 81 79,41

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010]

Khu vực đồng bằng có 27 loài (26,47% tổng số loài LCBS), gồm 14 loài Lưỡng cư và 13 loài Bò sát. Vùng trung du có 35 loài (34,31% tổng số loài), trong đó có 10 loài Lưỡng cư và 25 loài Bò sát. Khu vực miền núi đa dạng nhất với 81 loài (79,41% số loài), trong đó bò sát có 53 loài và lưỡng cư có 28 loài.

Như vậy, số lượng các loài Lưỡng cư, Bò sát ở Bắc Giang tăng dần từ khu vực đồng bằng đến trung du và miền núi. Điều này thể hiện rõ sự thích nghi của các loài Lưỡng cư, Bò sát với cảnh quan đa dạng và các điều kiện sống phù hợp ở các vùng miền núi, nhất là các loài Bò sát.

c. Cá

* Đa dạng thành phần loài

Kết quả nghiên cứu đã thống kê được 69 loài cá thuộc 20 họ, 7 bộ ở tỉnh Bắc Giang. Danh sách các loài Bảng PL6

Vềđặc trưng thành phần loài: trong các bộ cá ở tỉnh Bắc Giang, bộ cá Chép đa dạng nhất với 37 loài (chiếm 53,62% tổng số loài) thuộc 29 giống (chiếm 37% tổng số giống). Tiếp đến là bộ cá Vược và bộ cá Nheo đều có 12 loài (chiếm 17,39%) thuộc 9 giống (16,67%). Tuy nhiên, xét về họ thì bộ cá Vược đa dạng nhất với 7 họ (chiếm 35% tổng số họ cá ở Bắc Giang).

Kém đa dạng nhất thuộc về các bộ cá Thát lát, bộ cá Nhái chỉ có 1 giống, 1 loài (1,85% tổng số giống và 1,45% tổng số loài). Bộ cá Mang liền có 2 giống thuộc 2 loài (chiếm 3,7% tổng sốn giống và 2,90% tổng số loài). Bộ cá Trích có 3 giống (5,56% tổng số giống), 4 loài (5,8% tổng số loài).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Bảng 3.10. Số lượng loài trong các bộ Cá ở tỉnh Bắc Giang

TT Tên khoa học Tên phổ thông Họ Giống Loài

SL % SL % SL % I Osteolossiformes Bộ cá Thát lát 1 5,00 1 1,85 1 1,45 II Clupeiformes Bộ cá Trích 2 10,00 3 5,56 4 5,80 III Cypriniformes Bộ cá Chép 3 15,00 29 53,70 37 53,62 IV Siluriformes Bộ cá Nheo 4 20,00 9 16,67 12 17,39 V Beloniformes Bộ cá Nhái 1 5,00 1 1,85 1 1,45 VI Synbranchiformes Bộ Mang liền 2 10,00 2 3,70 2 2,90 VII Perciformes Bộ cá Vược 7 35,00 9 16,67 12 17,39

Tổng 20 54 69

[Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường 2010] * Đặc điểm phân bố các loài cá ở Bắc Giang theo các hệ sinh thái thủy vực

- Các loài cá sống trong ao, hồ, mương, ruộng

Có 15 loài (chiếm 21,74% số loài cá) gặp ở hệ thống ao, hồ, mương, ruộng lúa nước ở khu vực đồng bằng, gồm các loài cá nuôi và cá tự nhiên. Các loài thường gặp ở đây gồm: cá Chép (Cyprinus carpio), cá Diếc (Carassius auratus), cá Trắm (Ctenopharyngodon idella), cá Quả (Channa striata), lươn (Monopterus albus), Chạch bùn (Misgurnus anguillicaulatus), Cá Mè trắng (Hypophthalmichthysmolitrix), Cá Rô đồng (Anabas testudineus), cá Đòng dong (Puntiussemifasciolatus)...

- Các loài cá sống ở sông

Ở hệ thống các sông lớn thuộc khu vực đồng bằng, trung du, miền núi gặp số lượng loài nhiều nhất với 50 loài (chiếm 72,46% số loài cá). Trong đó có nhiều loài phổ biến, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: cá Mương (Hemiculter leucisculus), cá Chày mắt đỏ (Squaliobarbus curriculus), cá Chày đất (Spinibarbus hollandi), cá Ngão (Culterflavipinnis)...

- Các loài sống ở hệ thống khe suối nhỏ: các vùng miền núi có 28 loài (40,58% số loài cá). Trong đó một số loài thường gặp gồm có cá Rô mo (Coreoperca whiteheadi), cá Nhọ chảo (Sarcocheilichthys parvus), cá Cháo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 (Opsarichthys bidens), cá Phang (Onichostoma fangi), cá Chạch (Cobitis), cá Chiên suối (Bagarius rutilus), cá Lăng (Hemibagrus guttatus)...

3.3. Hiện trạng chất lượng nước, đa dạng sinh học phiêu sinh động vật tại các hồ chứa các hồ chứa

3.3.1. Hin trng cht lượng nước ti mt s khu vc đất ngp nước h cha trên địa bn tnh trên địa bn tnh

Do địa hình đồi núi, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh là những vùng đất ngập nước điển hình với số lượng và phân bố rộng khắp. Do vậy, trong phạm vi điều tra khảo sát xác định các vùng đất ngập nước dễ bị tổn thương, chất lượng nước là một tiêu chí quan trọng được sử dụng. Các hồ được chọn đánh giá chất lượng nước thuộc tại 4 huyện miền núi: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, nơi có sự tập trung của rất nhiều hồ chứa lớn nhỏ. Đáng chú ý, có 3 hồ lớn nằm trong danh sách bảo tồn: Cấm Sơn, Khuôn Thần và Suối Mỡ, 11 hồ có dung tích lớn hơn 500.000 m3, 2 địa điểm còn lại là 2 khu rừng cò (ở Lạng Giang và Hiệp Hòa), nơi di trú của các loài cò với mức độ đa dạng sinh học cao. Ở Bảng 3.11, 3.12 và 3.13 thể hiện hiện trạng chất lượng nước tại một số hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. So sánh với quy chuẩn 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt phục vụ cho mục đích tưới tiêu, nhìn chung có thể thấy chất lượng nước thể hiện qua các thông số cơ bản đều ở mức thấp, các giá trị đo đạc nằm trong quy chuẩn và ở mức tương tự với những hồ chứa tự nhiên ít bị tác động bởi con người. Chất lượng nước tại các hồ có pH trung tính, hàm lượng oxy hòa tan khá cao (gần 7 mg/L), trong khi COD rất thấp, hầu như không có những chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước. Lượng oxy bị tiêu hao thấp chỉ thị cho một môi trường nước sạch và một hệ sinh thái khỏe.

Hàm lượng dinh dưỡng đo đạc qua các ion của nito tương tự cũng thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn (NH4+: 0,17 mg/L ; NO3-: 1,5 mg/L), duy chỉ có hồ Rừng Cò ở Lạng Giang có giá trị báo động vượt ngưỡng B2, NO3-: 15,7 mg/L. Hàm lượng PO43- trung bình tại các hồ lớn hơn giới hạn của quy chuẩn ở cột B1 phục vụ cho mục đích tưới tiêu (0,36 mg/L), tuy nhiên giá trị PO43- này thay đổi khá nhiều với các hồ khác nhau (SD = 0,37 mg/L). Trong các hồ quan trắc, có một số hồ có chất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 lượng nước rất sạch, hầu như không đo được hàm lượng PO43- (quá thấp) nhưng một số có nồng độ cao hơn quy chuẩn nhiều lần (Rừng Cò (Hiệp Hòa), Rừng Cò (Lạng Giang). PO43- là một thông số kiểm soát, một “yếu tố giới hạn” cho sự phát triển của tảo và quyết định mức độ của quá trình phú dưỡng nước mặt. Hàm lượng PO43-

trong nước tự nhiên thường ở mức rất thấp nên nguồn thức ăn cho các sinh vật sản xuất như tảo luôn luôn bị giới hạn. Việc giá trị PO43-đo đạc của một số mẫu nước vượt tiêu chuẩn có thể là mức cảnh bảo cho một số hồ bắt đầu rơi vào tình trạng dư thừa thành phần dinh dưỡng này, chỉ thị cho khả năng phát triển ồạt của tảo và nguy cơ hiện tượng phú dưỡng có thể xảy ra.

Bảng 3.11. Chất lượng nước tại một số hồ chứa

Tên hồ Huyện pH DO COD TSS PO4

3- NH4+ NO3- mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l Ngạc Hai Yên Thế 7.30 6.10 8 64.0 0.28 0.35 0.26 Cầu Dễ Yên Thế 8.05 6.62 4 8.5 0.02 0.04 0.25 Đá Ong Yên Thế 8.01 7.10 12 9.0 0.18 0.11 0.29 Cầu Cháy Yên Thế 8.10 7.20 4 8.0 0.19 0.05 0.12 Suối Cây Yên Thế 7.10 6.30 8 22.5 0.31 0.11 0.33 Rừng Cò Hiệp Hòa 7.20 5.50 8 65.0 1.21 0.40 2.09 Hố Cao Lạng Giang 6.90 6.31 4 56.5 0.21 0.30 0.26 Rừng Cò Lạng Giang 7.60 5.32 8 58.5 0.54 0.00 15.71 Khe Chão Sơn Động 6.90 8.12 8 347.0 - 0.34 0.47 Khe Đặng Sơn Động 7.10 7.80 4 26.0 - 0.22 0.38 Cấm Sơn Lục Ngạn 7.20 8.34 8 0.5 - 0.21 0.49 Khuôn Thần Lục Ngạn 7.30 8.30 16 38.0 - 0.09 0.48 Làng Thum Lục Ngạn 6.90 7.23 20 243.5 - 0.11 0.46 Suối Nứa Lục Nam 7.40 6.24 12 97.0 - - 0.44 Suối Mỡ Lục Nam 7.30 6.71 36 256 1.4 0.41 0.29 Cây Đa Lục Nam 6.70 6.02 20 42.5 - - 0.31 7.3±0. 4 6.8±0.9 9.6±5.4 72.4±96.3 0.36±0.3 0.17±0.13 1.5±3.9 QCVN08/2008 BTNMT B1 5.5-9 ≥ 4 30 50 0.3 0.5 10 B2 5.5-9 ≥ 2 50 100 0.5 1 15

: Giá trị trung bình : Độ lệch chuẩn QCVN: Quy chuẩn Việt Nam; (-) Không phát hiện. [Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường 2014]

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Hàm lượng TSS trong các hồ quan trắc cũng khá cao, trung bình 72 mg/L vượt tiêu chuẩn B1 (50 mg/L). Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cũng thay đổi rất nhiều với từng hồ. Một số hồ Làng Thum và Khe Chão có hàm lượng TSS ở mức rất cao (243 mg/L và 347 mg/L), đáng nói, đây là 2 hồ có dung tích rất lớn trên địa bàn 2 huyện Lục Ngạn và Sơn Động. Chất rắn lơ lửng ảnh hưởng rất nhiều đến độđục ở trong nước. Nhất là đối với những hồ sâu, độđục lớn sẽ gây ra phân tầng mạnh ở trong hồ theo mùa. Hiện tượng phân tầng gây ra một môi trường yếm khí dưới đáy hồ, tạo điều kiện sự quay trở lại của một số chất dinh dưỡng hoặc chất độc tích tụở trong bùn, đây là một vấn đề cần quan tâm. Nguồn tích tụ của chất rắn lơ lửng chủ yếu đến từ chảy tràn do mưa, vị trí của các hồ nằm trong các thung lũng và sườn đồi, vì vậy, các hoạt động sản xuất xung quanh của người dân có thể gây ra những tác động nhất định, làm tăng khả năng rửa trôi của các chất lơ lửng xuống hồ. 0.0 0.5 1.0 0 100 200 300 TSS (mg/L) P O4 3 - (m g /L ) Huyện Hiệp Hòa Lạng Giang Lục Nam Lục Ngạn Son Ðộng Yên Thế

Hình 3.7. Thông s TSS và PO43- ti các h gia các huyn trên địa bàn tnh

Như phân tích ở trên, nồng độ trung bình của 2 thông số TSS và PO43-đã vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT. Chính vì vậy, để phân tích tìm ra những khu vực có nồng độ 2 thông số này cao quá mức cho phép. Hình 3.7 thể hiện nồng độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 2 thông số TSS và PO43- tại các hồ giữa các huyện. Như trên hình, có thể thấy 2 hồở huyện Sơn Động, Lục Ngạn, 1 hồở Lục Nam và 2 hồở huyện Hiệp Hòa và Lạng Giang là nơi bắt gặp được nồng độ cao của TSS hoặc PO43-, đặc biệt hồ Suối Mỡở Lục Nam có dấu hiệu bị ô nhiễm với nồng độ TSS và PO43- rất cao. Nồng độ của 2 thông số này trong các hồ còn lại khá thấp và tập trung với TSS từ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nước và đề xuất giải pháp bảo vệ các vùng sinh thái dễ bị tổn thương tại tỉnh bắc giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)